0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Yêu cầu và điều kiện sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT​ (Trang 43 -45 )

8. Cấu trúc khóa luận

2.2. Yêu cầu và điều kiện sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc trong

Để áp dụng đƣợc mô hình lớp học đảo vào trong DHLS ở trƣờng THPT thì cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu và điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng:

Ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn chung tối thiểu về một phòng học cho môn Lịch sử cấp THPT, để có thể áp dụng đƣợc mô hình này một cách hiệu quả nhất thì phòng học cần đƣợc trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ hiện đại khác nhƣ: máy chiếu, màn chiếu, bảng thông minh, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn,... Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho giáo dục nói chung và cho trƣờng lớp nói riêng còn khó khăn, thiếu thốn. Tuy

toàn diện giáo dục và đào tạo, các thiết bị hỗ trợ ứng dụng CNTT đã đƣợc chú trọng đầu tƣ và có sự cải thiện đáng kể. Đây là một trong những điều kiện thực tiễn quan trọng để áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc ở trƣờng THPT.

Thứ hai, về điều kiện phương tiện học tập của học sinh:

Để học sinh có thể tham gia vào vào giờ học có áp dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc, ngoài sách giáo khoa, vở ghi chép và các đồ dùng học tập cơ bản, thông thƣờng không đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị thiết bị, phƣơng tiện học tập hiện đại.

Tuy nhiên, để giáo viên có thể triển khai, tổ chức những giờ học sử dụng mô hình lớp học đảo ngƣợc, tƣơng tác với nhau trên môi trƣờng trực tuyến thì điều kiện tốt nhất là mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh cần có một máy tính kết nối Internet hoặc Wifi. Học sinh cũng nên lập các tài khoản cá nhân hoặc nhóm để đăng nhập trên các ứng dụng: Canva, Kahoot!, Padlet,... Trong điều kiện học sinh không có máy tính cá nhân, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh sử dụng phòng máy tính, phòng học bộ môn Tin học của trƣờng để học sinh chuẩn bị và tham gia vào bài học.

Thứ ba, kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên:

Bên cạnh những kiến thức về chuyên ngành lịch sử; kiến thức về phƣơng pháp giảng dạy bộ môn thì kiến thức và kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên cũng là một trong những điều kiện tiên quyết, quyết định đến thành công của giờ học có sự áp dụng của mô hình lớp học đảo ngƣợc. Cụ thể, giáo viên cần biết cách giải quyết các vấn đề kĩ thuật cơ bản của máy tính; có khả năng sử dụng CNTT để hỗ trợ cho việc trình bày nội dung bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn; hiểu rõ và có thể sử dụng các ứng dụng, phần mềm cơ bản (MS. PowerPoint, Sway, Prezi, Canva, Padlet,...) trong bài dạy; có khả năng học hỏi và cập nhật các ứng dụng, cung cụ, phần mềm CNTT mới, giúp tăng cƣờng phƣơng pháp DHLS và hoàn thành đƣợc mục tiêu bài dạy. Đồng thời, hƣớng dẫn cho học sinh cách sử dụng CNTT, các thao tác, kĩ năng cơ bản khi sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả học tập lịch sử cho học sinh.

Và cuối cùng, tinh thần chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh:

Để mô hình này đƣợc áp dụng có hiệu quả, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải năng động, tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá hệ thống kiến thức bên ngoài thực tế để đƣa ra các yêu cầu, nhiệm vụ hay, hấp dẫn và phù hợp cho học sinh. Đồng thời, có đƣợc những kiến thức về CNTT để áp dụng, sử dụng thành thạo, phù hợp các loại phần mềm, công cụ học tập trực tuyến vào trong giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngƣợc.

Còn với học sinh, đòi hỏi phải có sự chăm chỉ, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc tìm hiểu kiến thức cơ bản, thảo luận, đƣa ra ý kiến cá nhân, hoàn thành các sản phẩm,... mà giáo viên đƣa ra dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT​ (Trang 43 -45 )

×