- Mức độ chấp hành pháp luật lao động về BHTN trên địa bàn Thành phố chưa cao:
+ Đối với NLĐ: khai báo không trung thực về tình trạng việc làm của mình; bắt tay với NSDLĐ để trục lợi quỹ BHTN.
+ Đối với NSDLĐ: vi phạm về trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp (toàn bộ lao động không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; còn một số lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không được tham gia) và vi phạm về chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp gồm đóng bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức (Đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động không đúng mức lương theo mức lương trong thang, bảng lương đã xây dựng; mức lương làm căn cứ tham gia BHXH, BHTN, BHYT chưa đầy đủ các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác bắt buộc phải tham gia); Tham gia BHTN cho lao động đã qua đào tạo hoặc lao động có chức danh công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ bằng lương tối thiểu vùng (thiếu 7%-5%); Chưa trả khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và không đóng số tiền BHTN đã thu hoặc khấu trừ của người lao động
+ Đối với các cơ sở dạy nghề: Người được hỗ trợ học nghề không tham gia khóa học hoặc tham gia không đầy đủ nhưng cơ sở dạy nghề vẫn làm thủ tục thanh toán chế độ hỗ trợ học nghề cho lao động thất nghiệp.
- Chưa phát huy được vai trò của việc tư vấn giới thiệu việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ bị thất nghiệp: Số NLĐ thất nghiệp tìm được việc làm mới và có nhu cầu học nghề vẫn ở mức thấp.
- Chưa triển khai, thực hiện được chính sách Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động: Theo số
liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tính đến thời điểm này chưa có người sử dụng lao động hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
- Số đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được thanh, kiểm tra về việc thực hiện pháp luật lao động BHTN còn hạn chế.
- Ban hành nhiều Quyết định thu hồi hưởng TCTN, TCHN.
- Số người lao động thất nghiệp có nhu cầu học nghề vẫn còn ở mức khiêm tốn.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân về phía cơ chế chính sách của Nhà nước:
+ Một số quy định chưa hợp lý. Một số quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội về BHTN và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa phù hợp với thực tế gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện (như quy định về đối tượng tham gia BHTN, quy định về việc tạm dừng và tiếp tục hưởng TCTN....).
+ Các văn bản hướng dẫn đã được ban hành nhưng văn bản hướng dẫn chưa bao quát được hết những yêu cầu đặt ra của quản lý, các quy trình đã được triển khai chưa thống nhất, khi phát sinh những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời.
+ Các quy định về điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động không khả thi, khó thực hiện do điều kiện hưởng chế độ này khá chặt chẽ và hiếm khi xảy ra, người sử dụng lao động khó tiếp cận và đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chế độ nà (Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác như theo quy định để được hưởng chế độ).
- Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý và thực thi chính sách :
+ Những năm đầu thực hiện khi chính sách BHTN còn là chính sách mới, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam đã dẫn đến trong quá trình thực hiện, đặc biệt là giai đoạn đầu gặp không ít khó khăn và vướng mắc như: Thông tin
đến với NLĐ còn hạn chế, NLĐ chưa hiểu hết được quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách BHTN.
+ Số người làm công tác thanh tra còn mỏng, yếu do chỉ tiêu trong ngân sách Thành phố có giới hạn mà khối lượng thực hiện công việc quá lớn.
+ Sự phối hợp giữa các bên: BHXH, Sở LĐ - TB & XH, TTDVVL chưa được nhịp nhàng, đồng bộ nên vẫn còn nhiều lúng túng trong thực thi nghiệp vụ. Hiện nay, Trung tâm DVVL Hà Nội mới chỉ trao đổi gửi các danh sách NLĐ (đủ điều kiện hưởng TCTN, danh sách tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt, hủy...) kèm File dữ liệu qua email cho cơ quan BHXH (qua đường truyền FTP) để cơ quan BHXH in thẻ BHYT, cấp thẻ ATM cho người hưởng TCTN và giải quyết chế độ hưởng TCTN cho NLĐ, chưa có hệ thống kết nối, đối chiếu với dữ liệu thu của cơ quan BHXH về giải quyết chính sách BHTN cho NLĐ để tránh các vấn đề trùng lắp, phát sinh. Mặt khác, việc chưa kết nối được với dữ liệu thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng dẫn đến việc trao đổi thông tin, nhất là các trường hợp cần xác nhận lại thông tin về thời gian tham gia BHXH, BHTN của NLĐ, hoặc cần phát hiện kịp thời khi NLĐ có việc làm trước và trong thời gian đang hưởng TCTN (các trường hợp NLĐ vi phạm các quy định về BHTN) .... gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý giải quyết các tồn tại khi NLĐ vi phạm pháp luật về BHTN như: xử phạt hành chính, thu hồi TCTN ....
+ Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật chưa có những đổi mới mạnh mẽ: Nhiều chương trình vẫn nặng về nội dung tuyên truyền, xem nhẹ hình thức thể hiện, tập trung chủ yếu ở các chương trình chính luận, phổ biến kiến thức khô cứng, thiếu hấp dẫn đối với người xem, nên chưa thật sự tác động mạnh mẽ để người dân hiểu biết và có thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Việc tuyên truyền còn thiếu tính hệ thống, toàn diện, chưa tạo thành những đợt tuyên truyền sâu, rộng, hoặc mang tính tổng lực để tạo hiệu quả tuyên truyền cao. Nội dung tuyên truyền bảo hiểm thất nghiệp chưa có chiều sâu, chưa hấp dẫn, thiếu những chương trình mang tính dài hạn để cộng đồng,
người sử dụng lao động và người lao động nhận thức sâu sắc hơn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Nội dung tuyên truyền chưa đi trước, chưa gắn với quá trình sửa đổi, hoàn thiện chính sách...
+ Tuy đã cố gắng rất nhiều trong công tác tư vấn, tuyên truyền, kết nối việc làm giữa NLĐ với các Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động, cũng như giữa lao động có nhu cầu tìm việc với các DN, nhưng kết quả NLĐ hưởng BHTN được giới thiệu việc làm còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do: Ý thức tìm kiếm việc làm của đại bộ phận NLĐ hưởng TCTN còn chưa cao và mang tính đối phó, nhiều người lao động hưởng TCTN là lao động chất lượng cao nên đưa ra những yêu cầu cao về điều kiện làm việc và mức lương. Nguồn cầu hiện đang có tại Trung tâm DVVL Hà Nội hiện chưa đáp ứng được số lao động này. Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển chưa tìm được người lao động có trình độ, ngành nghề đáp ứng được với nhu cầu tuyển dụng, còn người lao động lại chưa tìm được doanh nghiệp tuyển dụng có ngành nghề, mức lương, vị trí, địa điểm làm việc phù hợp…Từ đó công tác giới thiệu việc làm kết nối công việc cho NLĐ cũng gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến kết quả thực hiện chưa thực sự đạt kết quả cao.
- Nguyên nhân từ phía cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện BHTN: Bộ máy tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của ngành lao động không phải là hệ thống ngành dọc nên tính liên kết của hệ thống yếu, dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, cũng như hỗ trợ đối với các đối tượng trên phạm vi cả nước:
+ Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện các nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm). Tuy nhiên, Trung tâm này trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, do đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp vẫn phải chịu sự tác động các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương.
+ Chưa có sự thống nhất về mô hình tổ chức thực hiện hoạt động giữa các Trung tâm Dịch vụ việc làm do khác nhau về quy mô, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên dẫn tới khó khăn trong công tác chỉ đạo chuyên môn cũng như việc thống nhất, liên kết các hoạt động chuyên môn giữa các trung tâm.
+ Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp/hỗ trợ học nghề, tuy nhiên, việc ban hành quyết định thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dẫn đến bị quá tải về khối lượng công việc, ảnh hưởng công tác quản lý nhà nước tại nhiều địa phương. Đồng thời, quy định này không tạo sự chủ động cho Trung tâm Dịch vụ việc làm khi thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp.
+ Chưa có hoạt động rà soát, đánh giá để lên kế hoạch phân bổ các chi nhánh và văn phòng đại diện tại Trung tâm Dịch vụ việc làm cho phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình đề nghị và hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
+ Việc tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp do 02 ngành lao động và bảo hiểm xã hội cùng thực hiện mà chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa giải quyết các chế độ cùng với việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp.
Công tác phối hợp trong việc thực hiện BHTN còn một số khó khăn sau: Phát sinh khối lượng công việc và kinh phí trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là phát sinh các khâu trung gian từ giải quyết đến chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Mặt khác, không kịp thời phát hiện và ngăn chặn khi có hành vi gian lận, trục lợi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, vẫn có trường hợp người lao động có việc làm nhưng vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Nguyên nhân từ phía người lao động thất nghiệp:
Nhận thức của một số NLĐ thất nghiệp về các quyền lợi được hưởng khi hưởng TCTN còn hạn chế: NLĐ chỉ quan tâm đến tiền TCTN mà không chú ý đến quyền được giới thiệu việc làm và học nghề miễn phí.
