0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 51 -51 )

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả dự kiến nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi (phụ lục đính kèm) với 02 nhóm đối tƣợng nhƣ sau:

- Nhóm 1: Ngƣời dân địa phƣơng.

Mục đích của phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng (Những đối tƣợng đƣợc phỏng vấn này phải đảm bảo đã và đang đến làm việc với các cán bộ công chức, viên chức của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng) nhằm xem xét kỹ năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức, thái độ trách nhiệm với công việc, của các cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng theo đánh giá của đối tƣợng đến làm việc với các cán bộ công chức, viên chức.

- Nhóm 02: Cán bộ công chức của Sở và các Hiệu trƣởng và Giám đốc trung tâm do Sở quản lý.

Mục đích phỏng vấn nhóm này nhằm đánh giá các nhân tố chủ quan tác động đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng thông qua góc nhìn của chính những cán bộ này liên quan đến tác động của cơ chế tuyển dụng, chế độ lƣơng thƣởng, quy trình cách thức đánh giá...

- Cỡ mẫu điều tra:

Với nhóm 1, do số mẫu rất lớn và không thể thống kê, mặt khác điều kiện tài chính và thời gian có hạn nên tác giả dùng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên khả dụng (Convenience Sampling Technique). Theo đó, tác giả lựa chọn điều tra ngẫu nhiên 100 ngƣời dân đến làm việc với Sở Giáo dục & Đào tạo trong thời gian thực hiện đề tài.

Với nhóm 2, do số mẫu không lớn (cán bộ công chức, viên chức của Sở GD & ĐT tỉnh Hải Dƣơng là 60 ngƣời và Hiệu trƣởng thuộc Sở là 54 ngƣời, Giám đốc các trung tâm là 12 ngƣời) nên tác giả điều tra toàn bộ tổng thể. Nhƣ vậy, cỡ mẫu nhóm 02 là 126 ngƣời.

Nội dung điều tra thể hiện trong phiếu điều tra kèm theo luận văn. Việc đánh giá các nội dung điều tra theo bảng Likert dƣới đây:

Điểm Khoảng Ý nghĩa với

nhóm 1 Ý nghĩa với nhóm 2 5 4.20 - 5.00 Rất tốt Hoàn toàn đồng ý 4 3.40 - 4.19 Tốt Đồng ý 3 2.60 - 3.39 Bình thƣờng Bình thƣờng 2 1.80 - 2.59 Yếu Không đồng ý 1 1.00 - 1.79 Rất yếu Rất không đồng ý

2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu và đƣợc tác giả thu thập thông qua các báo cáo, các sổ theo dõi về tình hình đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu thông qua các phƣơng tiện đại chúng: đài, báo, ti vi, internet… để đảm đảm đƣợc tính thời sự của thông tin.

Đề tài thu thập tài liệu, thông tin từ các cơ quan thống kê, cơ quan chuyên môn nhƣ: Cục Thống kê tỉnh Hải Dƣơng, Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng, UBND tỉnh Hải Dƣơng…

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin, số liệu

* Phương pháp tổng hợp thông tin

Phƣơng pháp tổng hợp là phƣơng pháp liên kết các yếu tố, các thành phần thành thông tin thu thập đƣợc, thành một chỉnh thể có tính chất lớn hơn tổng các tính chất của các yếu tố ban đầu.

Mục tiêu tổng hợp dữ liệu thông tin là liệt kê tất cả các dữ liệu có liên quan đến miền dữ liệu thu thập.

+ Ƣu điểm: Bằng phƣơng pháp tổng hợp, các ý tƣởng, các sự kiện đƣợc tập hợp thành một toàn thể, đi từ các nguyên lý, nguyên nhân đến các kết quả. Ngoài công dụng chính là trình bày, chứng minh, tổng hợp còn đƣợc dùng trong việc phát hiện và sáng chế khoa học, khám phá ra đƣợc các hợp chất mới bằng cách tổng hợp các chất đơn giản (tổng hợp sáng tạo); sự phân loại các sinh vật, sự hệ thống hóa các định luật riêng rẽ thành nguyên lý.

