Cốt truyện vừa mang tính hiện thực vừa mang tính huyền ảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn thái nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 2015) (Trang 71 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Cốt truyện vừa mang tính hiện thực vừa mang tính huyền ảo

Trong các nhà văn Thái Nguyên, Hồ Thủy Giang là người đi tiên phong trong nỗ lực làm mới văn xuôi theo hướng hiện đại. Dấu ấn rõ nhất của hành trình đổi mới nghệ thuật truyện ngắn ở ông là nghệ thuật xây dựng cốt truyện vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính huyền ảo.

Đối sách là một truyện ngắn vừa có cái bi, vừa có cái hài. Tuynh thật bất

hạnh vì phải làm việc trong một cơ quan, mà cấp trưởng và cấp phó đấu đá nhau kịch liệt. Sau khi tìm hiểu tình hình và tính toán kỹ lưỡng, Tuynh đã nghĩ ra một cách là phải hài hòa cả đôi bên, không theo ai cũng không nói xấu ai. Nhưng biện pháp này của Tuynh không có hiệu quả. Cuối năm, khi xét vào biên chế chính thức Tuynh không được vào, vì thái độ “lờ lờ nước hến” của mình. Tuynh lại tính toán chuyển sang cách khác là: “cứ đứng trước vị này thì Tuynh ra sức dèm pha không tiếc lời vị kia. Tuynh lôi đủ những cái xấu của họ ra mà nói... Giữ ý làm gì khi các vị cứ nghe Tuynh kể xấu đối thủ của mình như

nuốt lấy từng lời”[18, tr.143 - 144]. Toa thuốc lần này của Tuynh tỏ ra rất hiệu quả, cấp trưởng và cấp phó mỗi lần gặp Tuynh đều cười rất tươi, có lẽ chỉ vài tháng nữa là Tuynh có thể được xét vào biên chế. Trong một cuộc họp, khi cả hai vị tranh đấu quyết liệt xem trong cơ quan ai được ủng hộ nhiều hơn thì Tuynh được lôi ra làm chính nghĩa, vì cậu là nhân viên mới nên trong sáng vô tư. Tình huống lần này thật khó với Tuynh, sau một đêm suy nghĩ, Tuynh đã tìm ra được một giải pháp là xẻ đôi người, “Một nửa đầu. Một nửa cổ. Một tay. Một chân. Hai nửa người được trợ đỡ bằng một chiếc nạng gỗ... Một nửa người đi về phía bà giám đốc. Một nửa người đi về phía ông giám đốc. Bằng việc xây dựng yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm, nhà văn mượn cái ảo để nói cái thật ngoài cuộc đời. Đó là, vì cúi đầu trước quyền lực mà con người đánh mất đi chính mình, không dám bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Kết cục cuối cùng tuy chỉ là giả tưởng Tuynh trở nên què cụt cả thể xác lẫn tinh thần.

Như vậy, sự tha hóa đạo đức của con người diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống. Lúc xâm thực ào ạt, lúc nhấm nháp dần mòn. Nó như một thứ vi trùng tinh vi âm thầm len lỏi vào tâm hồn từng con người, làm biến đổi nhân cách con người lúc nào không hay biết. Điều đáng nói nhất là sự tha hóa đó lại tồn tại nhiều nhất ở tầng lớp trí thức, vốn được xem là tầng lớp tinh hoa của dân tộc đảm nhiệm những công việc khác nhau trong xã hội. Từ cái nhìn bên trong của người trong cuộc, Hồ Thủy Giang đã phơi bày bao nhiêu ngóc ngách, bao nhiêu tầm thường, nhỏ nhen đớn hèn thậm chí cả tội lỗi của thế giới tưởng như phẳng lặng ấy. Những con người như nhạc sĩ Bách Quang, Vĩnh, Tuynh, Thục Phi trong xã hội hiện nay không thiếu thậm chí còn xuất hiện càng nhiều khi có sự lên ngôi của đồng tiền, địa vị, danh vọng. Khi xây dựng những nhân vật này, Hồ Thủy Giang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người trong xã hội hiện đại. Mọi người hãy luôn cảnh giác và tránh xa những gì phi đạo đức, phi nhân cách để vươn tới một ngày mai tươi sáng, hãy tự biết vượt lên và chiến thắng mọi hoàn cảnh thử thách trong cuộc sống. Đó chính là tư tưởng “nhân

