Nhận định về thị trường và cơ hội kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tm xnk thuận thành​ (Trang 79 - 88)

Những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo đánh giá của các tổ chức quốc tế, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá cao về tiềm năng bán lẻ bậc nhất khu vực. Theo thống kê, hiện chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart+ (Tập đoàn Vingroup) đang chiếm ưu thế với hơn 1.500 cửa hàng trên cả nước; kế tiếp là Circle K có khoảng 300 cửa hàng; B’s mart có khoảng 180 cửa hàng; Family mart có gần 160 cửa hàng,... Mặc dù bán lẻ là một “miếng ngon béo bở”, nhiều tiềm năng nhưng hiện tại, doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi hạn chế về nguồn lực, kỹ năng kinh doanh, hệ thống quản trị. Trong khi đó, những nhà đầu tư nước ngoài, với kế hoạch bài bản, nhanh chóng, quyết liệt dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, liên doanh liên kết, mua bán sáp nhập đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tính đến nay, gần 55% thị phần thị trường bán lẻ đã thuộc về các nhà đầu tư ngoại. Việc mở cửa thị trường, cùng sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài. Với quy mô đầu tư bài bản, đến nay các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã dần thiết lập, hình thành các mạng lưới phân phối hiện đại, mang lại nhiều tiện ích, được người tiêu dùng đánh giá cao. Mặt khác, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có nhiều lợi thế cạnh tranh nhờ mức độ chuyên nghiệp, uy tín về thương hiệu và sự tin cậy từ các nhà cung ứng hàng hóa trong nước và ngoài nước hơn các nhà bán lẻ Việt Nam. Do đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có sự chuẩn bị, nâng cao năng lực cạnh tranh rất có thể sẽ bị mất quyền kiểm soát thị trường và đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp ngoại.

Với đặc thù hệ thống mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phần lớn là quy mô nhỏ nên để tận dụng lợi thế này mà vẫn cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng những lợi thế như phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích bám theo khu vực dân cư và tiếp tục phát

triển thương hiệu ra các khu vực dân cư mới, khu vực ngoại thành. Chủ động trong công tác xây dựng nguồn hàng trong nước có chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả ổn định,...

Có thể thấy, nếu không chủ động tìm kiếm những hướng đi mới, doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ phải chấp nhận thua ngay trên sân nhà khi làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này ngày càng mạnh. Bởi nhìn một cách khách quan, doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn thua kém nhà đầu tư nước ngoài nhiều mặt. Tuy đã có những cải tiến nhưng vẫn thiếu chuyên nghiệp, từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu...

Chúng ta cần thay đổi ngành bán lẻ hướng tới tiếp tục tăng trưởng và bảo đảm tính cạnh tranh. Muốn thay đổi phải có chiến lược cụ thể, thúc đẩy tăng trưởng thông qua sáng tạo và nếu ai chậm chân trong lĩnh vực này sẽ thua và ra khỏi thị trường. Bên cạnh đó, cần áp dụng công nghệ cho phân phối bán lẻ như đưa hình thức bán lẻ đa kênh, cả trực tuyến (online) lẫn truyền thống (offline) vào hệ thống vì đây sẽ là xu hướng phát triển tất yếu. Có như vậy mới hỗ trợ được DN trong nước mở rộng thị trường đưa hàng Việt Nam ra thị trường khu vực và thế giới. Các tập đoàn bán lẻ của nước ngoài có thế mạnh về vốn, công nghệ kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và chuỗi thu mua phân phối toàn cầu. Do đó, họ hơn hẳn và có thể áp đảo các doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn về vốn, điều kiện sản xuất, phân phối nhỏ lẻ. Thực tế cho thấy, không ít các thương hiệu bán lẻ có tên tuổi của Việt Nam đã bị doanh nghiệp nước ngoài mua lại, hoặc tham gia mua cổ phần, từng bước thâu tóm.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi thấy rằng:

Phần lớn các sản phẩm mới tung ra trên thị trường gặp thất bại là do doanh nghiệp mơ hồ trong việc xác định khách hàng, thị trường và mục tiêu nên đã không tạo được sự khác biệt cho sản phẩm. Từ chỗ không hiểu rõ khách hàng, không hiểu thị trường nên doanh nghiệp chưa đưa ra được sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và một chiến lược triển khai phù hợp.

