Phân tích tƣơng quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 60 - 62)

Phân tích tƣơng quan cho ta thấy mức tƣơng quan giữa các biến trong mô hình.

Bảng 4.2 Ma trận tƣơng quan giữa các biến nghiên cứu

GPAit ACPit ITIDit APPit CCCit CRit DRit CLTARit SIZEit FATAit

GPAit 1.000 ACPit -0.2276 1.000 ITIDit -0.2962 0.3054 1.000 APPit -0.1751 0.3083 0.4574 1.000 CCCit -0.3182 0.5115 0.9694 0.4004 1.000 CRit 0.0537 -0.0452 0.0501 -0.112 0.0477 1.000 DRit -0.1119 -0.1065 0.0453 0.1779 -0.0043 -0.3773 1.000 CLTARit 0.0814 -0.0335 -0.0383 0.1566 -0.0632 -0.5863 0.5435 1.000 SIZEit -0.0945 0.0556 0.0877 -0.0842 0.106 -0.1565 0.0719 -0.012 1.000 FATAit 0.4482 0.0964 -0.4232 -0.1852 -0.353 0.1055 -0.2439 -0.1258 -0.1092 1.000

Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả

Bảng 4.2 trình bày ma trận tƣơng quan Person của tất cả các biến đƣợc sử dụng trong mô hình. Bảng 4.2 chỉ ra rằng lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh có tƣơng quan ngƣợc chiều với các biến ACP, ITID, APP, CCC, DR, SIZE và tƣơng quan cùng chiều với các biến CR, CLTAR, FATA cụ thể:

Mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa GPA và ACP là r = -0.227. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Albert Amponsah Addae (2013), Ching (2011). Điều này

đồng nghĩa rằng thời gian thu tiền của khách hàng từ việc bán sản phẩm càng ngắn thì càng có nhiều tiền để bổ sung cho hàng tồn kho, do đó doanh thu càng tăng. Hơn nữa, các chi phí dự phòng cho những khoản nợ phải thu khó đòi giảm từ đó làm tăng khả năng sinh lợi.

Mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa GPA và ITID là r = -0.296, kết quả này cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu có thời gian luân chuyển hàng tồn kho càng ngắn thì sẽ làm tăng khả năng sinh lợi. Hay nói cách khác, các công ty có thời gian luân chuyển càng dài thì các chi phí nhƣ bảo quản, nâng cấp sẽ tăng do đó sẽ làm giảm khả năng sinh lợi.

Mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa GPA và APP với r = -0.175. Điều này có thể đƣợc giải thích rằng các công ty trong mẫu nghiên cứu càng rút ngắn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp thì khả năng sinh lợi càng giảm. Có thể là trong giai đoạn khó khăn này, nếu trì hoãn việc thanh toán cho nhà cung cấp sẽ ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa công ty với nhà cung cấp. Khi đó nhà cung cấp sẽ giảm mức tín dụng hoặc nâng giá bán để hạn chế rủi ro. Lúc này công ty cần thêm nguồn tài trợ với chi phí cơ hội, hoặc mất thời gian và chi phí để tìm kiếm nhà cung cấp khác do đó sẽ làm giảm khả năng sinh lợi.

Mối tƣơng quan ngƣợc chiều giữa GPA và CCC với r = -0.318. Kết quả này cho thấy rằng CCC càng đƣợc rút ngắn thì khả năng sinh lợi càng cao. Có nghĩa là thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu thô đến khi thu đƣợc tiền bán sản phẩm từ khách hàng càng ngắn thì khả năng sinh lợi càng cao.

Tóm lại, các công ty có thể gia tăng tỷ suất sinh lợi bằng cách giảm các kỳ phải thu, kỳ phải trả, kỳ tồn kho, kỳ chuyển đổi tiền mặt.

Mối tƣơng quan giữa GPA với CR, CLTAR và FATA là tƣơng quan cùng chiều lần lƣợt là (r=0.0537, r= 0.0814, r=0.4482). Mối tƣơng quan giữa GPA với SIZE và DR là tƣơng quan ngƣợc chiều (r= -0.0945, r= -0.1119). Kết quả này cho thấy GPA

không có đƣợc lợi thế từ quy mô, và việc giảm tỷ trọng nợ giúp gia tăng tỷ suất sinh lợi cho công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán việt nam​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)