Cơ cấu lại nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tm xnk thuận thành​ (Trang 94 - 95)

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn bình quân, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ cũng như rủi ro tài chính của công ty. Hệ số nợ của công ty hiện đang ở mức thấp, công ty lại đang có nhu cầu đầu tư để đổi mới và mở rộng kinh doanh, do đó để nhanh chóng huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu đồng thời giảm bớt sự chia sẻ quyền kiểm soát công ty, đề tài đề xuất nâng hệ số nợ của công ty. Hệ số nợ tại cuối năm 2017 của công ty là 0.29, đề tài đề xuất hệ số nợ của công ty là 0.65. Hệ số nợ theo đề xuất tuy có tăng lên nhiều, nhưng do quy mô vốn kinh doanh của công ty còn nhỏ nên số nợ này cũng không phải lớn (khoảng 7.2 tỷ đồng) nên việc huy động đủ số vốn cần thiết sẽ không quá khó. Với quyết định nâng hệ số nợ, công ty sẽ:

 Sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn trong hoạt động của mình, qua đó nâng cao khả tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính nếu việc mở rộng kinh doanh đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nếu hoạt động kinh doanh của công ty không hiệu quả thì việc sử dụng nhiều vốn vay trong hoạt động sẽ đem đến những tác động rất xấu, đó là sự sụt giảm nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đây là điều mà công ty phải thấy rõ để trong quá trình đổi mới, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình phải được tính toán chi tiết và quyết liệt tổ chức thực hiện.

 Chịu áp lực thanh toán và rủi ro tài chính nhiều hơn. Việc sử dụng vốn vay nhiều hơn, nhất là vốn vay ngắn hạn từ các NHTM trong hoạt động của mình cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ phải chịu rất nhiều áp lực trong việc trả lãi và trả gốc tiền vay. Nếu hoạt động kinh doanh và quản lý nợ phải thu của công ty không tốt sẽ dẫn tới mất khả năng thanh toán cho các nhà cung cấp vốn. Tuy nhiên, vì việc phải đối mặt với áp lực thanh toán và rủi ro tài chính nhiều hơn cũng sẽ tạo áp lực buộc các nhà quản lý công ty phải tích cực và quan tâm hơn tới hoạt động kinh doanh, qua đó tạo

động lực để nâng cao hiệu suất, chất lượng của hoạt động sử dụng vốn cũng như hoạt động kinh doanh của công ty.

Đây là hệ số nợ đề xuất trong giai đoạn hiện nay để công ty có thể làm quen và thích nghi dần với tình hình mới, nếu việc đầu tư mở rộng kinh doanh của công ty đem lại hiệu quả tích cực thì căn cứ vào tình hình cụ thể công ty có thể tiếp tục nâng hệ số nợ lên mức 0.7 hoặc hơn nữa để có đủ vốn cho việc tiếp tục mở rộng kinh doanh, chớp lấy thời cơ và tăng trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tm xnk thuận thành​ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)