bản, nhân đạo” trong sáng tác Hồ Thủy Giang. Nhân đạo, theo tác giả không phải chỉ là ban phát một tình thương vô bờ bằng lời nói, không phải chỉ là nhìn vào những cái tốt để cổ vũ, ngoảnh mặt làm ngơ trước các thói hư tật xấu, các cách sống thông tục. Trái lại, nhân đạo là nhìn thẳng vào lối sống, vào những việc làm trái với nhân cách, đạo đức. Từ đó dự báo để con người nhận ra và vượt qua được những tai họa của lối sống ấy.

Thành công nhiều ở những năm đầu của thế kỉ XXI, nhà văn Bùi Thị Như Lan ghi dấu ấn khá đậm nét trên văn đàn Thái Nguyên bằng những truyện ngắn chứa đựng nhiều thông điệp tư tưởng về cuộc sống, được chuyển tải qua những cốt truyện đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố huyền ảo. Dù không chuyên tâm, chú ý viết như thế nhưng hình như chị lại vô tình viết khiến cho tác phẩm của chị đều mang những đặc trưng riêng mà ban đầu không có chủ đích. Nó xuất phát từ chính sự đơn giản như chính con người chị. Viết và viết theo cảm xúc, theo những gì chị hiểu biết về con người và cuộc sống của những con người miền núi. Vậy nên cũng chính vì thế mà những câu chuyện của chị dường như vừa mang tính hiện thực lại pha trộn những nét huyền ảo, “bồng bềnh sương núi” như chính tên truyện của chị vậy. Người ta thấy hình ảnh con đường mòn trên các quả núi là đặc trưng của vùng núi cao, hay như những ngôi nhà nằm chênh vênh bên mép núi cũng không phải là ít: “Ngôi nhà vẵng chãi vớ i chín bâ ̣c cầu thang nép mình dưới chân núi Phja Ma ̣ là nơi tôi cất tiếng khó c chào đời” (Cây thiêng trong thung lũng). Hình ảnh núi rừng heo hút, hoang vắ ng, hiểm trở đươ ̣c nhà văn miêu tả cu ̣ thể chi tiết ở tác phẩm Mù a cây

mắc tà o trổ hoa, hình ảnh con đường đươ ̣c nhà văn miêu tả “Chă ̣ng đường gâ ̣p

ghềnh về bản, đây là con đèo vừa rô ̣ng vừa cao, đô ̣ dốc tưởng trừng như dựng đứng, cái chân khó nho ̣c leo lên từng bâ ̣c đá, lưng cúi gâ ̣p xuống, khuôn mă ̣t cách đường chừng vài sải tay. Mỗi lần về nhà Dần đi như bò qua đây, muố n đi nhanh nhưng không đi nổi. Lên trên đỉnh đèo thì sương mù đă ̣c quánh níu chă ̣t chân người. Gió ở đâu đó ào a ̣t, hun hút túm lấy người lôi đi Dần rùng mình vì

lạnh. Cái mắt căng ra nhìn trước, nhìn sau, chỉ thấy cây rừng nối nhau cha ̣y dài mà không thấy người bản”. Sự heo hút, hoang vắng, gồ ghề của con đường cho ta thấy được phần nào sự gian khổ của người dân khi sinh sống qua la ̣i ở đây.

Những lối mòn lởm chởm được hòa quyê ̣n vào thiên nhiên núi rừng buổi sáng, với những cảnh vâ ̣t xung quanh mang đâ ̣m hương rừng buổi sớm, những cảnh vâ ̣t và con đường đó là nơi chứng kiến tất cả những gì xảy ra với nhân vật (tôi) “Tôi nhẹ bước trên lối mò n lởm chởm đá, những ngọn cỏ cõng đầy sương, cọ vào chân tôi mát la ̣nh và ướt át. Tôi đi vào rừng chè. Những cây chè cao to sừng sững vòm lá xanh đâ ̣m ken dầy này giữ tro ̣n bí mật cuô ̣c đời tôi” (Lờ i Sli vắt ngang núi), những đoạn dường đó trở lên gần gũi quen thuô ̣c với người dân miền núi.

