Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng không thể tách rời của nền kinh tế, nhận nhiệm vụ mở đƣờng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nƣớc, hƣớng tới mục tiêu chung đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp hóa vào năm 2020. Trong xã hội phát triển ngày nay, ngành xây dựng có liên quan tất cả các ngành còn lại bởi vì bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào muốn hoạt động đƣợc đều phải có trụ sở, kho tàng, hạ tầng, giao thông đi lại. Bên cạnh đó, xây dựng là một yếu tố không thể thiếu và ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt của từng cá nhân trong xã hội, những công trình dân dụng cũng nhƣ giao thông, đền đài, khu vui chơi không những phục vụ nhu cầu ở, đi lại của ngƣời dân mà còn tạo nên bộ mặt phản ánh nền văn hóa, sự phát triển của một khu vực, một quốc gia. Ngoài ra, các hoạt động của ngành xây dựng bao gồm khai thác, sản xuất vật liệu, xây lắp, thiết kế công trình, bất động sản v.v… đều đòi hỏi lƣợng vốn và nhân lực rất lớn nên vai trò của ngành xây dựng trong quá trình phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng. Chính vì những lý do đó, nếu nhƣ song song với việc đẩy nhanh phát triển ngành xây dựng, việc chúng ta thực hiện tốt trách nhiệm với xã hội trong ngành xây dựng không những sẽ đóng góp nhiều hơn cho kinh tế đất nƣớc, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân mà xây dựng sẽ cùng với các ngành khác giải quyết tốt hơn các vấn đề còn tồn tại trong xã hội. Một số đặc điểm liên quan đến CSR trong lĩnh vực xây dựng nhƣ sau:
1.4.1. Ngành xây dựng có tác động rất lớn đến môi trường
Quá trình hoạt động của các dự án xây dựng luôn tạo ra những ảnh hƣởng đối với môi trƣờng tự nhiên (đất, không khí, nƣớc, thảm động thực vật). Ngành xây dựng là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng trong một thời gian rất dài và cho đến nay vẫn chƣa có các biện pháp khắc phục triệt để, quyết liệt. Cùng với quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá luôn đi kèm là các
hoạt động xây dựng, hệ quả của quá trình xây dựng thậm chí còn dẫn đến sự suy giảm hệ sinh thái, sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật do bị mất môi trƣờng sinh sống. Đây là những vấn đề nhức nhối luôn song hành cùng lịch sử phát triển của ngành xây dựng cho đến nay vẫn chƣa có phƣơng án khắc phục triệt để.
Bên cạnh việc xả khí thải vào môi trƣờng của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, bụi từ các công trƣờng xây dựng, các mỏ khai thác nguyên vật liệu phục vụ trong ngành làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng cũng nhƣ cuộc sống của cộng đồng dân cƣ lân cận.
Từ bản chất hoạt động của lĩnh vực xây dựng, CSR đối với môi trƣờng, cộng đồng dân cƣ sẽ là yếu tố quan trọng cần đƣợc các doanh nghiệp quan tâm.
1.4.2. Ngành xây dựng sử dụng số lượng lớn lao động ở các cấp bậc trình độ khác nhau
Ngành xây dựng có lực lƣợng nhân công vô cùng lớn theo thống kê của Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội năm 2015 có hơn 4 triệu ngƣời tham gia trong ngành xây dựng, nhƣng cũng tỷ lệ thuận với đó là các doanh nghiệp trong ngành không thực hiện tốt các chính sách đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.
Cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, công nhân xây dựng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lực lƣợng lao động. Trong khi các bộ phận còn lại đƣợc đánh giá là có thu nhập tƣơng đối tốt thì công nhân xây dựng luôn phải làm việc trong môi trƣờng làm việc độc hại, nặng nhọc và có thu nhập không tƣơng xứng với sức lực bỏ ra. Công tác thi công trong ngành xây dựng phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn, có những giai đoạn công tác thi công đình trệ do chủ đầu tƣ thiếu vốn nhƣng cũng có giai đoạn dự án cần đẩy nhanh tiến độ đòi hỏi các nhà thầu tăng ca, tăng giờ làm. Vì vậy, công nhân xây dựng thƣờng không có một chế độ làm việc ổn định và phải chấp nhận việc làm thêm, tăng ca, tăng giờ làm trong khi các chế độ đãi ngộ không đƣợc đảm bảo, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn xả ra tình trạng chậm thanh toán lƣơng kéo dài.
