6. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Thái Nguyên
- UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Cục Thuế nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho huyện về ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản, tạo điều kiện cho huyện tăng nguồn thu, chủ đô ̣ng trong chi ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyê ̣n phát triển. Cụ thể:
+ Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để huyện có cơ cấu nguồn thu ổn định, bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển. Tính toán tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo cho khối xã, thi ̣ trấn tăng được khả năng tự cân đối được ngân sách, hạn chế trợ cấp cân đối bổ sung; tính toán phân cấp nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tư cấp huyện và cấp xã do HĐND tỉnh ban hành.
+ Trong phân cấp về đầu tư cần chú ý đến việc phân cấp về thẩm quyền trong đầu tư.
- UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, thị trấn, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo đô ̣ng lực thực hiện khoán chi hành chính.
- Cần điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành không còn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cần thực hiện nhất quán chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB trên địa bàn.
- Ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý thu chi ngân sách nhất là ngành Thuế và Kho bạc.
KẾT LUẬN
Ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng là một trong những công cụ của chính sách tài chính nhà nước và địa phương để quản lý kinh tế vĩ mô, đáp ứng mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tăng cường quản lý ngân sách nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng. Luâ ̣n văn đã khái quát những vấn đề cơ bản cơ sở lý luận và thực tiễn về thu, chi ngân sách nhà nước và quản lý thu, chi ngân sách nhà nước làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu, chi ngân sách cấp huyê ̣n.
Trong những năm vừa qua công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Võ Nhai tuy đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, song vẫn còn nhiều bất cập, thu không đủ chi, nguồn thu hạn chế, tình trạng nợ đọng, thất thu thuế vẫn còn xẩy ra… Các khoản chi ngân sách còn chưa hiệu quả, chưa phát huy được vai trò điều tiết, công cụ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Do đó tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của huyê ̣n Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Phù hợp với Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu, chi ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực và có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH cho địa phương. Công tác này luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Huyện ủy và UBND huyê ̣n cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng.
Thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn huyện có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý chi ngân sách để giúp cho huyện Võ Nhai thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu, chi ngân sách ở trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên điạ bàn huyê ̣n. Để thực hiện các biện pháp tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Các Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng, các tổ chức chính tri ̣ - xã hội từ huyê ̣n cho đến xã, thị trấn cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì cơ quan Tài chính.
Hy vọng rằng các giải pháp và kiến nghị đề xuất trong luận văn này sẽ là những tham khảo hữu ích cho việc quản lý ngân sách Nhà nước của huyện Võ Nhai nói riêng và công tác quản lý ngân sách Nhà nước của các địa phương nói chung, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách Nhà nước trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Mặt dù đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các nhà giáo, các nhà khoa học,... chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này được hoàn thiện, có giá trị áp dụng vào công tác quản lý thu, chi ngân sách ở địa phương./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2009), Chiến lược cải cách hệ thống thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2009) Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về tài chính,
Hà Nội.
4. Chi cục Thống kê huyện Võ Nhai (2013), Niên giám thống kê năm 2013-2014-2015. 5. Chi cục Thuế huyê ̣n Võ Nhai, Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế
năm 2013-2014-2015.
6. Nguyễn Việt Cường (2008), Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. 7. Phạm Đình Cường (2009), “Phân cấp trong lĩnh vực tài chính - ngân sách ở Việt
Nam”, Tài chính.
8. Trịnh Tiến Dũng (2002), “Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở nước ta hiện nay”, Tài chính.
9. Nguyễn Sinh Hùng (2010), “Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong tiến trình cải cách tài chính công”, Tạp chí Cộng sản.
10.Dương Thị Bình Minh (2010), “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Nxb Tài chính, Hà Nội.
11.Tào Hữu Phùng (2010), “Ngân sách nhà nước với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản.
12.Đẵng Hữu Pháp (2002), “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân sách theo luật Ngân sách nhà nước”, Quản lý nhà nước.
13.Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội 14.Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trính về quản lý ngân sách, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15.Nguyễn Đình Tùng (2010), “Phân định chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính nhà nước giữa trung ương và địa phương”, Nghiên cứu tài chính.
17.Trần Đình Tuấn (2009), “Tăng cường các biện pháp quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh TN”, Kinh tế & Phát triển, số Đặc san, tháng 3/2009.
18.Trần Đình Tuấn, Nguyễn Thị Thu Hương, Phùng Trí Dũng (2011), “Một số vấn đề về hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước ở thành phố Thái Nguyên”, Khoa học và Công nghệ, ĐHTN, tập 68.
19.UBND huyện Võ Nhai, Báo cáo quyết toán thu, chi ngân huyê ̣n Võ Nhai các năm 2013-2014-2015.