Lỗi do ý thức sử dụng ngôn ngữ của người học chưa tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng viết câu tiếng việt mắc lỗi của du học sinh lào ở đại học thái nguyên (Trang 84)

Có thể nói, nếu người học có ý thức sử dụng ngôn ngữ (bao gồm cả L1 và L2) không tốt thì hiện tượng mắc lỗi sẽ không thể tránh khỏi.

Thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy, có những lỗi người học mắc không phải do không nắm được ngôn ngữ đó mà là do „cẩu thả‟, „không có ý thức‟. Chẳng hạn, qui tắc chính tả trong tiếng Việt qui định phải viết hoa chữ cái đầu

không biết khi học tiếng Việt nhưng hiện tượng vi phạm qui tắc này lại gặp khá nhiều trên văn bản viết của người sử dụng tiếng Việt, trong đó có cả người Việt Nam. Nguyên nhân này là gì nếu không cho đó là do ý thức của người học chưa tốt? (Biết mà không thực hiện khiến cho lỗi trở thành cố tật).

Như đã trình bày ở chương 2, du học sinh Lào mắc lỗi chính tả khá nhiều. Có những lỗi tưởng chừng rất hiển nhiên, như cần viết hoa tên riêng, vậy mà sinh viên vẫn mắc lỗi. Trong số 100 bài kiểm tra của sinh viên Lào, có những bài mắc đến 8 lượt lỗi không viết hoa 1 từ là tên riêng.

Tóm lại, ba nguyên nhân dẫn đến lỗi của người học L2 nói chung và sinh viên Lào học tiếng Việt nói riêng trình bày ở trên tuy chưa phải là tất cả nhưng đó là những nguyên nhân cơ bản mà bất cứ người dạy tiếng nào cũng nên biết.

3.2. Về vấn đề sửa câu mắc lỗi cho ngƣời học L2

Trong dạy và học ngoại ngữ, cái đích đặt ra cho cả người dạy ngoại ngữ là làm thế nào để người học nắm và sử dụng tốt L2, vì thế, ngoài việc phải cung cấp tri thức L2 cho người học, còn phải biết phát hiện và sửa lỗi sử dụng L2 cho họ.

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước và căn cứ vào thực tế mắc lỗi viết câu TV của sinh viên Lào học tiếng Việt, căn cứ vào thực tế giảng dạy TV với tư cách là một ngoại ngữ cho sinh viên, chúng tôi bước đầu đưa ra nguyên tắc và qui trình sửa các câu mắc lỗi sau đây:

3.2.1. Nguyên tắc sửa lỗi

Tác giả Nguyễn Linh Chi [6, tr.67] đã đưa ra ba nguyên tắc khi sửa lỗi cho người học L2, đó là: “Chữa một cách hiệu quả”, “Chữa lỗi nên cẩn thận, thông cảm” và “Chọn những cách chữa lỗi phù hợp với sở thích của người học”.

Tiếp thu có chọn lọc và bổ sung nguyên tắc chữa lỗi của tác giả Nguyễn Linh Chi, luận văn này đặt ra một số nguyên tắc chữa lỗi sau đây:

- Thứ nhất: Đảm bảo tính hiệu quả. Tính hiệu quả ở đây trước hết thể hiện ở sự thay đổi của đối tượng mắc lỗi. Chẳng hạn, từ một câu mắc lỗi A, sau

khi sửa sẽ trở thành một câu đúng chứ không phải là sau khi sửa thì lại chuyển sang câu mắc lỗi B (tức là sửa được lỗi này lại bị mắc lỗi khác). Tính hiệu quả ở đây còn thể hiện ở sự thay đổi nhận thức của người học. Tức là, sau khi sửa một câu mắc lỗi nào đó, người viết sẽ không bị vi phạm kiểu lỗi này trong những hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ tương tự;