1.4.3. Ngành xây dựng hoạt động có tính chất mùa vụ và phụ thuộc vào môi trường tự nhiên
Quá trình thi công từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình và bàn giao, đƣa vào sử dụng thƣờng kéo dài. Thời gian hoàn thành phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình cụ thể. Quá trình thi công đƣợc chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau. Các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn của các yếu tố môi trƣờng tự nhiên nhƣ mƣa, nắng, lũ lụt… đòi hỏi các doanh nghiệp bố trí công việc để giảm thiểu sự ảnh hƣởng của nó.
Đặc điểm này dẫn đến các vấn đề CSR trong lĩnh vực xây dựng nhƣ CSR đối với ngƣời lao động, trách nhiệm của doanh nghiệp phát sinh khi công nhân phải làm thêm giờ hay thay đổi giờ làm việc để hoàn thảnh tiến độ.
1.4.4. Ngành xây dựng là ngành thâm dụng vốn
Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành xây dựng thƣờng thi công khối lƣợng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công dài, kỳ tính giá sản phẩm không phải là hàng tháng nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác, mà đƣợc xác định tùy theo đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phƣơng thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng. Vì thời gian sản xuất dài, và thƣờng khách hàng chỉ tạm ứng một phần số tiền của công trình thi công nên các doanh nghiệp xây dựng cần vốn dài hạn với khối lƣợng lớn. Điều này mang lại nhiều rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Việc vay dài hạn khiến chi phí sử dụng vốn lớn hơn. Hơn nữa, việc chỉ đƣợc thanh toán sau khi công trình hoàn thành cũng làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn sản xuất sản phẩm. Thêm vào đó, thời gian thi công dài cũng có tác động đến rủi ro mất vốn của doanh nghiệp do phải chịu ảnh hƣởng của hao mòn TSCĐ hữu hình và vô hình, trƣợt giá .
Từ đặc điểm này, một khía cạnh CSR mà doanh nghiệp xây dựng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai phạm là trách nhiệm pháp lý liên quan đến thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nƣớc hay trách nhiệm đối với khách hàng.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Với mục tiêu đánh giá mức độ thực hiện CSR tại Agrimeco, tác giả thiết kế bảng khảo sát dành cho cán bộ nhân viên Agrimeco bao gồm cả cán bộ quản lý và nhân viên.
Mẫu phiếu khảo sát đƣợc thiết kế bao gồm 2 phần. Phần 1 có 4 câu hỏi nhằm thu thập thông tin cá nhân về ngƣời lao động trong TCT nhƣ giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí trong công ty.
Phần 2 gồm các câu hỏi hƣớng đến các hoạt động CSR theo các khía cạnh chính bao gồm (1) CSR đối với môi trƣờng, (2) CSR đối với nhà nƣớc, (3) CSR đối với ngƣời lao động, (4) CSR đối với khách hàng, (5) CSR đối với cộng đồng. Các tiêu chí đánh giá hoạt động CSR tại TCT đƣợc tham khảo và điều chỉnh từ bộ chỉ số CSI và tiêu chuẩn ISO 26000.