Bên cạnh đó, còn một số NLĐ cố tình gian dối, bắt tay với doanh nghiệp để trục lợi quỹ BHTN như: Người lao động khai báo tình trạng việc làm không trung thực hoặc không khai báo với cơ quan lao động dẫn đến tình trạng vừa đóng, vừa hưởng BHTN; NLĐ chủ động xin nghỉ việc để đăng ký hưởng BHTN, nhưng chỉ một thời gian sau, người lao động quay lại đúng với doanh nghiệp cũ.
Việc thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp do NLĐ hưởng sai khó thực hiện vì không liên hệ được với NLĐ đã di chuyển sang địa phương khác làm việc.
- Nguyên nhân từ doanh nghiệp:
+ Do khó khăn về tài chính, việc vay vốn ngân hàng phải chịu lãi suất cao nên nhiều đơn vị, doanh nghiệp trích tiền lương của người lao động để đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng không nộp cho cơ quan BHXH mà để lại làm vốn kinh doanh.
+ Nhiều đơn vị, doanh nghiệp trốn đóng hoặc nợ đóng BHXH nói chung và BHTN nói riêng cũng làm cho quá trình hoàn thiện hồ sơ giải quyết chính sách BHTN cho NLĐ gặp nhiều khó khăn.
+ Một số đơn vị, doanh nghiệp còn chậm ban hành quyết định nghỉ việc, thanh lý hợp đồng lao động… hay làm thủ tục chốt sổ chậm với cơ quan BHXH, làm ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của NLĐ.
+ Hầu hết doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc việc thông báo tình hình biến động lao động cho vụ Trung tâm DVVL Hà Nội nên rất khó phát hiện đơn vị tuyển dụng lao động vào làm mới hoặc cho thôi việc.
Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân khác về nhân sự, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin...tại TTDVVL - nơi trực tiếp giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ, cụ thể:
- Năng lực nhân sự
Nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm còn nhiều bất cập. Hiện nay, vẫn chưa có quy định về tiêu chuẩn vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp của nhân sự Trung tâm Dịch vụ việc làm nói chung
và nhân sự thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp nói riêng. Điều này dẫn đến trình độ của đội ngũ nhân sự tại Trung tâm Dịch vụ việc làm chưa đồng đều, còn hạn chế, ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp. Hơn thế nữa, do chưa có quy định về tiêu chuẩn vị trí việc làm nên vẫn chưa có hoạt động đánh giá, rà soát trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của hệ thống nhân sự để lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
+ Từ năm 2011 đến nay, số định suất lao động thực hiện bảo hiểm thất nghiệp không được bổ sung, trong khi số người đề nghị hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng dẫn đến khối lượng công việc quá tải, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt mục tiêu tư vấn, giới thiệu việc làm để giúp người lao động nhanh chóng tìm được việc làm mới.
+ Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phải bổ sung nhân sự hợp đồng, gây khó khăn về tài chính cho Trung tâm DVVL.
+ Nhân sự được giao theo định suất lao động và các nhân sự hợp đồng không được hưởng các chế độ đãi ngộ như viên chức nên sự tận tâm và gắn bó với công việc.
+ Nhân sự thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, đa số chưa có hiểu biết chuyên sâu về chính sách, pháp luật có liên quan như lao động, việc làm, dạy nghề,…; chưa được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng mềm, bổ trợ cơ bản như kỹ năng tư vấn, kỹ năng truyền thông, kỹ năng làm việc theo nhóm cho quá trình tác nghiệp, thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp.
- Công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều khó khăn, bất cập. Hiện nay, chưa có hệ thống thông tin đăng ký thất nghiệp chung cho cả nước. Điều này dẫn đến việc quản lý người hưởng TCTN còn gặp rất nhiều khó khăn vì
theo quy định của Nhà nước người hưởng TCTN có thể nhận trợ cấp ở nơi mà người hưởng yêu cầu.
+ Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin:
* Đường truyền kết nối internet tốc độ thấp, chỉ có duy nhất 01 đường truyền, tốc độ không đảm bảo, không có phương án dự phòng, tính bảo mật thấp, chưa đáp ứng được khả năng cung cấp khi có nhu cầu trung bình hoặc lớn; hệ thống máy chủ, thiết bị bảo mật cũ, nhiều thiết bị hỏng hoàn toàn do chu kỳ sản xuất của nhà sản xuất không còn cung cấp thiết bị thay thế;
* Cơ sở hạ tầng của Trung ương và địa phương không đồng đều, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các điểm, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh của Trung tâm Dịch vụ việc làm còn sơ sài.
+ Tập trung cơ sở dữ liệu:
Dữ liệu tập trung tại máy chủ đặt tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) dẫn đến khi bảo trì thì tất cả các địa phương đều không sử