5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- Cần xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đối với vấn đề việc làm và phát triển kinh tế của địa phương. Về bản chất, hợp tác xã và tổ hợp tác là tổ chức kinh tế - xã hội mang tính cộng đồng và trách nhiệm xã hội, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân nông thôn. Hợp tác xã, tổ hợp tác đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập, việc làm, phát triển nông thôn mới; bảo vệ môi trường nông thôn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác nhằm nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và đông đảo bà con nông dân trên địa bàn huyện về quan điểm, vai trò, ý nghĩa và lợi ích kinh tế khi tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Nhà nước hiện hành về phát triển kinh tế hợp tác như hỗ trợ về pháp lý, vốn vay ngân hàng, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, tổ chức thăm quan, học tập các mô hình điểm để áp dụng nhân rộng tại các địa phương trong huyện.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác chuyển đổi, sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn huyện theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ hợp tác đang hoạt động nhưng chưa đăng ký, chứng thực đến UBND các xã, thị trấn đăng ký chứng thực nhằm bảo đảm môi trường pháp lý cho quá trình hoạt động của tổ hợp tác.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU