2. Mục tiêu nghiên cứu
1.5. Tình hình Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập Hồ sơ
1.5.1. Kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ
Để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ, trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Chỉ thị gồm: Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 và Chỉ
thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 đôn đốc, chỉ đạo các địa phương thực hiện những giải pháp đẩy mạnh cấp GCN; cùng với UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện cấp GCN bằng nhiều biện pháp quyết liệt, có hiệu quả. Tính đến 31/12/2016, các địa phương đã cơ bản hoàn thành mục tiêu (đạt trên 85%) cấp GCN quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội. Cả nước đã cấp được 41,6 triệu GCN với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp GCN (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 40,7 triệu GCN với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp GCN. Như vậy, kết quả cấp GCN lần đầu của cả nước đã đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Về tình cấp GCN các loại đất chính như sau:
- Về đất sản xuất nông nghiệp
Cả nước đã cấp được 18.911.400 giấy với diện tích 8.915.100 ha, đạt 83.7% so với diện tích cần cấp, trong đó cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 14.078.055 giấy với diện tích 7.143.097 ha, cấp cho tổ chức 5.344 giấy với diện tích 584.242 ha. Đã có 33 tỉnh đạt trên 90%; có 30 tỉnh đạt dưới 85% trong đó có 12 tỉnh đạt dưới 70%, đặc biệt còn 03 tỉnh đạt tỷ lệ thấp gồm Lai Châu (đạt 25,7%), Đak Nông (đạt 43,3%); Yên Bái (25,5%).
- Về đất lâm nghiệp
Cả nước đã cấp được 2.244.900 giấy với diện tích 11.636.400 ha đạt 88.7% diện tích cần cấp giấy; Có 20 tỉnh cơ bản hoàn thành đạt trên 85%, có 41 tỉnh cấp đạt dưới 85%, trong đó có 25 tỉnh đạt dưới 70%; đặc biệt có các tỉnh chỉ đạt dưới 30% như Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau.
- Về đất nuôi trồng thuỷ sản
Cả nước đã cấp được 1.266.873 giấy với diện tích 599.244 ha đạt 84.5% so với diện tích cần cấp giấy. Có 10 tỉnh đã cơ bản hoàn thành (đạt trên 90%), có 08 tỉnh đạt từ 70% đến 85%, các tỉnh còn lại đạt dưới 70%, trong đó có 13 tỉnh đạt dưới 10%. Đa số đất nuôi trồng thuỷ sản mới được hình thành gần đây, hầu như các thửa đất đều có quyết định giao đất, cho thuê đất nên việc cấp GCN không gặp khó
khăn, nếu các tỉnh tập trung sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn.
- Về đất ở đô thị
Cả nước đã cấp được 4.910.800 giấy với diện tích 113.000 ha đạt 81.8% so với diện tích cần cấp giấy. Đã có 34 tỉnh cơ bản đã hoàn thành (đạt trên 85%), còn 29 tỉnh đạt dưới 85%, trong đó 10 tỉnh đạt thấp dưới 70%. Từ ngày 01/7/2006 loại đất này được cấp GCN quyền sở hữu nhà ở.
- Về đất ở nông thôn
Cả nước đã cấp được 12.205.234 giấy với diện tích 488.908 ha đạt 86.4% so với diện tích cần cấp giấy, có 35 tỉnh cơ bản đã hoàn thành (đạt trên 85%), có 28 tỉnh đạt dưới 85%, các tỉnh còn lại đạt thấp dưới 70%, trong đó có 9 tỉnh đạt dưới 30%; việc cấp GCN cho đất chuyên dùng còn đạt tỷ lệ thấp do các tỉnh chưa tập trung chỉ đạo thực hiện.
- Về đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
Cả nước cấp được 19.081 giấy với diện tích 12.937 ha đạt 86.4% so với diện tích cần cấp giấy. Việc cấp GCN cho loại đất này được thực hiện nhiều nhất ở: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng. Công tác cấp GCN cho loại đất này được thực hiện chủ yếu trong ba năm từ 2005 đến 2007. Việc ban hành nghị quyết số 84/2007/NĐ-CP đã tạo thuận lợi cho việc đầy nhanh việc cấp GCNQSDĐ đối với loại đất này.
1.5.2. Kết quả lập hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai, Sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã. Việc lập hồ sơ địa chính ở nhiều địa phương còn chưa đầy đủ, mới chỉ đạt khoảng 70%.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quận 8 và công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính từ năm 2013 đến năm 2017 của quận 8.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận 8; - Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận 8;
- Kết quả thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận 8 giai đoạn 2015 – 2018.