- Thứ hai: Đảm bảo sự trung thành với nội dung của câu. Sự trung thành ở đây được hiểu theo nghĩa là khi sửa một câu mắc lỗi nào đó, người sửa lỗi phải cố gắng giữ được nội dung cần diễn đạt của người viết. Tránh tình trạng sửa lỗi xong, câu được sửa lại hoàn toàn thay đổi về nội dung, không đúng với ý đồ của người viết;

- Thứ ba: Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu trong quá trình sửa lỗi. Một hiện tượng mắc lỗi có thể có nhiều cách sửa. Chọn cách sửa nào nhanh, đơn giản và dễ hiểu là công việc đặt ra cho người sửa lỗi;

- Thứ tư: Đảm bảo phù hợp với đối tượng viết câu mắc lỗi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người viết mắc lỗi không giống nhau cho nên chọn phương pháp sửa lỗi nào cũng cần phải chú ý tới việc xem nó có phù hợp hay không phù hợp với người viết câu mắc lỗi.

- Thứ năm: Đảm bảo hiệu quả diễn đạt. Sửa một câu mắc lỗi thành câu không mắc lỗi, đó là cái đích. Nhưng chọn cách sửa nào để cuối cùng câu đã sửa đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

3.2.2. Qui trình sửa lỗi

a) Bước 1: Phát hiện lỗi (nhận diện lỗi)

Có thể nói, có những lỗi thể hiện tường minh, người đọc nhìn vào câu là đã nhận ra lỗi, nhưng cũng có những lỗi người đọc phải qua một thao tác suy ý mới tìm ra được. Bởi vậy, phát hiện lỗi là công việc đầu tiên và không thể thiếu. Nếu phát hiện lỗi không đúng, khâu sửa lỗi sẽ không có tính khả thi.

Ví dụ có một câu TV mắc lỗi sau đây, người đọc không cần phải mất nhiều thời gian khi tìm lỗi:

Ví dụ (6): a. Đầm Sen là một danh lăm tháng cảnh nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.

b. Anh ta vẫn thường nói với bà can trong làng rằng nếu hai anh thợ đùng

ý dời nhà đi thì anh ta sẽ làm một bữa tiệc thật sang để chiêu đãi hai người. (Chăn Ha). Lỗi của các âm tiết in đậm trong hai ví dụ trên là lỗi viết sai kí tự của âm đầu hay âm chính:

Ở ví dụ (6a), âm chính trong âm tiết lăm là nguyên âm /a/, còn âm chính trong âm tiết tháng là nguyên âm /ă/: …danh lam thắng cảnh…

Ở ví dụ (6b), âm tiết can phải đổi âm chính /a/ thành âm chính /ɔ/ và âm chính trong âm tiết đùng phải đổi âm chính /u/ thành âm chính /o/.

Cùng là câu mắc lỗi chính tả nhưng câu trong ví dụ (7) dưới đây lại khó phát hiện hơn.

Ví dụ (7): Em gái tôi tên là Hòa. (Lỗi đặt dấu thanh)

So với câu mắc lỗi chính tả, những câu mắc lỗi dùng từ, đặc biệt là câu mắc lỗi ngữ pháp người đọc nhận diện lỗi rất khó. Khó tới mức đôi khi người viết còn không biết mình đã dùng sai. Những trường hợp này phải dùng thao tác suy luận, như câu mắc lỗi trong ví dụ (7).

Ví dụ (8): Theo bài báo cho biết công an Hà Nội đã tìm ra thủ phạm giết người.

Để chỉ ra chỗ sai trong câu ở ví dụ (8), chúng ta cần so sánh nó với những câu mà ai cũng thấy là đúng, chẳng hạn so sánh câu này với các câu (9) và (10) dưới đây:

Ví dụ (9): Quần chúng cho biết… Ví dụ (10): Hùng cho biết…

Chủ ngữ của câu (9) và (10) là những danh từ (quần chúng, Hùng). Trong khi đó, phần đầu của câu ở ví dụ (8) “theo bài báo” lại không phải là danh từ. “bài báo” mới là danh từ. Vậy “theo bài báo” không phải là chủ ngữ, cần phải bỏ từ “theo” để cụm từ đó trở thành chủ ngữ:

- (8a) Bài báo cho biết…

Câu ở ví dụ (8) là câu mắc lỗi cấu trúc do thiếu chủ ngữ hoặc là câu mắc lỗi dùng từ do dùng từ thừa.