Trƣớc hết, theo các quan điểm về CSR nhƣ đã trình bày trong Chƣơng 1, một trong những trách nhiệm quan trọng của doanh nghiệp là phải bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái. Do vậy, các tiêu chí đánh giá CSR của Agrimeco đối với môi trƣờng bao gồm 5 tiêu chí cụ thể từ MT1 đến MT5 nhƣ trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các tiêu chí đánh giá thực hiện CSR đối với môi trƣờng
STT Mã Các vấn đề
1 MT1 DN ƣu tiên sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trƣờng trong quá trình xây lắp
2 MT2 DN giảm thiểu việc tác động đến sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái trong quá trình triển khai thi công xây lắp
3 MT3 DN giảm thiểu việc gây ra ô nhiễm môi trƣờng đất, không khí, nƣớc v.v… 4 MT4 DN cố gắng giảm mức tiêu thụ năng lƣợng trong quá trình thi công xây lắp
5 MT5 DN khuyến khích nhân viên tham gia các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng: giờ trái đất, ngày môi trƣờng thế giới….
CSR đối với Nhà nƣớc là một thành phần quan trọng trong tổng thể các hoạt động CSR của doanh nghiệp xây dựng. Căn cứ vào đặc thù của ngành và tham khảo 2 bộ tiêu chuẩn CSI và ISO 26000, các tiêu chí đánh giá thực hiện CSR đối với nhà nƣớc đƣợc liệt kê trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Các tiêu chí đánh giá thực hiện CSR đối với nhà nƣớc STT Mã Các vấn đề
1 NN1 DN thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí
2 NN2 DN tuân thủ chặt chẽ các quy định về tiêu chuẩn, định mức trong thi công xây lắp
3 NN3 DN đảm bảo thực hiện các dự án xây dựng theo quy hoạch của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng
4 NN4 DN tuân thủ các quy định về cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ CSI và ISO26000)
Khi xét đến CSR đối với ngƣời lao động đang làm việc tại TCT, các tiêu chí đánh giá đƣợc tổng hợp từ bộ tiêu chí CSI và ISO 26000, theo 12 tiêu chí lần lƣợt đƣợc mã hóa từ NV1 đến NV12. Chi tiết trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Các tiêu chí đánh giá thực hiện CSR đối với ngƣời lao động
STT Mã Các vấn đề
1 NV1 DN tổ chức đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc trƣớc khi bố trí cho công nhân làm việc
2 NV2 DN tổ chức huấn luyện an toàn lao động trƣớc khi làm việc 3 NV3 DN xây dựng quy trình làm việc an toàn cho từng loại công việc 4 NV4 DN tổ chức lao động hợp lý, có phƣơng tiện bảo vệ cá nhân
5 NV5 DN thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thiết bị, máy móc trong quá trình sử dụng vận hành
6 NV6 DN khuyến khích nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp (ví dụ: thông qua các quá trình đánh giá, kế hoạch đào tạo…) 7 NV7 DN có chính sách giảm thiểu sự phân biệt đối xử với và giữa những
STT Mã Các vấn đề
ngƣời lao động tại nơi làm việc
8 NV8 DN thƣờng xuyên tạo điều kiện cho nhân viên tham gia bàn thảo các vấn đề quan trọng của DN
9 NV9 DN có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của ngƣời lao động tại nơi làm việc
10 NV10 DN có chính sách làm việc ngoài giờ và thu nhập liên quan đến làm việc ngoài giờ
11 NV11 DN tạo điều kiện cho ngƣời lao động cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng tƣ
12 NV12 DN trang bị đầy đủ công cụ làm việc cho nhân viên để giảm tải công việc và tăng năng suất làm việc
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ CSI và ISO26000)
Bên cạnh đó, mức độ thực hiện CSR còn đƣợc đánh giá thông qua những hoạt động thể hiện trách nhiệm với khách hàng. Do đó, có 5 hoạt động đƣợc mã hóa từ KH1 đến KH5 nhƣ trình bày trong bảng 2.4 dƣới đây.
