Kinh nghiệm chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thăng long (Trang 42 - 44)

CHƢƠNG 3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

3.1. Kinh nghiệm chung

Trên thế giới, hình thức dịch vụ NHĐT đã đƣợc hình thành và phát triển mạnh ở một số nƣớc từ năm 1995. Để có sự hình thành dịch vụ NHĐT nhƣ ngày nay, việc thực hiện các giao dịch ngân hàng qua kênh điện tử đã hình thành từ những năm 70 của thế kỷ 20 và trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với các hình thái khác nhau.

Đầu tiên phải kể đến là sự ra đời của máy rút tiền tự động (ATM) vào năm 1967 đã mở ra một thời kỳ mới cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Năm 1989, Ngân hàng Wells Fargo cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua mạng hữu tuyến, từ đó dịch vụ NHĐT đã trải qua các bƣớc phát triển nhƣ sau:

Website quảng cáo (Brochure – Ware): Là hình thái đơn giản nhất của NHĐT. Hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng NHĐT là thực hiện theo mô hình này. Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa những thông tin về ngân hàng, về sản phẩm lên trên mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc…, thực chất ở đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thông nhƣ báo chí, truyền hình… Mọi giao dịch của ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, đó là các chi nhánh ngân hàng.

Thƣơng mại điện tử (E-commerce): Đây chính là hình thức mà các ngân hàng nhỏ thƣờng dùng. Với hình thái dịch vụ này, ngân hàng sử dụng Internet nhƣ một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống nhƣ xem thông tin tài khoản, nhận các thông tin về tỉ giá… Internet ở đây chỉ đóng vai trò nhƣ một dịch vụ giá trị gia tăng phục vụ khách hàng.

Quản lý điện tử (E-business): Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía giao dịch viên (front-end) và phía ngƣời quản lý (back-end) đều đƣợc tích hợp với Internet cùng với các kênh phân phối khác, điều này đã làm cho việc chia sẻ dữ liệu giữa các chi nhánh với Hội sở chính ngân hàng diễn ra nhanh

nội bộ đƣợc tự động hóa, báo cáo cho ngân hàng trung ương cũng trở nên đơn giản hơn. Việc áp dụng Quản lý điện tử đã làm gia tăng số lượng sản phẩm và chức năng của ngân hàng dựa trên nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng. Internet và khoa học công nghệ đã gia tăng sự liên kết, chia sẻ thông tin với ngân hàng, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… Đây chính là mô hình tiền đề, là bƣớc đệm để các ngân hàng hƣớng tới xây dựng một NHĐT hoàn chỉnh.

Ngân hàng điện tử (E-bank): chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế tri thức, một sự thay đổi hoàn toàn về chất và lượng trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Việc tận dụng sức mạnh của Internet đã giúp các ngân hàng cung cấp các giải pháp tài chính tốt nhất cho khách hàng của mình. Từ những ứng dụng ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ truyền thống thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân hàng có thể sử dụng NHĐT nhƣ một kênh nhằm cung cấp các giải pháp tài chính, sản phẩm ngân hàng cho từng đối tƣợng khách hàng chuyên biệt.

Tại các nƣớc đi đầu nhƣ Mỹ, các nƣớc Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan... các Ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử nhƣ các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart Card, Visa, Master Card… và các dịch vụ Ngân hàng trực tuyến nhƣ Internet – banking, Mobile- banking, Telephone- banking, Home – banking.

Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Singapore và Hồng Kông đã phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử từ rất sớm. Tại Hồng Kông, dịch vụ Ngân hàng điện tử có từ năm 1990, còn các ngân hàng ở Singapore cung cấp dịch vụ Ngân hàng qua internet từ năm 1997. Dịch vụ Internet – banking ở Thái Lan hoạt động từ năm 2001. Trung Quốc mới tham gia vào hệ thống Ngân hàng trực tuyến từ năm 2000 nhƣng đã có rất nhiều cải cách về chính sách cũng nhƣ chiến lƣợc để phát triển lĩnh vực này.

Theo Citigroup (2018), một số yếu tố hay công cụ mà các ngân hàng/tổ chức tài chính phải xem xét trong chiến lƣợc phát triển ngân hàng điện tử trong thời gian tới phải kể đến là: (i) Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); (ii) Sự tham gia của các công ty công nghệ lớn (Big Tech) trong cung ứng dịch vụ ngân hàng; (iii) Chuyển đổi ngân hàng lõi (Core Banking) và (iv) Số hóa tài sản (Digital Assets). Có thể thấy, các ngân hàng trên thế giới để thành công trong việc ứng dụng công nghệ mới, đều chuyển đổi mô hình kinh doanh, hỗ trợ giao dịch với khách hàng ( tiếp xúc khách hàng, chăm sóc khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng) và thay đổi quản trị vận hành. Một số ngân hàng đã có những thành công trong việc triển khai ngân hàng điện tử đƣợc thống kê trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số ngân hàng triển khai thành công mô hình ngân hàng điện tử

Tiêu chí đánh giá Ngân hàng

Thay đổi mô hình kinh doanh My bank (Alibaba); Webank (Tencent) Hỗ trợ giao dịch khách hàng Bank of American, Wells Fargo (Mỹ),

BBVA(Tây Ban Nha); Credit Suisse, Skandiabanken (Thụy Điển); Webank (Trung Quốc), HSBC (Anh); Nab (Thái Lan); Siam Bank.

Quản trị vận hành Wells Fargo; Bank of American; HSBC; MUFJ (Singapore); NAB (Australia).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thăng long (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)