Giới thiệu tổng quan về thành phố Hà Nội và bộ máy QLNN về BHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội​ (Trang 58)

BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.1.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt và cũng đồng thời là đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 7 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên.

Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, tính đến năm 2018, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã với 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn. 55% dân số sống ở đô thị và 45% dân số sống ở nông thôn.

Nền kinh tế của thành phố Hà Nội tiếp tục tăng trưởng về các lĩnh vực như nội thương, ngoại thương, vận tải du lịch... trong giai đoạn năm 2016-2018. (Trong năm 2018, tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố là 760014 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2017; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng; thu hút 7501 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2017 tiền đầu tư từ nước ngoài; 25.740 doanh nghiệp được thành lập mới với số vớn 280 tỷ đồng...)

Về dân số, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê tính đến hết năm 2018, dân số Hà Nội là 7.826.000 người, trong đó lực lượng lao động là 3.905.000 người; giải quyết việc làm cho 190.000 lao động, đạt 125% so với kế hoạch, tăng 25% so với năm 2017; tổ chức 109 phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm DVVL Hà Nội với 5.100 doanh nghiệp tham gia và 85.000 chỉ tiêu được tuyển dụng, tuyển sinh; 50.000 lượt lao động được phỏng vấn, tư vấn hướng nghiệp; 25.000 lao động được tuyển dụng; ra Quyết định hưởng TCTN

cho 54.600 người với số tiền 974 tỷ đồng; hỗ trợ học nghề cho 2.217 người với số tiền trên 6,7 tỷ đồng...

3.1.2. Bộ máy QLNN về BHTN trên địa bàn Thành phố

Hiện nay, ở thành phố Hà Nội, chính sách Bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện bởi hai cơ quan: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội thực hiện tiếp nhận và giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và Bảo hiểm Xã hội Thành phố thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định, UBND thành phố Hà Nội là cơ quan quản lý nhà nước về BHTN trong phạm vi trên địa bàn Thành phố.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố thực hiện quản lý nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp. Trong phạm vi đề tài tác giả chủ yếu tập trung vào công tác quản lý nhà nước của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội.

Trong QLNN về BHTN, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thực hiện các quyền và trách nhiệm sau:

- Quyền:

+ Ban hành quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc hỗ trợ học nghề, quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

+ Thẩm định và phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định.

+ Theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Phòng Đào tạo

nghề

+ Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

+ Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Trách nhiệm:

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng, hằng năm và đột xuất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND Thành phố theo quy định của pháp luật.

+ Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về BNTH theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế và tham gia nghiên cứu khoa học về BHTN + Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức thực hiện BHTN của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

TRUNG TÂM DVVL HÀ NỘI

Phòng Tư vấn GTVL Phòng BHTN Phòng Phân tích Dựbáo Phòng Thông tin TTLĐ Phòng Tổ chức - HC

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về một số lĩnh vực trong đó có lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành các quyết định liên quan đến việc hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định; ngoài ra còn có các chức năng khác như: thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp,...

- Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp/hỗ trợ học nghề; tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động; đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật…

Về tổ chức bộ máy Trung tâm Dịch vụ việc làm: Cơ cấu tổ chức gồm có Ban Giám đốc và có 06 phòng chuyên môn, cụ thể: Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, phòng Phân tích dự báo, phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Đào tạo nghề, phòng Thông tin thị trường lao động, phòng Tư vấn Giới thiệu việc làm. (Tùy theo từng địa phương, việc tổ chức các phòng chuyên môn là khác nhau, không thống nhất tên gọi cũng như nhiệm vụ của các phòng).

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1. Thực trạng về lập kế hoạch trong việc chỉ đạo, thực thi chính sách

Khi chính sách BHTN chính thức được áp dụng vào Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhận định đây là chính sách mang tính an sinh xã hội. Để chính sách sớm đi vào cuộc sống, giúp cho người lao động bù đắp một phần thu nhập khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã khẩn trương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh thành phố Hà Nội nhanh chóng triển khai, thực thi chính sách.

Với nhiệm vụ QLNN về BHTN do UBND Thành phố giao phó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã nhanh chóng triển khai thực hiện lập kế hoạch về chính sách BHTN, cụ thể:

- Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách: ban hành quy trình cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trực tiếp thực hiện, theo đó, TTDVVL Hà Nội thực hiện công việc tiếp nhận, giải quyết các chế độ hưởng BHTN và BHXH Thành phố thực hiện việc chi trả và quản lý quỹ BHTN.

- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với Trung tâm DVVL về việc thực hiện tính hưởng TCTN, mức hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động...; và về việc chi trả TCTN, trợ cấp học nghề theo Quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với BHXH Thành phố.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với cơ sở dạy nghề cho NLĐ đang hưởng chính sách BHTN (về số lượng NLĐ học nghề, các chỉ tiêu và danh sách nghề mà các cơ sở dạy nghề đã được giao và được phép hoạt động...); với các đơn vị có sử dụng lao động (về số lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHTN, mức đóng BHTN cho NLĐ...)

