0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 47 -47 )

5. Kết cấu và nội dung của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, logic-lịch sử, phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu, lấy ý kiến chuyên gia …

Đề tài cố gắng sử dụng những nguồn số liệu đáng tin cậy nhƣ: những số liệu công bố chính thức của Tổng cụ thống kê, Ngân hàng Nhà nƣớc, các ngân hàng thƣơng mại, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thái Nguyên.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp: đƣợc thu thập từ điều tra thực tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thái Nguyên. Sử dụng phƣơng pháp điều tra cá nhân bằng phiếu điều tra đƣợc thực hiện với 100 mẫu là những khách hàng tại Chi nhánh. Đồng thời, thông tin sơ cấp cũng đƣợc thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu cán bộ đang làm việc tại Chi nhánh và các chuyên gia khác.

+ Địa điểm nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thái Nguyên.

+ Mẫu: Luận văn dự kiến điều tra 100 phiếu phỏng vấn. Trong đó điều tra 70 khách hàng các nhân và 30 khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp.

+ Đối tƣợng nghiên cứu: Các khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thái Nguyên.

+ Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Điều tra, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn tại Chi nhánh MB Thái Nguyên về chiến lƣợc kinh doanh, các hình thức huy động vốn, chất lƣợng các dịch vụ do Chi nhánh cung ứng, chính sách lãi suất đang áp dụng tại Chi nhánh, trình độ công nghệ của Chi nhánh, hoạt động Marketing của Chi nhánh và mức độ thâm niên, uy tín của Chi nhánh

Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp: Dựa trên những nguồn số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn sau: những số liệu công bố chính thức của Tổng cụ thống kê, Ngân hàng Nhà nƣớc, các ngân hàng thƣơng mại, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thái Nguyên. Từ sách, báo, báo điện tử trong nƣớc …

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu định lƣợng thì tiến hành lập trên bảng biểu.

Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, số liệu của MB Thái Nguyên từ năm 2012 đến 2014.

Đồng thời tổng hợp lại các phiếu điều tra thành một bảng thống kê. Sau đó sẽ tiến hành phân tích kết quả tổng hợp đó.

Thông tin đƣợc tổng hợp vào máy tính phục vụ cho việc phân tích sau này sử dụng bộ công cụ Excel.

Các thông tin định tính sẽ đƣợc mã hóa trƣớc khi nhập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Sau khi đã thu thập đƣợc số liệu, các bƣớc tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng, tác giả có thể sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phƣơng pháp thống kê, phân tích-tổng hợp, …

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn, số liệu của MB Thái Nguyên từ năm 2012 đến 2014 để so sánh từ đó thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh:

- So sánh số liệu đạt đƣợc qua các năm để thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hƣởng tới huy động vốn tại chi nhánh Thái Nguyên.

- So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn qua đó thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong hoạt động huy động vốn từ đó tìm đƣợc hƣớng đi đúng nhất trong chiến lƣợc cạnh trạnh mở rộng thị phần.

Thông qua phiếu điều tra thấy mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến hoạt động huy động vốn của MB Thái Nguyên đối với lĩnh vực huy động vốn theo mức độ tin cậy, mức độ đáp ứng, năng lực phục vụ của Chi nhánh….

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn để đánh giá thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh qua đó nêu đƣợc những điểm mạnh và điểm yếu của Chi nhánh.

- Cơ cấu nguồn vốn theo bảng ở chƣơng 3. - Cơ cấu vốn huy động theo bảng chƣơng 3.

- Kết quả kinh doanh từ huy động vốn theo bảng ở chƣơng 3.

- Các chỉ tiêu đánh giá tăng cƣờng huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại theo bảng ở chƣơng 3.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn:

trên tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn

Tính ổn định của nguồn vốn đƣợc thể hiện qua khối lƣợng, tốc độ tăng trƣởng, xu hƣớng biến đổi của nguồn vốn đó. Khối lƣợng vốn huy động đƣợc xem là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đề ra mục tiêu lâu dài và hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho NH. Bên cạnh đó, NH cũng cần duy trì một mức độ tăng trƣởng về nguồn vốn ổn định, một mặt để NH có thể quản lý đƣợc chi phí và tính thanh khoản, mặt khác giúp NH tránh đƣợc nguy cơ ứ đọng hoặc thiếu hụt về nguồn vốn.

Tỷ lệ vốn khác = Vốn khác

Tổng nguồn vốn

Thông qua nghiệp vụ làm trung gian thanh toán, NH có thể huy động đƣợc vốn trên các tài khoản ký quỹ mở thƣ tín dụng, phát hành séc bảo chi, séc chuyển tiền, các hối phiếu thƣơng mại… Bên cạnh đó, các NHTM còn có thể vay trên thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu (thƣờng không có tài sản đảm bảo).