+ Nhƣợc điểm: Tổng hợp không thể đầy đủ hoàn toàn vì khó đạt đƣợc đến một tổng thể tuyệt đối mà mọi sự có thể từ đó suy ra một cách tất nhiên; bởi vì ta không nắm đƣợc chân lý hoàn toàn, nhất định và kiến thức của ta bao giờ cũng còn thiếu sót.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lƣợng) của những hiện tƣợng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thƣớc đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lƣợng về số liệu. Để hiểu đƣợc các hiện tƣợng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay đƣợc sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này nhƣ sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

- Thống kê tóm tắt (dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng sau khi số liệu đã đƣợc tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, lƣợng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức

Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, để đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở GD&ĐT nhƣ sau:

Nhóm chỉ tiêu này đƣợc phản ánh thông qua: Số lƣợng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là những kiến thức chuyên sâu đƣợc biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học... Đây là những kiến thức mà nếu thiếu, cán bộ công chức, viên chức cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nƣớc sẽ thấp.

- Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức: Cao cấp, trung cấp và chƣa qua đào tạo - là cơ sở xác định quan điểm, lập trƣờng của cán bộ công chức, viên chức. Thực tế cho thấy nếu cán bộ công chức, viên chức có lập trƣờng chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tƣởng cách mạng thì sẽ đƣợc nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động đƣợc nhân dân thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

- Trình độ quản lý nhà nƣớc của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nƣớc, đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.

- Trình độ ngoại ngữ, tin học: Đây là tiêu chí quan trọng ảnh hƣởng tới năng lực làm việc và quản lý của cán bộ cán bộ công chức, viên chức trong thời kỳ hội nhập.

- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

- Phẩm chất đạo đức, lối sống, thái độ trách nhiệm với công việc: Đây là những tiêu chí vô cùng quan trọng đối với ngƣời cán bộ trong thời kỳ phát triển và hội nhập nhƣ hiện nay. Nƣớc ta đang phải đối mặt với bệnh quan liêu, bao cấp, trì trệ, thiếu trách nhiệm trong công việc trong bộ máy quản lý của nƣớc. Đây là một rào cản rất lớn đối với sự phát triển của đất nƣớc.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI SỞ GD&ĐT TỈNH HẢI DƢƠNG

3.1. Một số nét khái quát về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dƣơng

3.1.1. Vị trí, chức năng

Trụ Sở giáo dục Hải Dƣơng đặt tại số 94 Phố Quang Trung - Phƣờng Quang Trung - Thành phố Hải Dƣơng, Sở Giáo dục đƣợc xây dựng và trƣởng thành từ năm 1945 cho đến năm 1997 đƣợc xây dựng mới, từ đó cơ quan sở đã có đủ 11 phòng ban chuyên môn, 4 phòng lãnh đạo và các phòng chức năng và 86 đơn vị trực thuộc.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dƣơng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực giáo dục và đào tạo (trừ đào tạo nghề) trên địa bàn tỉnh, về các dịch vụ công thuộc thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dƣơng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dƣơng: Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và các phó Giám đốc.

Giám đốc Sở là ngƣời đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh Hải Dƣơng; Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dƣơng và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo trƣớc HĐND, UBND tỉnh Hải Dƣơng và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dƣơng

Phó Giám đốc là ngƣời giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Sở và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công.

Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở và các phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng do UBND tỉnh Hải Dƣơng quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dƣơng ban hành và theo quy định của Pháp luật. Việc miễn nhiệm, từ chức, cách chức, khen thƣởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc và phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của văn phòng Sở (11 phòng)

Công tác tham mƣu, tổng hợp, thực thi nhiệm vụ về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc khối văn phòng Sở gồm 11 phòng, ban:

- Ban Giám đốc. - Văn phòng sở. - Phòng tổ chức cán bộ. - Phòng kế hoạch tài chính. - Phòng CTHSSV &CNTT. - Thanh tra sở. - Phòng khảo thí & KĐCLGD. - Phòng Giáo dục mầm non. - Phòng Giáo dục Tiểu học. - Phòng Giáo dục Trung học. - Phòng GDCN & GDTX.

