Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đền hùng​ (Trang 81 - 85)

3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là, hoạt động cho vay tiêu dùng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.Mặc dù Chi nhánh đã xác định thị trƣờng vay tiêu dùng đƣợc đánh giá vô cùng tiềm năng để phát triển hoạt động cho vay cũng nhƣ bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tuy nhiên hiện nay vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hoạt động CVTD chƣa trở thành một trong những phƣơng châm thúc đẩy kinh doanh tại Chi nhánh, mà hiện nay hoạt động cho vay vẫn tập trung chủ yếu ở cho vay thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thƣơng mại….

Hai là, trình độ nghiệp vụ của cán bộ cho vay vẫn còn hạn chế. Tại Chi nhánh, hiện nay định biên lao động là 106 ngƣời, trong đó cán bộ tín dụng ở mảng khách hàng cá nhân là 22 ngƣời, hầu hết là các bộ trẻ, nhiệt huyết và năng động. Tuy nhiên về kinh nghiệp và nghiệp vụ tín dụng thì chƣa nhiều, mức độ dày dặn trong giải quyết các vấn đề phát sinh còn hạn chế nhƣ tƣ vấn bán hàng, giải quyết xung đột từ khách hàng, kỹ năng trong tín dụng còn hạn chế. Mức độ chuyên nghiệp từ cán cán bộ chƣa đồng đều, khả năng tƣ vấn và tƣơng tác với khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Năng lực tiếp thị và tƣ vấn bán hàng của cán bộ còn hạn chế, năng lực thẩm định thông tin khách hàng, đánh giá khách hàng của một số cán bộ trong Chi nhánh còn chƣa tốt ảnh hƣởng nhiều đến khâu thẩm định khách hàng, dẫn đến thẩm định nhiều thông tin sai lệch và gây ảnh hƣởng đến thời gian thẩm định. Theo khảo sát từ phía khách hàng, khi điều tra các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tại Chi

nhánh thì nhân tố này chiếm khoảng 65%, trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là thái độ phục vụ của Nhân viên Ngân hàng chiếm trên 80%. Điều này cho thấy rằng để cải thiện chất lƣợng dịch vụ, tăng khả năng thu hút khách hàng thì không chỉ đáp ứng đƣợc yếu tố trình độ kỹ thuật của nhân viên mà còn phục thuộc rất nhiều vào thái độ phục vụ của nhân viên. Nhân viên không có thái độ tận tình mà còn ngƣợc lại thì sẽ làm ảnh hƣởng đến quyết định vay vốn của khách hàng và sẽ gây ra hiệu ứng không tốt với nhiều khách hàng khác.

Ba là, công tác marketing còn hạn chế, chƣa có hiệu quả cao.Công tác Marketing thực hiện còn rời rạc, chƣa có sự đồng bộ, thống nhất giữa các phòng ban và đƣợc thực hiện khá thụ động. Công tác Marketing chủ yếu đƣợc thực hiện qua các Băng rôn Quảng cáo, Chi nhánh chƣa có nhiều các chƣơng trình cụ thể, để quảng bá hình ảnh của Chi nhánh, đƣa hình ảnh của Chi nhánh trở nên gần gũi với khách hàng.

3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Một là, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng tại địa bàn. Các Ngân hàng thƣơng mại ngày càng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm, marketing rộng rãi nhằm thu hút khách hàng qua tất cả các kênh truyền thông. Chính vì vậy mà phân khúc này càng trở nên sôi động trong hoạt động cho vay. Hiện nay tại địa bàn tỉnh Phú Thọ có 4 Chi nhánh của Ngân hàng Vietinbank, thì ngoài việc cạnh tranh với các “đối thủ” của Ngân hàng khác, thì Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Đền Hùng có sự cạnh tranh của các Chi nhánh khác; Cùng cơ chế cho vay, cùng thƣơng hiệu, đây là một thách thức lớn đối với Chi nhánh, điều này đã tạo áp lực rất lớn trong cho vay tại địa bàn để có thể thu hút đƣợc khách hàng đến với Chi nhánh và trung thành với dịch vụ của mình.

Hai là, tập quán tiêu dùng của ngƣời dân.Tập quán đƣợc hình thành bởi thói quen và tâm lý của ngƣời dân. Quy mô hoạt động CVTD còn thấp, điều

kiện mở rộng hoạt động CVTD còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hạn chế trong cung cấp sản phẩm tín dụng tiêu dùng bắt nguồn từ thói quen và tâm lý tiêu dùng của ngƣời dân.