- Đánh giá thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận 8 giai đoạn 2015 – 2018.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội theo báo cáo của UBND quận và các phòng, ban chuyên môn.
Số liệu về hiện trạng sử dụng đất; tình hình kê khai, đăng ký cấp GCNQSD đất; kết quả ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC và các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Sở TN&MT thành phố Hồ Chí Minh, UBND quận 8, phòng TN&MT quận 8, một số cơ quan liên quan và qua mạng Internet, sách báo...
2.4.2. Phương pháp so sánh
- So sánh giữa thực tế với Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, lập HSĐC xem quận đã làm được gì, những tồn đọng và hạn chế;
- So sánh số liệu qua các năm để thấy rõ tiến độ ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC trên địa bàn quận 8. Từ đó rút ra những kết luận và tìm ra các nguyên nhân tạo nên sự biến đổi đó.
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Tổng hợp tình hình quản lý đất đai và công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, lập HSĐC trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu đã điều tra, thu thập được. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp theo từng nội dung và từng năm để lập thành bảng và phân tích để làm rõ thực trạng và đánh giá.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận 8
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý
Quận 8 thuộc khu vực nội thành và nằm ở phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, có tọa độ địa lý từ 10045’8’’ đến 10041’45’’ vĩ độ Bắc; 106035’51’’ đến 106041’22’’ kinh đô Đông:
- Phía Đông giáp quận 4, quận 7.
- Phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. - Phía Nam giáp huyện Bình Chánh.
- Phía Bắc giáp quận 5, quận 6.
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ vị trí Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
Quận có diện tích tự nhiên 1.917,39 ha, dân số 423.129 người, gồm 16 đơn vị hành chính cấp phường. Toàn bộ diện tích Quận 8 là đồng bằng có địa hình thấp với cao độ trung bình so với mặt nước biển là 1,2m trong đó thấp nhất là 0,3m
(phường 7) và cao nhất là 2,0 m (phường 2), với chu vi khoảng 32 km.
Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị cũ (quận 5 và quận 6) và khu đô thị mới Nam Thành phố, nên chịu tác động của sự phát triển đô thị hóa cao, có hệ thống giao thông khá phát triển ngày càng được cải thiện với một số tuyến chính nối từ trung tâm thành phố qua quận 8 đến khu đô thị Nam Sài Gòn: Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Thế Hiển, đường Tạ Quang Bửu, đường An Dương Vương,...; do đó, Quận 8 hội đủ các nhân tố cần thiết cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển (ngành trọng điểm phát triển trên địa bàn trong những năm qua) một cách toàn diện. Ngoài ra với vị trí thuận lợi, Quận 8 còn có tiềm năng để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển: công nghiệp và xây dựng phát triển đô thị.
Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng là các dự án cải thiện môi trường nước, các dự án bồi thường hỗ trợ, tái định cư nhà ở ven sông, các dự án công viên cây xanh dọc sông, kênh… đến nay Quận 8 dần thoát khỏi tình trạng “vùng nước đen” của khu vực.
b. Địa hình, địa mạo -Địa hình, địa mạo
Địa hình và địa mạo Quận 8 được hình thành bởi sự chia cắt của các con sông và kênh rạch.
Địa hình của Quận bằng phẳng, độ dốc của địa hình nhỏ hơn 0,1% nhưng thấp, trũng. Cao độ trung bình của Quận là 1,20m trong đó khu vực có độ cao thấp nhất là phường 7 (0,3m) và khu vực có độ cao cao nhất là phường 2 (2,0m) quận có đến 2/3 diện tích tự nhiên nằm dưới ngưỡng của đỉnh chiều cường lịch sử 1,60m (tháng 11 năm 2011) trong đó vùng bị ảnh hưởng lớn nhất cũng là khu vực có địa hình thấp nhất là phường 6, phường 7, phường 15 và phường 16.
Đặc điểm địa mạo (hay hình thể) của Quận bị các kênh Đôi, Tầu Hủ, sông Cần Giuộc, rạch Hiệp Ân, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ruột Ngựa, Bà Tàng, Lò Gốm, Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những khu vực riêng biệt được kết nối qua hệ thống cầu.