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở GD&ĐT Hải Dƣơng PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Văn phòng sở Phòng tổ chức cán bộ Phòng kế hoạch tài chính Phòng Thanh tra Phòng giáo dục trung học Phòng GD mầm non Phòng giáo dục tiểu học Phòng GDTX và GDCN Phòng công tác học sinh sinh viên Phòng khảo thí và kiểm định chất lƣợng

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC 48

Các phòng giáo dục (12 phòng) bao gồm:

Phòng giáo dục huyện Tứ kỳ; Phòng giáo dục huyện Gia lộc; Phòng giáo dục huyện Ninh Giang; Phòng giáo dục huyện Thanh Miện; Phòng Giáo dục huyện Kim thành; Phòng giáo dục thị xã Chí linh; Phòng giáo dục huyện Thanh hà; Phòng giáo dục huyện Nam sách; Phòng giáo dục huyện Cẩm giàng; Phòng giáo dục huyện Bình giang; Phòng giáo dục thành phố Hải Dƣơng; Phòng giáo dục huyện Kim môn.

Các trƣờng trung học phổ thônggồm: 54 đơn vị

Các khối trung tâm giáo dục thƣờng xuyên gồm: 12 đơn vị Các Khối Trung tâm KTTH-HNDN gồm: 8 đơn vị

Đứng đầu các phòng nghiệp vụ chuyên môn có Trƣởng phòng; giúp việc trƣởng phòng có các phó trƣởng phòng; đứng đầu các trƣờng có hiệu trƣởng; giúp việc hiệu trƣởng có các phó hiệu trƣởng; đứng đầu các trung tâm có Giám đốc Trung tâm; giúp việc Giám đốc Trung tâm có các phó giám đốc Trung tâm.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng chuyên môn nghiệp vụ; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dƣơng và quy định thẩm quyền, trách nhiệm của ngƣời đúng đầu các tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Kết quả Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua tại Hải Dương

Trong những năm qua dƣới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban nhành, đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, ngành giáo dục tích cực triển khai chƣơng trình hành động số 53 - Ctr/TU của Tỉnh uỷ thực hiện nghị quyết số 29/TƢ về đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhân; đồng thời hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững vị trí tốp đầu cả nƣớc trên nhiều lĩnh vực.

Ngành giáo dục thực hiện công tác tham mƣu, tuyên truyền vận động để các cấp các ngành và nhân dân hiểu đúng về vai trò của giáo dục, trên cơ sở đó cộng đồng trách nhiệm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh.

Ngày nay trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa , hội nhập và phát triển, giáo dục và đào tạo đƣợc Đảng ta khẳng định là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho sự phát triển.Thấm nhuần những tƣ tƣởng đó, ngành giáo dục Hải Dƣơng bằng nhiều hình thức phong phú đã tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và nhân dân, tạo sự đồng thuận cùng chăm lo phát triển giáo dục, làm cho sự nghiệp giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân. Bởi lẽ đó, dù ở hoàn cảnh nào, Đảng, chính quyền và nhân dân Hải Dƣơng vẫn coi trọng việc dạy và học. Các yếu tố của xã hội học tập ở Hải Dƣơng đã hình thành ngay từ khi Bác Hồ kêu gọi toàn dân diệt giặc dốt và luôn đƣợc chăm lo, tiếp nối đến ngày nay.

Các cấp quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện, xã và từng trƣờng luôn thực hiện tốt công tác tham mƣu, đƣa các chủ trƣơng của ngành trở thành nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy Đảng và chính quyền để tăng cƣờng sự chỉ đạo và lãnh đạo.

Phát triển quy mô trƣờng lớp gắn liền với nâng cao chất lƣợng giáo dục; quan tâm đến chất lƣợng thực sự, không chạy theo thành tích; phát triển giáo dục toàn diện, tạo nền tảng vững chắc cho việc bồi dƣỡng học sinh giỏi, bồi dƣỡng nhân tài.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, giáo dục Hải Dƣơng vẫn luôn cố gắng mở rộng quy mô trƣờng lớp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Ngay cả trong những thời điểm chiến tranh khốc liệt nhất. Hải Dƣơng vẫn quyết tâm “Địch đến thì giải tán, địch đi tiếp tục học ngay”. Cùng với sự phát triển quy mô trƣờng lớp, chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao, phát triển vững chắc, thực chất và có chiều sâu, đó là uy tín và phƣơng châm để giáo dục Hải Dƣơng phát triển, ngày nay phát huy với nhiều thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia và những tấm huy chƣơng vàng, bạc, đồng, trong các kỳ thi quốc tế và khu vực hàng năm và các kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học hàng năm. Kết quả đó khẳng định sự gắn kết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 51 -51 )

×