5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Hạn chế
Sản phẩm và dịch vụ còn nghèo nàn, hiện tại Chi nhánh Agribank Bắc Kạn mới chỉ phát hành được 4/ 17 sản phẩm thẻ do Agribank ban hành như: Thẻ Success, Thẻ Pluss Success, Thẻ Visa, Master. Số lượng này còn quá ít so với các ngân hàng khác như Vietinbank với 6 dòng thẻ ghi nợ nội địa E-Partner gồm: E-Partner C-Card, E-Partner G-Card, C-Card Pink - Card, E-Partner S-
Card, E-Partner BHXH và E-Partner Thành Công dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau.
Việc phát triển những năm vừa qua chủ yếu thiên về số lượng chưa đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lượng cũng như tăng cường giao dịch của chủ thẻ sau khi đã phát hành thẻ. Hiện tại tỷ lệ thẻ hoạt động của ngân hàng rơi vào khoảng từ 60 - 70%.
Doanh số dùng thẻ để rút tiền mặt qua ATM chiếm tỷ trọng quá cao, doanh số thanh toán qua đơn vị chấp nhận thẻ chiếm tỷ lệ quá ít nhất là thẻ ghi nợ nội địa. Đây là một đặc điểm tương đối đặc thù của hoạt động thẻ ở Việt Nam so với các nước khác và biểu hiện rõ nhất của sự chưa hiểu quả và thiếu bền vững của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Việt Nam.
Các chính sách hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tuy đã có khá nhiều nhưng chưa có chính sách mang tính đột phá để tạo một lực bẩy cho công cụ thanh toán thẻ và thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ hơn.
Thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên chưa được đánh giá cao. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến đánh giá độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Agribank.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Ngoài dòng thẻ chính, hiện Chi nhánh chưa triển khai thêm các dòng sản phẩm nào khác. Trong khi các đối thủ như VietinBank, BIDV đã triển khai thành công nhiều sản phẩm độc đáo và tiện ích như: các loại thẻ đồng thương hiệu, thẻ trả trước ... Có thể thấy rằng, việc cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp của từng nhóm đối tượng khách hàng sẽ đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng của khách hàng, mang lại sự hài lòng của khách hàng và đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.
Việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng còn rất khiêm tốn cho thấy sự thích nghi của người dân với dịch vụ tín dụng tiêu dùng thanh toán trước trả tiền sau còn nhiều điểm cần phải khắc phục.
Việc thanh toán thẻ qua đơn vị chấp nhận thẻ còn thấp, tính liên kết giữa đơn vị bán hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán không cao và kém bền vững dẫn đến việc phát triển dịch vụ thanh toán thẻ qua POS nói chung là chậm và chưa tương ứng với yêu cầu đòi hỏi của một nền kinh tế có hệ thống thanh toán hướng dần tới phi tiền mặt.
Chưa có các quy định được luật hóa về việc yêu cầu kinh doanh dịch vụ đặc thù phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng như một số nước đã thực hiện nên các đơn vị kinh doanh hàng hóa dịch vụ, thậm chí ngay cả nhiều đơn vị kinh doanh bán lẻ lớn vẫn không sẵn sàng chấp nhận thanh toán thẻ mà lý do chính là tâm lý thích tiền mặt và có thể là một số thủ thuật để có lợi trong quá trình nộp thuế thu nhập trong hoạt động kinh doanh.
Là ngân hàng do nhà nước quản lý, tác phong của cán bộ nhân viên của Agribank chưa thực sự cạnh tranh được so với các ngân hàng khối thương mại cổ phần. Vẫn còn tồn tại phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp, chưa tận tình và chu đáo với khách hàng.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH BẮC KẠN
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ tại Agribank Bắc Kạn