0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Kết quả một số cái tiến trong một số bƣớc nhân giống in vitro

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ VÀ KHÍ CANH ĐỂ NHÂN NHANH GIỐNG SẮN KM94 (MANIHOT ESCULANTA CRANTZ) (Trang 37 -42 )

Xác định vật liệu khởi đầu cho qua trình nhân nhanh in vitro giống sắn

KM94:

Để xác định vật liệu khởi đầu cho quá trình nhân nhanh giống sắn KM 94, chúng tôi sử dụng các mẫu vật liệu khác nhau bao gồm: chồi đỉnh và chồi nách. Đánh giá vật liệu cho quá trình nhân thông qua chỉ tiêu số mắt chồi phát sinh và tỉ lệ tạo rễ của giống KM 94. Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.1 và bảng 3.2

Bảng 3.1 So sánh mắt phát sinh giữa chồi đỉnh và chồi nách đƣợc nuôi cấy trong bình và theo dõi ghi tại các thời điểm 21-28 ngày

Vật liệu

Sau 21 ngày Sau 28 ngày

Trung bình SD Trung bình SD

Chồi đỉnh 3,0 0,05 4,2 0,12 Chồi nách 3,1 0,05 4,1 0,09 Kết quả thu được trên bảng cho thấy trung bình sau 7 ngày sẽ phát sinh một mắt chồi đối với giống KM 94. Sau 28 ngày sẽ có 4 mắt chồi được hình thành. Số mắt chồi trung bình được hình thành từ vật liệu ban đầu là chồi đỉnh và chồi nách không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy, tốc độ sinh trưởng ở chồi đỉnh và chồi nách là như nhau.

Bên cạnh đánh giá tốc độ sinh trưởng của cây qua số lượng mắt chồi hình thành, chúng tôi xác định số rễ tạo thành khi nuôi cấy hai bộ phận khác nhau trong cùng một thời gian. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.2.

Bảng 3.2 So sánh hệ số tạo rễ giữa chồi đỉnh và chồi nách trong môi trƣờng 17N sau 7 ngày và 10 ngày

Vật liệu

Sau 7 ngày Sau 10 ngày

%Số cây ra rễ Số rễ tạo ra %Số cây ra rễ Số rễ tạo ra TB SD TB SD TB SD TB SD Chồi

đỉnh 68 5 2,5 0,0.5 100 0 3,8 0,12 Chồi

nách 70 5 2.6 0,11 100 0 3,7 0,09 Kết quả so sánh số rễ tạo giữa phần chồi đỉnh và chồi nách cho thấy:

Tỉ lệ số cây ra rễ ở giống KM 94 sau 4 ngày chỉ đạt 5% (phần chồi đỉnh) và 6% (phần chồi nách) với số rễ trung bình từ 1,5-1,7 rễ. Sau 7 ngày tỉ lệ số cây ra rễ tăng lên từ 68% -70%, số rễ trung bình đạt được ở giống KM 94 là 2,5-2,6 rễ. Sau 10 ngày, 100% số cây ra rễ khi nuôi cấy từ vật liệu ban đầu là chồi đỉnh và chồi nách. Như vậy, tỉ lệ tạo rễ giữa chồi đỉnh và chồi nách không có sự khác biệt.

Hình 3.1 Cây KM 94 hoàn chỉnh được phát sinh từ chồi đỉnh và chồi nách

A. Bình nuôi cây chứa cả chổi đỉnh và chồi nách.

B. Ảnh chụp so sánh 2 cây phát sinh từ chồi đỉnh và chồi nách. C. Cây phát sinh từ chồi đỉnh.

D. Cây phát sinh từ chồi nách.

Xác định điều kiện chiếu sáng cho quá trình nhân nhanh in vitro giống

sắn KM94:

Hệ thống phòng nuôi cấy được trang bị các dàn đèn chiếu sáng. Do hạn chế về diện tích sử dụng nên mẫu cấy sẽ đặt ở các dàn chiếu sáng với các cường độ chiếu sáng khác nhau. Để xác định ảnh hưởng của cường độ sáng khác nhau lên tốc độ sinh trưởng của cây, chúng tôi thử nuôi cấy giống KM 94 tại 2 điều kiện chiếu sáng khác nhau là 11000 Lux và 2200 Lux. Kết quả thu được tại bảng 3.3.