Nằm ở rìa võng chuyển tiếp giữa vùng nâng Đông Nam Bộ và đới sụt võng Cửu Long. Trên mặt lộ ra các sản phẩm sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật là các lớp (đất yếu), chưa được quá trình nén chặt tự nhiên, có tuổi Holocen, nên sức chịu tải của đất rất yếu từ 0,3 kg/cm2 tới 0,7 kg/cm2, chiều dày các lớp trầm tích trẻ Holocen rất dày và không ổn định, đáy lớp từ 40,3m tới 41,2m.
Bên dưới các lớp trầm tích Holocen, là các trầm tích Pleistocen, Pliocen, chúng phủ không chỉ hợp lên bề mặt đá móng Mezozoi có tuổi Juta - Kreta ở độ sâu >100m. Bên cạnh đó vào mùa mưa mực nước ngầm dâng cao cách mặt đất từ 0,5 - 0,8 m đã tạo ra những hiện tượng không có lợi cho các công trình xây dựng.
c. Khí hậu
Quận 8 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 27-280C; cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (năm sau), chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 40C. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại khá cao từ 5 - 100C.
- Lượng bức xạ trung bình 140 Kcal/cm2/năm, có sự thay đổi theo mùa. Mùa khô có bức xạ cao, cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 (400 - 500 cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 cal/cm2/ngày.
- Nắng: Tháng có số giờ nắng cao nhất là 8,6 giờ/ngày (tháng 2), tháng có số giờ nắng ít nhất là 5,4 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm khoảng 1.890 giờ.
- Lượng mưa: Dao động trong khoảng từ 1.329 mm - 2.178 mm (trung bình năm đạt 1.940 mm/năm), phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm,. Ngược lại vào mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, tháng 2 có số ngày mưa ít nhất.
- Gió: Hướng gió thịnh hành ở khu vực Quận 8 là Đông Nam và Tây Nam. Gió Đông Nam và Nam thịnh hành vào mùa khô; gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa; riêng gió Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa. Hướng gió hoạt động
trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 80%, nhìn chung độ ẩm không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, vào mùa mưa trung bình lên đến 86%, tuy nhiên vào mùa khô trung bình chỉ đạt 71%.
Quận nằm trong vùng rất ít thiên tai về khí hậu, biến động thời tiết đáng kể nhất ở Quận cũng như của thành phố là tình trạng hạn cục bộ trong mùa mưa (mùa mưa đến muộn hoặc kết thúc sớm hoặc có các đợt hạn trong mùa mưa).
d. Thuỷ văn
- Mạng lưới sông chính
+ Kênh Tẻ, Kênh Đôi được tách ra từ sông Sài Gòn tại cửa Tân Thuận, Quận 4, dài khoảng 32 km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 12 km, bề rộng nhất đạt 130m, khu vực hẹp nhất rộng 75m.
+ Sông Cần Giuộc là sông nhánh của sông Soài Rạp, hợp lưu tại ngã 3 sông Soài Rạp và sông Vàm Cỏ, sông dài khoảng 38km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 2,2km.
- Các kênh, rạch trong Quận
Hệ thống sông, kênh, rạch của Quận 8 khá dày, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ như: sông Bến Lức, sông Ông Lớn, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ, rạch Hiệp Ân, rạch Nước Lên,... với tổng chiều dài khoảng 30km. Hệ thống kênh rạch này kết hợp với các rạch nhỏ, mạng lưới thoát nước dọc tuyến đường giao thông tạo ra hệ thống thoát nước chính cho toàn Quận, tạo khả năng tiêu nước về mùa mưa cũng như khi triều cường.
Hệ thống sông, kênh, rạch như trên đã tạo nên những lợi thế riêng của quận trong giao thông đường thủy, điều tiết không khí, tiêu thoát nước mưa, nước thải trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất...
- Chế độ thuỷ văn của các sông, kênh, rạch phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chế độ bán nhật triều sông Sài Gòn và chế độ mưa. Biên độ triều trung bình từ 1,0- 1,1m, triều cường cao nhất là 1,6m nhỏ nhất là 0,3m
3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất
Quận 8 có tổng diện tích tự nhiên là 1.917,39ha, chiếm 0,92% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố, rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch. Hầu như toàn bộ diện tích tự nhiên đã được đưa vào sử dụng. Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của Quận chủ yếu là đất bị nhiễm phèn nặng và nhiễm mặn (khu vực đất nhiễm phèn ít: phường 11, 12, 13; khu vực đất nhiễm phèn nhiều: phường 7, phường 16), với thành phần cơ giới chủ yếu là sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật, vì thế đối không phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa, trên địa bàn Quận còn có nguồn