3.1.1 .Tổng quan về thành phố Hà Nội
3.2. Thực trạng về Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Thực trạng về lập kế hoạch trong việc chỉ đạo, thực thi chính sách
Khi chính sách BHTN chính thức được áp dụng vào Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhận định đây là chính sách mang tính an sinh xã hội. Để chính sách sớm đi vào cuộc sống, giúp cho người lao động bù đắp một phần thu nhập khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm, Ủy ban nhân dân Thành phố đã khẩn trương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh thành phố Hà Nội nhanh chóng triển khai, thực thi chính sách.
Với nhiệm vụ QLNN về BHTN do UBND Thành phố giao phó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã nhanh chóng triển khai thực hiện lập kế hoạch về chính sách BHTN, cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách: ban hành quy trình cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trực tiếp thực hiện, theo đó, TTDVVL Hà Nội thực hiện công việc tiếp nhận, giải quyết các chế độ hưởng BHTN và BHXH Thành phố thực hiện việc chi trả và quản lý quỹ BHTN.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với Trung tâm DVVL về việc thực hiện tính hưởng TCTN, mức hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động...; và về việc chi trả TCTN, trợ cấp học nghề theo Quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với BHXH Thành phố.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với cơ sở dạy nghề cho NLĐ đang hưởng chính sách BHTN (về số lượng NLĐ học nghề, các chỉ tiêu và danh sách nghề mà các cơ sở dạy nghề đã được giao và được phép hoạt động...); với các đơn vị có sử dụng lao động (về số lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHTN, mức đóng BHTN cho NLĐ...)
Bên cạnh đó Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng lên dự toán mức kinh phí cho việc thực hiện QLNN về BHTN (cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí tuyên truyền, phổ biến chính sách BHTN trên địa bàn...)