Bảng 3.3 So sánh sự phát sinh mắt chồi giữa hai cƣờng độ sáng khác nhau

Độ sáng

Cắt chuyển lần 1 (30 ngày sau cấy

chuyển) Cắt chuyển lần 2 (30 ngày sau cắt chuyển lần 1) Cắt chuyển lần 3 (30 ngày sau cắt chuyển lần 2)

Trung bình SD Trung bình SD Trung bình SD 11000 Lux 4,2 0,12 4,1 0,12 4,0 0,09

2200 Lux 4,1 0,09 3,9 0,09 4,3 0,09

Với cả hai cường độ chiếu sáng khác nhau thì số mắt chồi phát sinh ở cây sắn không có sự khác biệt nhưng khi quan sát bằng mắt thường sự khác biệt xảy ra ở khoảng cách giữa các mắt ở cây. Với những cây cường độ chiếu sáng thấp chiều dài lóng dài hơn so với những cây được chiếu sáng ở cường độ cao. Khoảng cách giữa các mắt lớn giúp cho việc cắt chuyển các mẫu cấy dễ dàng và đơn giản hơn. Nhưng đồng thời việc này làm cho cây sẽ cao rất nhanh trong bình hoặc túi nuôi cấy, cho nên các mẫu cây cấy chuyển cần theo dõi cắt chuyển đúng thời gian đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất cho cây.

So sánh hệ số nhân nhanh trong túi nilon và bình thủy tinh của giống KM94

Để giảm thiểu chi phí cho nhân in vitro đang tương đối đắt đỏ, chúng tôi đã nghiên cứu hai dụng cụ chứa môi trường khác nhau là bình tam giác và túi nilon. Bình tam giác là dụng cụ được sử dụng thường xuyên trong các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô với ưu điểm: có thể tái sử dụng nhiều lần, chịu được điều kiện áp suất và nhiệt độ cao khi khử trùng, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, nhược

điểm mất nhiều thời gian và công lao động trong việc chuẩn bị dụng cụ trước khi cấy mẫu cũng như tiêu hao nhiều điện năng khi hấp khử trùng do phải hấp nhiều lần để đảm bảo đủ số bình cho nuôi cấy. Do đó, túi nilon sẽ khắc phục được nhược điểm này. Tuy nhiên, do e ngại lớn nhất đó là túi nilon có đảm bảo được sự sinh trưởng tốt nhất cho cây như bình tam giác, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng này thông qua đánh giá sự phát sinh số mắt chồi khi nuôi cấy giống KM 94 trên hai điều kiện túi nilon và bình tam giác. Kết quả thu được tại bảng 3.4.

Bảng 3.4 So sánh sự phát sinh ở hai điều kiện nuôi cấy khác nhau

Dụng cụ Thí nghiệm lần 1 Thí nghiệm lần 2 Thí nghiệm lần 3 Trung bình SD Trung bình SD Trung bình SD Bình thủy

tinh 3,9 0,12 3,8 0,1 4,2 0,11 Túi nilon 4,0 0,11 4,1 0,12 3,9 0,1

Kết quả trên bảng 3.4 cho thấy trong hai điều kiện nuôi cấy khác nhau là bình thủy tinh và túi nilon, không có sự khác biệt về số mắt chồi phát sinh. Như vậy, chúng tôi sử dụng túi nilon cho quá trình nhân in vitro đối với giống KM 94.

Hình 3.2 Cây non được cấy trong túi nilon và bình thủy tinh cùng môi trường MS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ VÀ KHÍ CANH ĐỂ NHÂN NHANH GIỐNG SẮN KM94 (MANIHOT ESCULANTA CRANTZ) (Trang 37 -42 )

×