Một ví dụ khác:

Ví dụ (11): Cha cô ấy đòi tái giá với một phụ nữ trẻ.

Để diễn đạt hành động “kết hôn một lần nữa”, trong tiếng Việt có những từ ngữ như: tái hôn, tái thú, tục huyền, tục hôn, cải giá, đi bước nữa…Trong số những từ ngữ này có những từ dùng cho cả nam lẫn nữ: tái hôn, tục hôn. Có những từ chỉ dùng riêng cho nam hoặc nữ: tái giá là từ dùng cho nữ, còn tục

huyền là từ dùng cho nam.

„Giá‟ là một từ Hán Việt có nghĩa là “trồng lúa”. Do đó, lúa cấy lại sau

khi cấy lần đầu bị hỏng được gọi là lúa cấy tái giá. Nghĩa của từ này liên quan đến sự sinh sôi nẩy nở. Nhưng giá còn có nghĩa là phụ nữ lấy chồng (xuất giá

tòng phu, tức đi lấy chồng thì phải theo chồng). Vì vậy, người phụ nữ đi lấy chồng lần đầu mà không thành, khi làm lại cuộc đời với người đàn ông khác được gọi là tái giá. Sở dĩ bên trên có thể nói tai giá (khi cấy lúa) khác với tái

giá (lấy chồng khác). Đây là hai từ đồng âm vì chữ giá khác nhau.

Một người đàn ông đi lấy vợ khác sau khi vợ chết được gọi là tục huyền.

Tục huyền là cách nói ẩn dụ. Nghĩa đen của từ Hán Việt tục huyền có nghĩa là

„nối lại dây đàn‟. Cuộc đời của người đàn ông bị gián đoạn giống như dây đàn bị đứt. Việc đi lấy vợ một lần nữa chẳng khác gì việc „nối lại dây đàn‟. Vì vậy, từ tái giá trong ví dụ (11) là từ dùng không đúng, cần phải thay bằng từ tục

huyền cho phù hợp đối tượng.

Tóm lại, phân tích để tìm ra lỗi và xác định lỗi trong sử dụng L2 là một vấn đề khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết về vốn sống, hiểu biết về L2 và cách nhìn nhận lỗi của mỗi người. Nhất là nó còn liên quan đến khả năng suy luận của người phân tích lỗi.

Nói như vậy không có nghĩa là để chúng ta né tránh hay coi nhẹ bước này trong qui trình sửa lỗi mà để thấy được cái khó của công việc này.

b) Bƣớc 2: Phân tích lỗi

Sau bước Phát hiện lỗi là bước Phân tích lỗi. Mục đích chính của việc phân tích lỗi là để xác định kiểu lỗi, tìm nguyên nhân mắc lỗiđánh giá tính

chất, mức độ của lỗi…để từ đó tìm cách sửa cho phù hợp.

- Phân tích lỗi để xác định kiểu lỗi: Như đã nói, cùng một hiện tượng

mắc lỗi có thể xếp nó vào những kiểu khác nhau, tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận lỗi của từng người. Chẳng hạn như câu mắc lỗi trong ví dụ (8). Nếu từ góc độ cấu trúc câu, có người cho đó là câu mắc lỗi cấu trúc do thiếu chủ ngữ. Nhưng từ góc độ dùng từ thì lại có người xếp nó vào kiểu câu mắc lỗi dùng từ (dùng thừa từ „theo‟). Hai cách nhìn nhận khác nhau về lỗi này sẽ cho ta hai hướng sửa khác nhau. (Xin sẽ trở lại vấn đề này ở mục c: Chọn cách sửa lỗi).

