Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam​ (Trang 46 - 49)

 MB xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hƣớng tới các tiêu chuẩn quốc tế với đội ngũ nhân sự có khả năng làm chủ công cụ quản trị hiện đại cũng nhƣ nền tảng công nghệ cao cho phép ứng dụng và phát triển, tích hợp các giải pháp công nghệ khác

nhau. Hệ thống này giúp MB có cái nhìn khách quan, đảm bảo an toàn kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.

 Mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro:

HĐQT thông qua Ủy ban Tín dụng và Đầu tƣ giám sát việc xây dựng quy trình và chính sách kiểm soát rủi ro chặt chẽ cho toàn hệ thống;

Ban Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT đảm bảo hiệu quả của quản trị rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức đã đặt ra.

Khối Quản trị RR thực hiện quản lý toàn diện các loại rủi ro của ngân hàng, trong đó có RRTD. Khối đề xuất chính sách rủi ro, các kế hoạch duy trì kinh doanh liên tục, kế hoạch đối phó với các tình huống bất ngờ, thiết lập hạn mức, đo lƣờng, kiểm soát và báo cáo rủi ro, xây dựng và phổ biến văn hóa quản trị rủi ro trong toàn hệ thống.

Bộ phận Quản trị RRTD tại MB đƣợc chia làm 3 bộ phận là RRTD doanh nghiệp, RRTD cá nhân và Bộ phận giám sát RRTD. Với mục tiêu quản trị RRTD tốt nhất, chính sách quản trị RRTD của MB đảm bảo những nguyên tắc sau: Thiết lập một môi trƣờng quản trị RRTD phù hợp; Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh; Duy trì một quy trình quản lý, đo lƣờng và giám sát tín dụng phù hợp; Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với RRTD

 Chiến lƣợc tín dụng và các giới hạn tín dụng:

MB có chính sách và định hƣớng hoạt động tín dụng linh hoạt qua từng thời kỳ, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình tài chính của ngân hàng, định hƣớng hoạt động tín dụng hiệu quả, quản lý RRTD và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay. Khi đã xác định đƣợc khẩu vị RRTD, ngân hàng sẽ phát triển kế hoạch để tối ƣu hóa lợi ích trong khi vẫn giữ RRTD trong giới hạn đã định trƣớc. Hiện nay, chính sách tín dụng của MB hoạt động dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phƣơng châm “tăng trƣởng bền vững” và “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. MB quản lý DMTD trên cơ sở phân tích RRTD theo ngành, vùng kinh tế, xác lập các giới hạn tín dụng để quản lý.

 Quy trình tín dụng:

Hiện nay, toàn hệ thống MB áp dụng quy trình cấp tín dụng theo mô hình thẩm định tập trung tại hội sở với sự phân tách 04 bộ phận độc lập: Bộ phận kinh doanh, thẩm định, cấp phê duyệt và bộ phận hỗ trợ; tạo sự khách quan trong đánh giá cho vay, kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình cấp tín dụng và kiểm soát tốt rủi ro, cụ thể:

Bộ phận bán hàng (Front): Trực tiếp tham gia vào quá trình tiếp thị KH và làm cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng, chịu trách nhiệm thu thập hồ sơ và lập báo cáo đề xuất tín dụng , không trực tiếp tham gia vào công tác thẩm định nhằm đảm bảo tính khách quan.

Bộ phận thẩm định: thực hiện chức năng phân tích, thẩm định tín dụng độc lập. Trên cơ sở đề xuất tín dụng của đơn vị kinh doanh; bộ phận thẩm định sẽ thực hiện các nội dung bao gồm thẩm tra về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo và mục đích sử dụng vốn của KH. Sau khi hoàn thành công tác thẩm định hồ sơ, bộ phận thẩm định đƣa ra ý kiến độc lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cấp phê duyệt: Căn cứ năng lực và kinh nghiệm của lãnh đạo các chi nhánh, Tổng giám đốc ủy quyền phán quyết đối với khoản vay, bảo lãnh, LC theo từng đối tƣợng KH. Khi phát sinh nhu cầu vƣợt múc ủy quyền phán quyết này, khoản tín dụng sẽ đƣợc trình lên Hội đồng tín dụng ra quyết định (khoản tín dụng sẽ đƣợc đánh giá một cách toàn diện bởi những nhóm các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, đảm bảo việc ra quyết định tín dụng một cách chính xác, khách quan).

Bộ phận hỗ trợ bán hàng: Thực hiện các công việc sau khi có phê duyệt cấp tín dụng của cấp lãnh đạo nhƣ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, giải ngân, nhập kho tài sản đảm bảo v.v… Với chức năng nhƣ khâu kiểm soát cuối cùng, bộ phận hỗ trợ góp phần lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của MB.

Nhƣ vậy, với mô hình, quy trình nhƣ nêu trên, MB đã thành công trong việc xây dựng và vận hành quy trình tín dụng, quản trị rủi ro đảm bảo tính khách quan và độc lập, khá phù hợp với mức độ phát triển của ngân hàng và chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam​ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)