Những con đường, lối mòn đó còn là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm đó là nơi chia tay người đi xa nhưng cũng chính nơi đây là nơi đón người đi xa trở về “Tôi mải miết ngược sông Nậm Tháy, bản Nà Mạy của tôi đã ở sau lưng vài dặm đường, còn mấy sải chân nữa là đến rừng Phây Dú rồi, sao cái chân tôi như ríu lại? Bước đi nặng như dính chă ̣t xuống đường đá, bao lần tôi đến đây gặp anh” (Hoa gắm)

Có thể nói nhà văn Như Lan đã gửi gắm tình yêu, tình cảm dành cho quê hương vào từng mái nhà nhỏ bé, những căn nhà nhỏ he ̣p quanh co dưới chân núi, rồi cả những nú i non chờn vờn mây sớm… Tất cả ta ̣o nên những trang văn vừ a gần gũi vừa thơ mô ̣ng mang đẫm bản sắc vùng cao. Nhân vâ ̣t cũng nào của chị cũng đều được đặt trong hoàn cảnh ấy để thấy được bản lĩnh, sự mạnh mẽ, khỏe khoắn của những con người nơi núi rừng. Tất cả đều mang những nét đặc trưng riêng của Bùi Thị Như Lan.

Tuy nhiên, nhìn rộng ra văn chương, cụ thể là truyện ngắn khu vực miền núi phía Bắc, ta thấy kiểu cốt truyện đan xen giữa thực và ảo cũng đã được nhiều nhà văn sử dụng và thành công. Tiêu biểu là nhà văn Vũ Xuân Tửu, một cây bút truyện ngắn vùng Đông Bắc đã gặt hái được những thành

công nhất định. Đọc truyện của Vũ Xuân Tửu ta thấy hai yếu tố hiện thực và kỳ ảo được đan xem một cách khéo léo, khiến hai yếu tố đó như hòa vào nhau, hiện thực đôi khi chỉ như một giấc mơ và trong những giấc mơ lại phản ánh hiện thực của cuộc sống.

Trong sáng tác của ông thế giới người hiện ra đầy đủ mọi “gương mặt”. Từ chuyện hai anh em vô tình lấy nhau (Chớp bề mưa nguồn); đến chuyện túng thiếu của gia đình anh Bưởng (Pho tượng gỗ mít); rồi chuyện đời lận đận của một người phụ nữ (Người đàn bà mấy đận mất tên); hay câu chuyện tình yêu muôn thủa giữa một cô gái dân tộc với một chàng trai miền xuôi nhưng gặp phải sự ngăn cản của gia đình (Tiếng kèn lá trên đỉnh Mã Pì Lèng); mối tình trắc trở giữa một chàng trai với một người đàn bà đã có con (Người sông

nước)…. Tất cả hiện ra sinh động, đó là cuộc sống thật. Thế nhưng trong thế

giới hiện thực đó lại ẩn chứa nhiều điều kì lạ, và không thiếu cả những hồn ma, linh hồn của những người đã chết, người chết hiện về sống bên người sống…. Những thứ đó được đề cập đến trong tác phẩm không làm bạn đọc cảm thấy xa lạ với cuộc đời, ngược lại nó giúp ta nhận ra bức tranh cuộc đời rõ hơn, thú vị hơn.

Ta cũng thấy kiểu cốt truyện này xuất hiện nhiều trong sáng tác của một số nhà văn Việt Nam đương đại như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương...

Như vậy, có thể thấy rằng, cốt truyện không chỉ góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn, mà còn phù hợp với xu thế của từng giai đoạn văn học nhất định. Bên cạnh các kiểu cốt truyện truyền thống như kiểu cốt truyện tuyến tính và phi tuyến tính, kiểu cốt truyện đan xen các yếu tố hiện thực và huyền ảo được nhiều nhà văn sử dụng, và khá thành công. Điều này phần nào cho thấy, xét về một phương diện nào đó, truyện ngắn Thái Nguyên đang nhập vào dòng chảy chung của truyện ngắn khu vực miền núi phía Bắc cũng như truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn thái nguyên đầu thế kỉ XXI (2000 2015) (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)