Bên cạnh đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng lên dự toán mức kinh phí cho việc thực hiện QLNN về BHTN (cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTN trên địa bàn...)

3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện

Khi chính sách BHTN có hiệu lực, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã nhanh chóng chỉ đạo 02 Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở thành lập phòng Bảo hiểm thất nghiệp.

Để thuận lợi cho người lao động cũng như giản tiện trong công tác thực hiện chính sách BHTN, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố cho ra đời các quy trình liên ngành phù hợp với quy định tại các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách BHTN như: quy trình liên ngành số 320/LĐTBXH-BHXH ngày 15/3/2010; số 874/LĐTB-BHXH ngày 02/6/201; số 1093/LĐTBXH-BHXH ngày 21/6/2012

và quy trình liên ngành số 2582/LĐTBXH-BHXH ngày 11/11/2013.

Khi Luật Việc làm 2013 ra đời, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP và Thông tư số 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện chính sách BHTN được ban hành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã nhanh chóng giao Trung tâm DVVL thuộc Sở phối hợp với BHXH Thành phố sửa đổi quy trình liên ngành cho phù hợp với các văn bản hiện hành về BHTN (hiện nay là quy trình liên ngành số 3748/QT-LĐTBXH-BHXH ngày 15/9/2019).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với BHXH Thành phố và với các cơ quan khác có liên quan để chia sẻ thông tin, phối hợp giải quyết thủ tục hồ sơ BHTN và quản lý lao động trên địa bàn, nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện vi phạm pháp luật như: khai báo tăng giảm lao động tại doanh nghiệp, đăng ký thang bảng lương, số lượng lao động tham gia BHXH, BHTN, bắt buộc doanh nghiệp công khai danh sách lao động trong doanh nghiệp.

Để tổ chức thực hiện tốt hơn chính sách BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ năm 2014, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm DVVL Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian làm thủ tục và tạo thuận lợi cho người lao động khi giải quyết quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như tổ chức thực hiện Đề án: “Thí điểm thực hiện cơ chế một cửa trong việc cung cấp dịch vụ công về BHTN” tại Trung tâm DVVL Hà Nội theo Quyết định đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, bắt đầu triển khai thực hiện từ ngày 01/7/2014.

Sau khi hợp nhất 02 Trung tâm DVVL theo quyết định số 375/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của UBND thành phố Hà Nội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trong việc chủ động linh hoạt trong công tác sắp xếp, bố trí các vị trí làm việc cho cán bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong công tác phối kết hợp về chuyên môn, nghiệp vụ, giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện công việc.

Kể từ ngày 11/3/2017, thực hiện chỉ đạo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội tại văn bản số 498/TB-LĐTBXH ngày 03/3/2017 theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND thành phố Hà Nội, Trung tâm DVVL Hà Nội đã kịp thời triển khai và phân công bố trí nhân sự tại các điểm Tiếp nhận và trả kết quả làm việc sáng thứ 7 hằng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời thông tin tuyên truyền đến người lao động.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn thành phố, tại TTDVVL Hà Nội đội ngũ cán bộ thực hiện BHTN được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ, phổ biến chính sách pháp luật mới có liên quan, tập huấn pháp luật lao động, Luật việc làm và các Nghị định thông tư có liên quan, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, quy trình xử lý và giải quyết các phát sinh vướng mắc, quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết BHTN theo quy trình 1 cửa, tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử và ý thức trách nhiệm, rèn luyện thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ trực tiếp thực hiện giải quyết chính sách BHTN;

Hiện nay, ngoài các trụ sở của Trung tâm DVVL Hà Nội tại Yên Hòa và Hà Đông, việc tiếp nhận và trả kết quả BHTN còn được triển khai tại Minh Khai và 13 Điểm tiếp nhận, Sàn GDVL vệ tinh (trừ điểm Hoài Đức) tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ trong việc giải quyết thủ tục BHTN.

Các thủ tục hành chính đều được công bố công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và niêm yết tại Trung tâm DVVL Hà Nội cũng như tại các điểm tiếp nhận giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Các nội dung cấu thành thủ tục hành chính đều được quy định rõ ràng, chi tiết, giúp người lao động và người sử dụng lao động thuận tiện trong việc theo dõi và thực hiện; thường xuyên được rà soát để bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết, không ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng thực hiện thủ tục cũng như không phát sinh chi phí của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

Trước đây, chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội có 03 chế độ với 11 thủ tục hành chính, bao gồm: Tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp; giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp; chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đi); chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp (chuyển đến); giải quyết hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng. Hiện nay, chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm bổ sung thêm chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, tuy nhiên cũng chỉ có 11 thủ tục hành chính (bỏ thủ tục đăng ký thất nghiệp theo quy định của chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội và bổ sung thủ tục hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động). Việc sửa đổi quy định này nhằm đơn giản hóa quy trình thực hiện, giảm thiểu thời gian và kinh phí cho người lao động mà vẫn đảm bảo tính chính xác trong việc giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội​ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)