Ngƣời dân có xu hƣớng không thích nợ nần và chịu gánh nặng tâm lý khi chƣa trả hết nợ, mặc dù đến nay tâm lý này đã có phần thoáng hơn trƣớc, tuy nhiên để thay đổi hoàn toàn về tập quán, thói quen tiêu dùng là điều không thể. Phần đông ngƣời dân Việt Nam trong độ tuổi lao động hiện nay vẫn có xu hƣớng tiết kiệm trƣớc rồi mua sắm sau, thay vì chi tiêu trƣớc rồi trả nợ. Tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, với tốc độ đô thị hóa còn chƣa cao, thu nhập dân cƣ còn thấp, trình độ dân trí nhiều nơi còn chƣa cao, vì vậy Ngân hàng ít có điều kiện mở rộng tập khách hàng cho vay, giảm tỷ trọng cho vay tiêu dùng và sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên, với quy mô dân số năm 2018 khoảng 1.4 triệu ngƣời và mật độ dân số khá cao là 397.3 ngƣời/km2

, số lao động trên 15 tuổi trở lên tại địa bàn gần 800 nghìn ngƣời sẽ là tiềm năng để Ngân hàng có thể khai thác, tập trung các giải pháp phát triển cho vay trong thời gian sắp tới. Theo nhƣ khảo sát đƣợc tiến hành, yếu tố phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của ngƣời dân ảnh hƣởng đến quyết định vay chiếm tỷ lệ 30%.

Ba là, do khả năng trả nợ khách hàng.Đây là một trong những nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng. Điều kiện để cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh sẽ tính đến nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng, tuy nhiên khách hàng khó chứng minh đƣợc nguồn thu nhập trả nợ của bản thân và gia đình. Đây là vấn đề khá nan giải khi cấp tín dụng, không phải khách hàng vay nào cũng có bảng lƣơng hay sao kê lƣơng qua tài khoản hàng tháng. Đồng thời đối với những khách hàng với nguồn thu nhập từ kinh doanh thì khá khó để xác định.

Bốn là, do biến động của chu kỳ kinh tế. Sự hƣng thịnh của thời kỳ kinh tế sẽ quyết định đến tâm lý của dân cƣ, nếu thời kỳ kinh tế ổn định, dân cƣ có mức sống ổn định và thu nhập tốt thì sẽ hoạt động CVTD sẽ đƣợc phát triển và ngƣợc lại nếu lạm phát gia tăng, giá cả tăng cao sẽ tạo tâm lý lo ngại cho ngƣời dân; Đồng thời sẽ kéo lãi suất cho vay tăng theo, ngƣời dân sẽ có những quyết định thận trọng về đi vay hơn, điều này sẽ làm giảm nhu cầu vay tiêu dùng. Năm 2015, đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong quá trình hội nhập của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định tự do thƣơng mại thế hệ mới. Trong suốt giai đoạn từ năm 2015 – 2018 nền kinh tế tăng trƣởng khá ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát ở mức khá, nền kinh tế cơ bản đạt đƣợc các cân đối vĩ mô, điều này góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển tăng theo. Tuy nhiên tại địa bàn tỉnh Phú Thọ là một tỉnh có thể nói tốc độ đô thị hóa chƣa cao, thu nhập dân cƣ còn thấp, vì vậy mặc dù giai đoạn 2015 – 2018 đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên do những hạn chế từ nội tại mà chƣa thể chuyển biến hoàn toàn hoạt động cho vay. Thông qua khảo sát từ phía khách hàng, yếu tố tình hình nền kinh tế có ảnh hƣởng khá lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng với tỷ lệ là 58%, nhƣ vậy có thể thấy đây là một yếu tố khách quan khá quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tại Chi nhánh.

Năm là, sự phụ thuộc vào Hội sở: Chi nhánh chịu sự quản lý và chi phối từ phía Hội sở, về công nghệ cũng phải đồng bộ từ Hội sở. Các yếu tố về khung chính sách, khung lãi suất cũng phụ thuộc từ Hội sở nên cũng hạn chế về việc phát triển cho vay tiêu dùng.

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNGKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH ĐỀN HÙNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đền hùng​ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)