Công ty cổ phần TM-XNK Thuận Thành nằm trên địa bàn huyện Thuận Thành, là một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Bắc Ninh với diện tích 116 km2, có vị trí giáp danh với các huyện Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh; Gia Lâm của Hà Nội, Vân Lâm của Hưng Yên và Cẩm Giàng của Hải Dương. Huyện nằm cách quốc lộ 1A khoảng 15km, quốc lộ 5 khoảng 20 km và trung tâm Hà Nội khoảng 35 km. Huyện có tỉnh lộ 280-281-282, quốc lộ 38 và sông Đuống chạy qua. Với vị trí địa lý như trên, rất thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, phát triển kinh tế và văn hóa của huyện.
Thuận Thành là huyện có dân số khá đông, khoảng 201.000 người năm 2016, có nhiều làng nghề, nhiều nhà máy và khu công nghiệp nhỏ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 khoảng 16,4 triệu đồng/người/năm. Vì vậy, đây là thị trường tiềm năng cho các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng.
Công ty cổ phần TM-XNK Thuận Thành được thành lập từ sau khi cổ phần hóa Chi nhánh Thuận Thành của Công ty thương mại Bắc Ninh vào tháng 09 năm 2007. Từ đó đến nay công ty vẫn hoạt động hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng. Vốn điều lệ của công ty là 2000 triệu đồng tương đương với 400 cổ phần và chưa phải là công ty đại chúng.
Với quy mô kinh doanh còn nhỏ, hoạt động kinh doanh còn đơn giản, công ty xây dựng cho mình bộ máy quản lý gọn nhẹ, được cụ thể qua Hình 2.1:
Trong bộ máy quản lý trên: HĐQT gồm 3 người, 1 Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty; 2 ủy viên HĐQT, trong đó 1 ủy viên kiêm Phó Giám đốc công ty và phụ trách kinh doanh.
Công ty có 3 khu vực kinh doanh tại:
Xã Thanh Khương, Thuận thành (rộng 1015 m2)
Xã Trạm Lộ, Thuận Thành (rộng 530 m2)
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Đây là những vị trí trung tâm kinh tế - văn hóa của huyện, tập trung các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất, đông dân cư… do đó sẽ là tiền đề tốt để công ty phát triển hoạt động kinh doanh. Hiện nay công ty tổ chức kinh doanh theo hai hướng chủ yếu:
a) Kinh doanh thương mại bán lẻ
Với vị trí giao thương thuận lợi, với địa bàn đông dân cư sức mua lớn, công ty đã lựa chọn hướng kinh doanh bán lẻ các mặt hàng phục vụ tiêu dùng của dân cư địa phương. Đây là một hướng kinh doanh tốt bởi:
Kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu cho tiêu dùng càng lớn và đa dạng. GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH
Trên địa bàn của huyện, chưa có công ty bán lẻ lớn tham gia vào thị trường mà chủ yếu vẫn là tư thương kinh doanh nhỏ lẻ theo kiểu truyền thống.
Với một thị trường lớn, tiềm năng chưa được khai thác hết như trên sẽ là một điều kiện rất thuận lợi cho công ty kinh doanh và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay công ty mới chỉ kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, chưa tổ chức để trở thành nhà bán buôn. Hoạt động bán lẻ tuy đã tiến hành trong thời gian dài nhưng việc tổ chức còn thiếu chuyên nghiệp:
Nghiên cứu và phát triển thị trường: Phòng kinh doanh của công ty gồm 3 người, do Phó Giám đốc phụ trách điều hành. Tuy đã thành lập phòng ban chuyên trách nhưng hoạt động của bộ phận này còn rất mờ nhạt, gần như bỏ trống công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. Điều này dẫn tới việc nắm bắt thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng của công ty khá chậm và thiếu chính xác, từ đó làm cho công tác tổ chức kinh doanh thiếu tính chủ động, không có kế hoạch dài hạn.
Chủng loại hàng hóa kinh doanh: hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng nhưng hiện nay công ty mới chỉ kinh doanh những loại đồ dùng cho sinh hoạt gia đình như: hàng may mặc, giầy dép, đồ điện, tạp hóa… với số lượng, chủng loại và mẫu mã chưa phong phú. Còn những loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm… công ty chưa kinh doanh và cũng chưa có kế hoạch để tham gia vào thị trường này trong ngắn hạn. Nguồn hàng đầu vào của công ty rất nhỏ lẻ, công ty cũng chưa đứng ra làm đại lý cho các hãng hay các nhà sản xuất lớn, do vậy mà chất lượng hàng hóa không ổn định, giá bán còn cao, chưa tạo được sự khác biệt ưu việt so với tư thương trên địa bàn.
Tổ chức bán hàng: việc tổ chức bán hàng được thực hiện rất đơn giản, theo đó hàng hóa khi nhập về sẽ được chuyển tới các các cửa hàng, từ đây hàng hóa sẽ được bán trực tiếp ra thị trường. Việc xây dựng các chương trình để chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng chưa được công ty thực hiện, điều này làm cho công tác bán hàng trở nên thụ động, làm giảm đáng kể hiệu quả trong kinh doanh.
Chính sách bán hàng: do hàng hóa được nhập về số lượng thường ít, nguồn không ổn định và công ty cũng chưa đứng ra làm đại lý cho các hãng sản xuất lớn, vì vậy trong quá trình kinh doanh của mình công ty hầu như không áp dụng các chính sách để thúc
đẩy bán hàng và công tác chăm sóc khách hàng cũng bỏ ngỏ. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay khi mà càng ngày càng có nhiều hơn những người kinh doanh, áp lực cạnh tranh để tồn tại khiến cho những nhà kinh doanh phải tổ chức kinh doanh văn minh hơn, quan tâm tới lợi ích của khách hàng hơn để có thể khẳng định được mình. Trong xu thế đó, khách hàng sẽ có nhiều hơn sự lựa chọn, chính điều này đã làm cho công ty dần mất đi những khách hàng truyền thống.
b) Cho thuê mặt bằng kinh doanh
Với diện tích kinh doanh khá rộng, lại nằm ở những vị trung tâm trên địa bàn, trong khi năng lực kinh doanh của công ty chưa khai thác hết, nên hơn một nửa diện tích kinh doanh của công ty được được chia nhỏ thành các kiôt để cho thuê. Với cách làm này chi phí bỏ ra ít, không phải quản lý nhiều mà thu nhập lại ổn định. Tuy nhiên, hạ tầng tại các khu vực kinh doanh cũng như cho thuê hiện nay của công ty đã xuống cấp nhiều, lại ít được cải tạo nâng cấp, điều này làm giảm hiệu quả khi khai thác những vị trí kinh doanh rất có lợi thế thương mại mà công ty đang có.