Chính vì thế mà việc đầu tư, nghiên cứu thị trường trước khi quyết định triển khai một sản phẩm mới là rất cần thiết. Thông thường, để phát triển một sản phẩm mới, doanh nghiệp phải trải qua bốn bước. Trước tiên là xác định, nhận dạng, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh.

Kế đến là thử nghiệm, gạn lọc các khái niệm về sản phẩm mới. Bước tiếp theo là phát triển sản phẩm mới. Và cuối cùng là thử nghiệm bán hàng mô phỏng, thử nghiệm thị trường.

Trong bốn bước kể trên, bước quan trọng đầu tiên là nhận diện cơ hội trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ xem xét nhu cầu, mối quan tâm của khách hàng, thị trường để từ đó chuyển thành chiến lược kinh doanh của mình.

Điều đầu tiên là chúng ta phải có ý tưởng. Và ý tưởng đó xuất phát từ những thông tin có liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, có thể xuất phát từ một lời phàn nàn của khách hàng, từ một nhận xét nào đó về sản phẩm, từ việc giải quyết một sự cố trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng… Đôi khi ý tưởng cũng có thể xuất phát từ thành công, kể cả thất bại của đối thủ hoặc của chính doanh nghiệp.

Nguồn ý tưởng xuất phát từ yếu tố nội tại và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp thường có định kiến “bụt nhà không thiêng” nên đi tìm ý tưởng từ bên ngoài mà ít để ý đến những ý kiến trong nội bộ.

trước hết doanh nghiệp cần phải xem trọng ý tưởng trong nội bộ doanh nghiệp, vì “không ai hiểu mình bằng chính mình”. Muốn có được những ý tưởng hay, người chủ doanh nghiệp phải biết cách tổ chức, phải tạo điều kiện để mọi người tranh luận, phát triển ý kiến trong doanh nghiệp. Ở một môi trường mà mọi nhân viên đều có quyền nhận định bất kỳ quyết định nào của ban giám đốc thì ý tưởng mới có cơ hội phát triển.

Trong thực tế, để làm được điều này là không dễ vì nhiều ông chủ rất dễ nổi nóng khi nghe ý kiến trái chiều từ nhân viên. Việc tạo ra môi trường sáng tạo trong nội bộ tổ chức liên quan đến văn hóa doanh nghiệp. Và đây là yếu tố quan trọng để tạo nên năng lực cạnh tranh động cho doanh nghiệp. Tại một số doanh nghiệp nước ngoài, họ tổ

chức hẳn một bộ phận chuyên thu thập, quản lý, theo dõi từ những góp ý phê bình cho đến những ý kiến mới, sau đó trình bày lại cho ban giám đốc, cho đội ngũ những nhà nghiên cứu.

Suy cho cùng, những ý tưởng xuất phát từ bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp đều cần thiết, vấn đề là doanh nghiệp làm thế nào để tổ chức thu thập và biến những ý tưởng đó thành cơ hội kinh doanh cho chính mình.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhận thức về cơ hội và năng lực kinh doanh ở Việt Nam hiện nay ở mức thấp. Chỉ có 36,8% người trưởng thành ở Việt Nam nhận thức có cơ hội để khởi sự kinh doanh và 48,7% người trưởng thành nhận thức là có năng lực kinh doanh.

Kết quả này bắt nguồn chủ yếu từ bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những năm gần đây, cộng với sự bất ổn của thị trường tài chính đã khiến việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.