Bảng 2.4: Các tiêu chí đánh giá thực hiện CSR đối với khách hàng
STT Mã Các vấn đề
1 KH1 DN có chính sách đảm bảo sự trung thực và công bằng trong các hợp đồng với đối tác, khách hàng
2 KH2 DN có chính sách cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về các sản phẩm trong từng dự án xây dựng
3 KH3 DN đảm bảo quá trình bảo hành các vấn đề kỹ thuật cho khách hàng đối với sản phẩm xây lắp
4 KH4 DN có quy trình khiếu nại, giải quyết tranh chấp với khách hàng, nhà cung ứng và các bên có liên quan khác
5 KH5
Khi bàn giao các công trình xây lắp cho chủ đầu tƣ, DN hƣớng dẫn họ cách sử dụng, vận hành sản phẩm, nhắc nhở, cảnh báo cho khách hàng biết những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng để khách hàng tránh
Ngoài ra, trách nhiệm của doanh nghiệp còn có thể đƣợc đánh giá thông qua các hoạt động hƣớng đến cộng đồng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng một số tiêu chí đánh giá CSR với cộng đồng đƣợc mã hóa là CD1 đến CD4 nhƣ trình bày trong bảng 2.5.
Bảng 2.5: Các tiêu chí đánh giá thực hiện CSR đối với cộng đồng
STT Mã Các vấn đề
1 CD1 DN có thiết lập mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa phƣơng để cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động
2 CD2 DN có khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động cộng đồng
3 CD3
DN có tạo phúc lợi cho cộng đồng thông qua việc thƣờng xuyên tài trợ cho các hoạt động và dự án của cộng đồng (về y tế, giáo dục, giao thông công cộng…)
4 CD4 DN có tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao kỹ năng cho ngƣời lao động
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ CSI và ISO26000)
Với tổng cộng 30 tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện CSR của TCT AGRIMECO theo 5 chủ đề đã nêu trên, đối tƣợng khảo sát đƣa ra câu trả lời theo thang đo Likert 5 bậc cụ thể là:
1 = Chƣa nhận thức đƣợc
2 = Đã nhận thức nhƣng chƣa thực hiện 3 = Đã lên kế hoạch để thực hiện
4 = Đã thực hiện một phần 5 = Đã thực hiện đầy đủ
2.2. Quy trình nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện theo quy trình với 3 bƣớc cụ thể nhƣ mô tả trong hình 2.1 dƣới đây.
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu luận văn
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Trong bƣớc 1 của quy trình nghiên cứu, tác giả xác định câu hỏi nghiên cứu trên cơ sở tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan về chủ đề CSR và dựa trên quan sát thực tiễn hoạt động tại Agrimeco. Từ đó, tác giả thiết lập phƣơng án khảo sát lấy dữ liệu sơ cấp nhằm đánh giá mức độ thực hiện CSR tại Agrimeco.
Từ các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã có, trong bƣớc 2 của quy trình nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện CSR theo các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn CSI và ISO 26000.
Cuối cùng, trong bƣớc 3, tác giả đƣa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy việc thực hiện CSR tại Agrimeco trong tƣơng lai.
Thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội tại TCT cơ điện xây dựng - CTCP (AGRIMECO)
Nghiên cứu cơ sở lý luận về CSR
Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về hoạt động CSR của AGRIMECO
Phân tích dữ liệu
Đánh giá thực tiễn thực hiện CSR tại AGRIMECO
Đề xuất giải pháp và các điều kiện thực hiện CSR của AGRIMECO Bƣớc 1
Bƣớc 2
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính, phân tích và tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong quá trình nghiên cứu giáo trình, các tạp chí chuyên ngành, tài liệu tham khảo liên quan tới thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu; nghiên cứu các tài liệu thống kê, báo cáo đã đƣợc công bố của Agrimeco để xem xét quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội của Tổng công ty trong thời gian qua.
- Các dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua phiếu khảo sát đã đƣợc thiết kế ở trên nhằm thu thập thông tin đánh giá về trách nhiệm xã hội mà Agrimeco đã thực hiện. Do tổng số cán bộ nhân viên của Agrimeco (bao gồm công ty mẹ và 5 công ty con) tại thời điểm khảo sát là 1,000 ngƣời bao gồm cả cán bộ bộ phận hành chính