Như đã miêu tả ở chương 2, câu mắc lỗi có rất nhiều kiểu và mỗi kiểu lại bao gồm những loại khác nhau. Phân tích lỗi để xác định từng loại lỗi để chọn cách sửa lỗi cho phù hợp.

- Phân tích lỗi để tìm nguyên nhân mắc lỗi: Có nhiều loại câu sai. Mỗi loại câu sai có những nguyên nhân đặc thù. Do đó, chúng ta cần phân tích lỗi để tìm ra nguyên nhân mắc lỗi.

Trong quá trình phân tích câu mắc lỗi để chỉ ra nguyên nhân dẫn đến lỗi cần lưu ý là câu mắc lỗi rất đa dạng như đã thấy ở chương 2.

Dưới đây chúng tôi thử đưa ra một số kiểu câu mắc lỗi và cách phân tích lỗi, trên cơ sở đó tìm ra cách sửa lỗi cho phù hợp:

(1) Lỗi chính tả

- Lỗi chính tả về phụ âm đầu

TT Câu sai Câu đúng

1 Ở một làng kia có một anh tanh

niên. (Lỗi viết sai âm đầu).

Ở một làng kia có một anh thanh niên. 2

Ngày xưa, ở nông thôn miền Bắc của nước lào, dân tộc thái ở nhà sàn. (Lỗi viết hoa).

Ngày xưa, ở nông thôn miền Bắc của nước Lào, dân tộc Thái ở nhà sàn. 3 Nếuchúng em làm điều gì kông Nếuchúng em … không đúng, xincô

em! (Viết sai kí tự âm vị).

4 Chúng tôi dều nhất trí với phương án này. (Viết sai kí tự âm vị).

Chúng tôi đều nhất trí với...

Sinh viên Lào hay bị nhầm lẫn một số phụ âm giữa tiếng Việt và tiếng Lào như trong các câu 1,3,4. Chỗ viết nghiêng của câu 3,4 viết đúng chính tả sẽ là không đúng, đều. Xét về mặt phát âm, phụ âm /k/, /d/ trong tiếng Lào và phụ âm /kh/, /đ/ trong tiếng Việt gần giống nhau, nên lỗi chính tả này là do chịu ảnh hưởng phát âm tiếng Lào.

Đặc biệt là tiếng Lào không có chữ cái nào tương đương với 'r' nên các từ của Việt Nam có chữ cái 'r' đứng đầu khi phiên âm qua tiếng Lào sẽ bị đổi sang 's' hoặc 'l' hoặc 'gi' (chữ ລ) nhưng rất ít khi được dùng vì chữ cái Lào tương đương với âm 'gi' (tức là ຍ) thường vẫn hay bị đọc thành 'nh'.

- Lỗi chính tả về phần vần

TT Câu sai Câu đúng

1 Lễ bược chỉ cổ tay là phong tục trong đám cưới của người Lào.

Lễ bược chỉ cổ tay là phong tục trong đám cưới của người Lào.

2 Cô giáo em không những xin đẹp mà còng giỏi tiếng Việt.

Cô giáo em không những xinh đẹp mà còn giỏi tiếng Việt.

3 Sao đó em đi ăn cơm. Sau đó em đi ăn cơm.

Lỗi chính tả ba câu trên: bược – buộc, xin - xinh, còng - còn, sao – sau

đều sai về phần vần. Thử so sánh phần vần giữa tiếng Việt và tiếng Lào, ta sẽ thấy phần vần tiếng Việt phức tạp hơn phần vần của tiếng Lào, phần vần tiếng Lào gọi là vận mẫu, chủ yếu do nguyên âm tạo thành, cũng có thể do nguyên âm kết hợp với phụ âm mũi tạo thành. Theo đó thể phân thành 3 loại: Vận mẫu nguyên âm đơn, vận mẫu nguyên âm kép và vận mẫu mang âm mũi. Còn phần vần của tiếng Việt được chia thành 3 phần là: âm đệm, âm chính và âm cuối. Mỗi thành tố này trong âm tiết đều có chức năng của mình.

