Những nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tm xnk thuận thành​ (Trang 74 - 79)

2.4.2.1 Tổ chức kinh doanh

Trong các doanh nghiệp thì đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn, còn đối với Công ty CP TM-XNK Thuận Thành thì đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả sử dụng vốn. Công tác tổ chức kinh doanh của công ty từ khâu nghiên cứu, phát triển thị trường đến việc xác định hướng kinh doanh, tổ chức bán hàng, chăm sóc khách hàng… đều làm rất yếu. Điều này đã dẫn tới doanh số bán hàng các năm đạt thấp, kéo theo nó là hiệu suất sử dụng các nguồn vốn thấp, chi phí sử dụng các nguồn vốn tăng và làm giảm nghiêm trọng hiệu quả sử dụng vốn.

2.4.2.2 Tổ chức sử dụng vốn

a) Trong ngắn hạn: Để thấy được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả sử

dụng vốn của công ty, đề tài sử dụng mô hình DU PONT để phân tích:[1, tr. 378]

LNST = LNST x Doanh thu x Tổng nguồn vốn

Vốn CSH Doanh thu Tổng nguồn vốn Vốn CSH

ROE = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính

Qua mô hình DU PONT ta thấy có 3 yếu tố tác động tới ROE là: hệ số lãi ròng, vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Qua Bảng 2.17 ta thấy ROE của công ty có xu hướng giảm qua các năm với tốc độ khá nhanh là 18.9% một năm, sự giảm sụt này được tạo nên bởi 2 yếu tố chính:

 Thứ nhất là sự sụt giảm của hệ số lãi ròng. Qua các năm hệ số này có xu hướng giảm với tốc độ khá nhanh là 15.5% một năm, qua đó góp phần đáng kể vào sự sụt giảm của ROE. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm của hệ số lãi ròng ta có thể thấy rõ qua Bảng 2.1 khi mà tốc độ tăng doanh thu bình quân hàng năm của công ty (9.2%) chậm hơn tốc độ tăng chi phí (11.6%).

 Thứ hai là sự giảm dần mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính đóng góp phần rất lớn vào kết quả của ROE với mức gia tăng bình quân cho ROE hàng năm là 1.6 lần, tuy nhiên do sự giảm dần hệ số nợ của công ty qua các năm với tốc độ khá nhanh (17.8 %/năm) đã làm giảm mức độ tác động tích cực của đòn bẩy tài chính (10.2%/năm) tới sự gia tăng của ROE.

 Ngoài hai yếu tố trên, thì hệ số vòng quay toàn bộ vốn cũng góp phần gia tăng cho ROE. Tuy nhiên do hiệu suất sử dụng vốn của công ty đạt thấp nên mức độ gia tăng của yếu tố này cho ROE hàng năm là không nhiều, bình quân là 1.1 lần và tốc độ tăng thêm là 2% một năm.

b) Trong đầu dài hạn: với phương án thu hồi vốn mà công ty dự kiến thì dự án đầu tư

có lãi hơn 500 triệu đồng, kết quả của dự án được công ty xác định bằng: [-1217.5 + 158.4 + 158.4 + 176.5 + 229.7 + 1057.3] = 562.8 triệu đ.

Tuy nhiên, khi chúng ta đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư dài hạn của công ty thì hiệu quả của dự án lại là âm trong cả trường hợp theo giá điều chỉnh cũng như giá ghi sổ. Điều này là do trong quá trình đánh giá dự án, công ty đã bỏ qua yếu tố giá trị thời gian của tiền, do đó khi quy các khoản thu nhập của dự án về hiện tại theo mức lãi suất chiết khấu thì hiệu quả kinh tế của dự án nhỏ hơn 0. Đây là yếu tố công ty phải đưa vào khi đánh giá đầu tư dài hạn để đảm bảo xác định hiệu quả đầu tư thực của dự án.

Bảng 2.17 Mức độ tác động của các yếu tố tới roe

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 BQ

Tốc độ tăng (%) 16/15 17/16 BQ Tổng nguồn vốn Triệu đồng 4793.8 5276.3 5434.7 5168.2 10.1 3.0 6.5 Vốn CSH " 2752.5 3357.4 3873.0 3327.6 22.0 15.4 18.7 Doanh thu " 4995.4 6370.5 5786.3 5717.4 27.5 -9.2 9.2 LNST " 526.3 754.4 388.1 556.3 43.3 -48.6 -2.6 ROE % 19.1 22.5 10.0 17.2 17.5 -55.4 -18.9 Hệ số lãi ròng % 10.5 11.8 6.7 9.7 12.4 -43.4 -15.5 Vòng quay toàn bộ vốn Lần 1.04 1.21 1.06 1.1 15.9 -11.8 2.0 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Lần 1.74 1.57 1.40 1.6 -9.8 -10.7 -10.2 Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 2.1 và 2.10

2.4.2.3 Nhân tố con người

Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ tổ chức hoạt động, tổ chức kinh doanh, điều hành sử dụng vốn… đều được thực hiện bởi con người. Một tổ chức được lãnh đạo bởi những con người có trình độ chuyên môn, giầu kinh nghiệm tổ chức quản lý… sẽ đưa ra được những quyết định có chất lượng, đảm bảo cho việc đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.

Bảng 2.18 Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý

Họ tên Trình độ Ghi chú

Nguyễn Thị Mùi Cử nhân kinh tế Giám đốc, Chủ tịch HĐQT

Nguyễn Xuân Chúc Cử nhân kinh tế Phó giám đốc (kinh doanh), Ủy viên HĐQT

Đỗ Hữu Khải Trung cấp Ủy viên HĐQT

Vũ Thị Tú Trung cấp Kế toán trưởng

Hồ Ngọc Loan Trung cấp Phòng hành chính

Nguồn: Phòng hành chính Công ty CP TM-XNK Thuận Thành

Qua Bảng 2.18 ta có thể thấy đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ chuyên môn không cao. Qua thực tế tìm hiểu hoạt động của công ty thì thấy rằng kinh nghiệm, năng lực điều hành kinh doanh và tổ chức sử dụng vốn của đội ngũ quản lý còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ đó làm cho hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn của công ty thấp và ngày càng giảm sút.

2.4.2.4 Tiềm lực vốn và cơ sở vật chất

Tiềm lực vốn của công ty hiện còn yếu, cơ sở vật chất của công ty còn nghèo, điều này sẽ gây khó khăn trong việc trang bị và nâng cấp các điều kiện để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Không những thế, nó còn ảnh hưởng tới uy tín của công ty, từ đó gây khó khăn và tạo giới hạn trong việc công ty huy động các nguồn vốn bên ngoài cho đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh, tận dụng thời cơ để phát triển.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP TM-XNK THUẬN THÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tm xnk thuận thành​ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)