3.1.1 .Tổng quan về thành phố Hà Nội
3.2. Thực trạng về Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được quan tâm, từng bước được đổi mới đa dạng hơn về hình thức và nội dung, tạo nhiều kênh thông tin để người lao động, người sử dụng lao động có thể được tiếp cận thông tin về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan như: BHXH Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội ... trong việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp như: giải đáp thắc mắc về chính
sách bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền tại một số doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, các cuộc họp công đoàn để phát trực tiếp cho công nhân và Bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã,…
- Đa dạng hình thức tuyên truyền để phù hợp với từng đối tượng:
+ Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các báo, tạp chí chuyên ngành, báo điện tử... Đây là những kênh truyền thông truyền tải thông tin đến cộng đồng nói chung và người lao động nói riêng nhanh nhất, với mức độ bao phủ lớn, đạt hiệu quả cao;
+ Tổ chức các hội nghị tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp và giải đáp các vướng mắc của người lao động và người sử dụng lao động tại các Quận, Huyện, Thị xã, các khu công nghiệp và chế xuất;
+ In ấn tờ rơi, pano, áp phích, băng thả, băng ngang (phục vụ tuyên truyền đến các Quận, Huyện, Thị xã, doanh nghiệp và các khu công nghiệp);
+ Tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp thông qua hoạt động của sàn giao dịch, các điểm giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tại các Quận, Huyện, Thị xã hoặc kết hợp lồng ghép hoạt động tuyên truyền bảo hiểm thất nghiệp với các hoạt động tuyên truyền về chính sách sách pháp luật trên địa bàn.
Ngoài ra, còn kết hợp tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp tại ngày hội chợ việc làm cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp tại các trường, các buổi nói chuyện, tọa đàm, cuộc họp với người lao động tại doanh nghiệp.
Kết quả thực hiện:
- Thông tin tuyên truyền, tư vấn trực tiếp qua tổng đài tư vấn của Trung tâm về các chế độ BHTN (điều kiện hưởng, hồ sơ hưởng …) qua số điện thoại của đơn vị (máy lẻ 305, 306) với 3.919 lượt người;
- Giới thiệu, thông tin tuyên truyền về đối tượng tham gia, mức đóng BHTN, các chế độ BHTN thông qua 85 lớp Tư vấn định hướng nghề nghiệp và
pháp luật lao động;
Đào tạo bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp; Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng làm việc tại các Trường THPT, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học trên địa bàn thành phố tại các Khối Bảo trợ xã hội và Cơ sở cai nghiện ma túy với 7.815 lượt người;
Để thực hiện nhiệm vụ truyền thông, thông tin một cách có hiệu quả, năm 2018, tại Trung tâm DVVL Hà Nội đã tiến hành các hình thức tuyên truyền về hoạt động của các sàn, điểm GDVL vệ tinh cụ thể như:
- Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các đoàn thể ban ngành tại Quận, Huyện, Thị xã tiến hành việc phát hơn 87.000 tờ rơi tại các cuộc Hội nghị, Hội thảo.
- Phát thanh trên đài tiếng nói Việt Nam tại kênh VOV giao thông: 10 lần (01tháng/lần).
- Tuyên truyền quảng cáo trên google (gồm cả facebook, Google seach và Google Display Network-Remarketing).
- Tuyên truyền quảng cáo trên 02 tuyến xe bus (tuyến 16 và tuyến 62). - Treo băng zôn qua các phiên GDVL chuyên đề, lưu động, online: 525 chiếc.
- Thực hiện việc quảng cáo treo Frame tại 60 tòa nhà Chung cư.
- Phối hợp với phòng LĐTBXH các quận, huyện phát thanh tuyên trên loa phường, xã của 08 tháng:
+ Tại 215 Trung Kính và 144 Trần Phú: 100 phường. + Tại Sàn GDVL vệ tinh: 60 phường/ xã.
+ Tại Điểm GDVL vệ tinh: 96 phường/ xã – 01 tháng/quý.
- Tuyên truyền chính sách thông qua các doanh nghiệp và tổ chức nộp báo cáo tình hình biến động lao động tại Trung tâm;
Do chuẩn bị tốt về nhân sự, cơ sở vật chất (bố trí điểm tiếp nhận, đầu tư trang thiết bị...) và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nên việc giải quyết trợ cấp thất
nghiệp cho NLĐ trên địa bàn Thành phố của Trung tâm DVVL Hà Nội trong thời gian qua đã được người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan quản lý nhà nước và dư luận xã hội đánh giá cao.
Số lượng doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình lao động và biến động lao động tại Trung tâm DVVL Hà Nội theo Điều 16 Thông tư 28/2015/TT- BLĐTBXH ngày 31/7/2015 về việc người sử dụng lao động thông báo tình hình biến động lao động trong năm 2018 như sau:
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp số DN nộp báo cáo thông báo về tình hình biến động lao động năm 2018
STT Nội dung Năm 2018
1 Tổng số DN đã nộp BC số LĐ ban đầu (Mẫu 28/
TT28/2015) 57 đơn vị
2 Tổng số DN đã nộp báo cáo thông báo về tình hình biến
động lao động (Mẫu số 29/ TT28/2015) 440 đơn vị
3 Tổng số lượt DN nộp báo cáo thông báo về tình hình
biến động lao động (Mẫu số 29/ TT28/2015) 1.188 (lượt)
Nguồn: Trung tâm DVVL Hà Nội
Trong 440 đơn vị đã nộp báo cáo có phần lớn là những Công ty Liên doanh và Văn phòng đại diện. Một số đơn vị nộp báo cáo qua dịch vụ chuyển phát nhanh (chiếm khoảng 0.5% trên tổng số đơn vị), một số đơn vị không nộp báo cáo trực tiếp mà thông qua một Công ty khác chuyên tổng hợp báo cáo số liệu (chiếm khoảng 0.8% trên tổng số đơn vị).
Công tác tư vấn cho doanh nghiệp nộp báo cáo mẫu 28-29 tham gia tuyển dụng tại Sàn GDVL tại Trung tâm DVVL cũng chỉ mang lại hiệu quả nhất định (chiếm khoảng 20% doanh nghiệp đã đăng ký tham gia tuyển dụng). Doanh nghiệp để lại nhu cầu thông tin tuyển dụng mong muốn được cung cấp lao động tương đối ít (chiếm khoảng 20% doanh nghiệp tham gia tuyển dụng).