Người Lào học tiếng Việt thường cảm thấy trong tiếng Việt có nhiều vần gần giống nhau và khó phân biệt, chẳng hạn như: an–ăn–ân–ăng, ênh–anh, in– inh, on–ôn–ông–ong, un–uon, ao–au, ach–êch, at–ăt–ac–ăc…cho nên khi thực hành văn bản, đặc biệt là trong bài tập nghe và viết, sinh viên Lào hay bị mắc những lỗi chính tả như trên đã nêu.

- Lỗi chính tả về thanh điệu

TT Câu sai Câu đúng

1 Đây là Thúy, bạn tối. (Lỗi đặt sai vị trí thanh điệu).

Đây là Thuý, bạn tôi.

2

Trong nhà có nhiều đồ dụng như: bàn ghê, nước dụng,

(Viết sai thanh điệu).

Trong nhà có nhiều đồ dùng như: bàn ghế, nước dùng,

3 …phải làm như thê. (Viết sai thanh điệu).

…phải làm như thế.

4 Em xin từ giới thiều. (Viết sai thanh điệu)

Em xin tự giới thiệu

5 Tôi rất thích nói chuyển với cô. (Viết sai thanh điệu).

Em rất thích nói chuyện với cô.

D Em dựng bút tại đây. Em dừng bút tại đây.

Cả tiếng Việt lẫn tiếng Lào đều có thanh điệu, cho nên khi học thanh điệu tiếng Việt, người Lào thấy dễ hơn người phương Tây. So sánh hệ thống thanh điệu của TV và thanh điệu tiếng Lào để tìm ra nguyên nhân mắc lỗi của người học.

Tiếng Lào cũng giống như tiếng Thái có 5 thanh điệu tương đương 5 thanh điệu của tiếng Việt, tuy nhiên có một thanh điệu được gọi là luyến lên – luyến xuống, lại được biến đổi tùy từng trường hợp sử dụng phù hợp với ngữ cảnh và sắc thái biểu cảm để có lúc thì phát âm như thanh sắc nhưng cũng có khi lại được phát âm như thanh nặng của tiếng Việt, tạo ra một đặc trưng trong phát âm của tiếng Lào và cũng là tạo nên sự khác biệt rất rõ giữa tiếng Lào và tiếng Việt.

Ngữ điệu tiếng Lào được qui định bởi năm thanh điệu mà người Lào gọi là

mai ệc, mái tri, mái thô, mái chặt - ta – wa… như dưới đây:

- Thanh cao (thanh sắc) được tạo bởi 'mái tri' và được viết là „໊໊‟ như trong từ ກ໊ າ và được phát âm là 'cá'.

- Thanh thấp (thanh huyền) được tạo bởi mái ệc và được viết là „ ่ ‟tức là một dấu nháy như thanh sắc ở phía trên, ví dụ trong từ ກ່າđược phát âm là „cà‟.

- Thanh bằng (thanh không hay thanh bằng) nghĩa là không có dấu gì ở trên hoặc dưới như từ ກາ được phát âm là „ca‟.

- Thanh luyến lên (thanh hỏi) được tạo bởi mái chặt -ta- wa và được viết là ‘ ่ ’tức là có một dấu cộng ở trên đầu như từ ກ໋ າ và được phát âm là „cả‟.

- Thanh luyến xuống (gần giống thanh nặng của tiếng Việt) được gọi là mái thô và được viết gần như thanh ngã của tiếng Việt „่ ‟ nhưng nó phát âm gần giống thanh nặng trong tiếng Việt, như từ ກ້າ và được phát âm gần như „cạ‟.

Riêng thanh luyến xuống là một thanh đặc biệt mà trong tiếng Việt không có. Thực tế tiếng Lào không có thanh nặng như tiếng Việt mà chỉ phát âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng viết câu tiếng việt mắc lỗi của du học sinh lào ở đại học thái nguyên (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)