Tỷ lệ người có ý định khởi sự kinh doanh ở Việt Nam trong ba năm tới chỉ ở mức thấp, 24,1%, kém xa so với mức trung bình của các nước ở giai đoạn đầu.

Một nguyên nhân khác khiến tỷ lệ lo sợ thất bại khi kinh doanh của người Việt Nam cao là do khả năng kinh doanh còn hạn chế. Dù gần một nửa người Việt Nam tự đánh giá mình có đủ năng lực kinh doanh, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với mức trung bình của các nước phát triển giai đoạn đầu (68,7%).

Sự không tin về khả năng kinh doanh của người Việt Nam cũng một phần là do kinh tế Việt Nam gặp khó khăn trong những năm gần đây. Mặt khác cũng phải kể đến sự yếu kém của hệ thống giáo dục đào tạo trong việc đào tạo kiến thức kỹ năng cho doanh nhân, khiến cho nhiều người Việt Nam không có điều kiện để tự trang bị kiến thức và kỹ năng về kinh doanh…

Việc xây dựng lòng tin cho người làm kinh doanh là rất quan trọng. Theo đó, Nhà nước cần tiếp tục kiên định các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, lấy lại lòng tin cho người kinh doanh. Các chính sách cũng phải dễ dự đoán, dễ tiên liệu để người dân dự kiến được kế hoạch kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, cũng cần minh bạch hóa các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để người làm kinh doanh có thể tiếp cận các thông tin, sự trợ giúp về kỹ thuật . Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế để người dân không có "mặc cảm" sẽ bị phân biệt đối xử. Tăng cường phổ biến thông tin để người dân nhận biết được nhu cầu của thị trường vì ý tưởng kinh doanh thường xuất phát từ việc giải quyết nhu cầu của cuộc sống...

Về vấn đề này, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đang được các chuyên gia kinh tế cho rằng, sẽ tạo một cú hích nhằm mang đến thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi gia nhập thị trường cũng như tạo hành lang pháp lý thông thoáng để doanh nghiệp vận dụng kinh doanh dễ dàng, hiệu quả.

Thuận Thành là huyện có lượng dân cư đông, có nhiều làng nghề và khu công nghiệp nhỏ. Kinh tế tại Thuận Thành và các huyện lân cận đang trong giai đoạn phát triển nhanh, người dân có thu nhập ở mức khá và ngày càng tăng. Vì vậy, đây là thị trường có sức mua lớn và sẽ ngày càng tăng đối với những mặt hàng tiêu dùng.

Với 3 lợi thế lớn về dân số, kinh tế và môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ.

Việt Nam là một thị trường đầy hấp dẫn với 96 triệu dân và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 98 triệu dân. Hơn nữa, tầng lớp trung lưu đang tăng lên nhanh chóng. Chi tiêu của người tiêu dùng đang tăng lên do dân số trẻ, đô thị hóa nhanh và nền kinh tế ngày càng mở cửa với cơ hội việc làm, kinh doanh và thu nhập ngày càng tăng. Việt Nam hiện được đánh giá là Top 6 nền kinh tế lớn nhất khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Chi tiêu của người tiêu dùng đang tăng lên do dân số trẻ, đô thị hóa nhanh và nền kinh tế ngày càng mở cửa với cơ hội việc làm, kinh doanh và thu nhập ngày càng tăng. Mặt khác, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ổn định, môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho DN phát triển khiến các nhà đầu tư chú ý hơn. Cụ thể, việc Chính phủ cho phép thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài

từ năm 2015, cùng với các chính sách ưu đãi… là những lý do khiến thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn hàng đầu thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại.

Bởi vậy, trong khoảng 10 năm (2007 - 2016) đã có 164 nhà đầu tư nước ngoài “rót” vốn đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam. Điển hình như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central Group (Thái Lan)... đã và đang đầu tư tại Việt Nam thông qua các thương vụ M&A. Năm 2017, khá nhiều đơn vị quốc tế đã “để mắt” tới thị trường bán lẻ Việt Nam.

Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh giữa các DN bán lẻ nội và ngoại cũng sẽ gay gắt hơn, đòi hỏi các DN bán lẻ Việt Nam phải có những chiến lược mới để giữ vững thị phần và cải thiện uy tín của mình trước những đối thủ nước ngoài đáng gờm có lợi thế hơn hẳn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm, nhân sự…

Cũng liên quan đến lĩnh vực bán lẻ, trong một nghiên cứu về ngành bán lẻ Việt Nam được công bố tháng 10 năm ngoái đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu khá đồng điệu với các ý kiến đưa ra tại cuộc Đối thoại. Nghiên cứu này nhận định, ngành bán lẻ Việt Nam được dự báo là ngành kinh doanh bền bỉ, ổn định, thu hút sự tham gia đầu tư của nhiều DN nước ngoài. Tuy nhiên, thị trường cũng sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Với sự gia tăng về thu nhập và sự nhanh nhậy về thông tin, yêu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn đối với số lượng, chất lượng và chủng loại các hàng hóa tiêu dùng sẽ ngày càng tăng. Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà kinh doanh phải nâng cao chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ và quan tâm tới lợi ích của khách hàng một cách thường xuyên.

Các nhà kinh doanh mặt hàng cùng loại với công ty trên địa bàn hiện nay khá nhiều, tuy nhiên chưa có những nhà bán buôn, bán lẻ với quy mô lớn và chuyên nghiệp. Ngoài ra thì Thuận Thành là địa bàn nông thôn, quy mô thị trường và sức tiêu dùng không đủ lớn để hấp dẫn các nhà bán lẻ nước ngoài. Vì vậy, sự cạnh tranh đối với công ty chủ yếu đến từ những nhà bán lẻ có quy mô nhỏ ở ngay trên địa bàn huyện và tỉnh nhà. Do đó có thể nói trên địa bàn huyện hiện nay chưa có nhà bán lẻ nào tạo ra

được uy tín vượt trội, nên dù áp lực cạnh tranh của các nhà bán lẻ khác tạo ra đối với công ty ngày càng nhiều nhưng cơ hội để công ty cải tổ và khẳng định mình vẫn còn rộng mở.

Công ty hiện có 3 khu cửa hàng kinh doanh với diện tích khá rộng, lại nằm ở những vị trí trung tâm rất thuận lợi để phát triển kinh doanh thương mại. Đây là lợi thế lớn của công ty so với các nhà kinh doanh khác trong khu vực trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường để tồn tại và phát triển.

 Tiềm lực về vốn, cơ sở vật chất, kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh của công ty còn yếu. Tuy nhiên những khó khăn này cũng là những khó khăn chung của các doanh nghiệp Việt Nam, nó hoàn toàn có thể khắc phục được trong thời gian không dài.

 Công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng, gắn với thị trường địa phương, am hiểu tập quán tiêu dùng của người địa phương, lại có cửa hàng kinh doanh tại những vị trí thuận lợi.

 Công ty có vị trí kinh doanh thuận lợi, trong khi đó năng lực tổ chức kinh doanh bán lẻ còn yếu nên hoạt động cho thuê mặt bằng kinh doanh hiện đang đem lại hiệu quả cao hơn so với tổ chức kinh doanh bán lẻ. Vì vậy, hoạt động cho thuê mặt bằng vẫn sẽ là hướng kinh doanh tốt mà công ty nên tiếp tục tập trung khai thác trong thời gian tới.

 Công ty nằm cách quốc lộ 1A khoảng 15 km, quốc lộ 5 khoảng 20 km, rất thuận lợi cho việc nhập các nguồn hàng từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn… giúp giảm chi phí mua hàng, nhanh chóng cập nhật mẫu mã, chất lượng hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tm xnk thuận thành​ (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)