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn huy động:

- Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng:

Tỷ lệ tiền gửi từ dân cƣ = Tiền gửi dân cƣ Tổng vốn huy động

Là hình thức NH huy động các khoản tiền nhàn rỗi, khoản tiền tiết kiệm, những khoản dự phòng của dân cƣ trong xã hội. Đây là một nguồn huy động tiềm năng mà các NHTM cần có chiến lƣợc khai thác để tăng thêm nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế và tăng lợi nhuận thu đƣợc.

Tỷ lệ tiền gửi từ TCKT = Tiền gửi từ TCKT Tổng vốn huy động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh mà các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp thƣờng gửi tiền vào NH để hƣởng tiện ích trong thanh toán và lợi nhuận sinh ra từ lãi, qua việc: mở tài khoản, nhận tiền gửi và đáp ứng nhu cầu thanh toán của họ, đây có thể coi là nguồn huy động vốn lớn với chi phí thấp.

- Cơ cấu vốn huy động theo phương thức:

Tỷ lệ tiền gửi giao dịch = Tiền gửi giao dịch Tổng vốn huy động

Đây là khoản tiền có thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào và NH phải có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp hoặc bằng không, thay vào đó chủ tài khoản có thể đƣợc hƣởng các dịch vụ NH với mức phí thấp.

Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm = Tiền gửi tiết kiệm Tổng vốn huy động

Tiền gửi tiết kiệm là một trong những hình thức tích trữ tiền, thông qua đó ngƣời dân không những vừa đảm bảo an toàn cho số tiền của mình mà còn sinh sôi nảy nở thêm. Tiền gửi tiết kiệm có một số hình thức: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Tỷ lệ giá trị giấy tờ có giá = Giá trị giấy tờ có giá Tổng vốn huy động Giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu và kỳ phiếu Ngân hàng

+ Trái phiếu Ngân hàng: là một công cụ vay nợ dài hạn do NHTM phát hành nhằm tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó ngân hàng cam kết trả vốn và lãi cho ngƣời mua trái phiếu sau một thời gian nhất định. Ngân hàng ấn định lãi suất của trái phiếu trên cơ sở cung cầu về vốn trên thị trƣờng sao cho có thể khuyến khích, động viên đƣợc ngƣời gửi và NHTM đảm bảo đƣợc hiệu quả kinh doanh. Phƣơng thức trả lãi cũng đƣợc Ngân hàng áp dụng một cách linh hoạt: trả lãi trƣớc, trả lãi sau, trả lãi định kỳ...Nguồn vốn huy động đƣợc từ nghiệp vụ này có mục đích là không chịu sự điều chỉnh của quy định dự trữ bắt buộc và có tính ổn định cao.

hạn do các NHTM phát hành và đƣợc giao dịch trên thị trƣờng vốn ngắn hạn. Kỳ phiếu Ngân hàng là hình thức huy động vốn “ăn khách” của ngân hàng nhờ lãi suất tƣơng đối “mềm” của nó. Do lãi suất kỳ phiếu của ngân hàng cao hơn lãi suất tiết kiệm, hơn nữa nó uyển chuyển hơn, biến động theo từng thời gian và từng địa phƣơng cụ thể, có thế chuyển nhƣợng và mua bán đƣợc, cho nên một số nơi có tình trạng là có sự di chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang kỳ phiếu: số dƣ tiền gửi tiết kiệm giảm - số dƣ kỳ phiếu Ngân hàng tăng. Khi hết thời gian phát hành kỳ phiếu thì số dƣ kỳ phiếu ngân hàng giảm số dƣ tiền gửi tiết kiệm lại tăng.

Trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng là những hình thức huy động rất cơ động và thoáng. Bằng các công cụ này, các Ngân hàng có thế chủ động tạo ra một khối lƣợng vốn nhƣ mong muốn một cách nhanh chóng đế đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách trong một thời gian nhất định khi đã huy động đủ khối lƣợng theo dự kiến, Ngân hàng sẽ ngừng việc huy động kỳ phiếu, trái phiếu. Các trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng đƣợc phát hành ra vừa có tác dụng duy trì khối lƣợng huy động vừa có tác dụng chổng lạm phát. Điều này đặc biệt cần thiết khi nền kinh tế có lạm phát.

- Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn:

Tỷ lệ vốn huy động

có kỳ hạn =

Vốn huy động có kỳ hạn Tổng vốn huy động Trong đó:

Vốn huy động có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền vay có kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động

không kỳ hạn =

Vốn huy động không kỳ hạn Tổng vốn huy động

+ Vốn huy động không kỳ hạn: là khoản tiền có thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào và NH phải có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp hoặc bằng không, thay vào đó chủ tài khoản có thể đƣợc hƣởng các dịch vụ NH với mức phí thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

+ Vốn huy động có kỳ hạn: Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của ngƣời gửi tiền, NH đã đƣa ra hình thức tiền gửi có kì hạn. Họ chỉ đƣợc rút tiền vào thời điểm đáo hạn hoặc yêu cầu NH cho rút trƣớc hạn (trƣờng hợp rút trƣớc hạn, khách hàng có thể không đƣợc hƣởng lãi hoặc hƣởng lãi suất khuyến khích). Đây là nguồn tiền tƣơng đối ổn định và NH có thể sử dụng phần lớn vào kinh doanh.

- Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền:

Các hình thức huy động vốn nói trên đóng vai trò chủ yếu trong công tác huy động vốn của NHTM. Tuy nhiên, trong tình hình kinh doanh ngân hàng hiện nay, sẽ rất thiếu sót nếu nhƣ không đề cập đến nguồn vốn có thế huy động đƣợc bằng cách vay các NHTM khác thông qua thị trƣờng nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng.

Tỷ lệ vốn huy động nội tệ = Vốn huy động nội tệ Tổng vốn huy động

Thị trƣờng nội tệ liên ngân hàng: là thị trƣờng tiền tệ do NHTW tố chức để giải quyết mối quan hệ vay mƣợn những khoản vốn tạm thời giữa các TCTD với nhau. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 7/1993 (Quyết định số 114 - 21/06/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam) đã giúp các tố chức tín dụng là thành viên của thị trƣờng này chuyển đối nhanh hoạt động của mình theo cơ chế thị trƣờng (sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn và đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi trƣờng hợp).

Nếu nhƣ trƣớc đây, vấn đề chủ yếu chỉ là tiền gửi, thì việc tăng trƣởng của các tài sản Có, mà chủ yếu là các khoản cho vay, luôn bị chi phối khả năng tăng trƣởng của các loại tiền gửi. Do vậy, đã có tình trạng có Ngân hàng cần vốn thì lại không có, trong khi có những ngân hàng thừa vốn thì không có nhu cầu cho vay, chỉ đƣợc gửi vào tài khoản tiền gửi ở NHNN. Nhƣng ngày nay do đã thay đổi nhận thức về cách quản lý tài sản Nợ có tính chất mềm dẻo hơn, nên các Ngân hàng có thế vay mƣợn lẫn nhau. Việc vay mƣợn này có thể diễn ra ngắn hạn, thậm chí vài ngày đến một, hai tháng hoặc lâu hơn.

Tổng vốn huy động

Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng: Đƣợc thành lập từ ngày 15/10/1994, thị trƣờng ngoại tệ liên Ngân hàng là thị trƣờng thay thế hai Trung tâm giao dịch hiện nay và bƣớc khởi đầu đế hình thành thị trƣờng hối đoái sau này.

Hoạt động của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng đã thể hiện bƣớc đi đúng hƣớng và đƣợc đông đảo các NHTM hƣởng ứng. Với chế độ mua bán thông thoáng, lƣợng ngoại tệ giao dịch giữa các thành viên với khách hàng của mình (các đơn vị kinh tế), giữa các ngân hàng thƣơng mại với nhau và giữa các ngân hàng thƣơng mại với NHNN đã đạt mức khá cao.

- Ngoài ra, để đánh giá thêm về hiệu quả huy động vốn còn có các chỉ tiêu về Tính thanh khoản của nguồn vốn và chỉ tiêu về chi phí huy động vốn.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH

THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội Thái Nguyên Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động ngày 4/11/1994. Trụ sở chính ban đầu của MB tại Số 3 Đƣờng Liễu Giai, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Nay là số 21 Cát Linh, Quâ ̣n Đống Đa, Hà Nội. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển MB liên tục giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Quân đội đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hội của đất nƣớc. Bƣớc vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, Ngân hàng TMCP Quân đội tự tin hƣớng tới những mục tiêu và ƣớc vọng to lớn hơn trở thành một ngân hàng có uy tín trong nƣớc, trong khu vực và vƣơn ra thế giới, hoạt động theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

MB không dừng lại ở quy mô hoạt động của một ngân hàng mà đã hƣớng tới một mô hình tập đoàn tài chính với các công ty thành viên đang hoạt động hiệu quả. Sự phát triển ổn định với nhịp độ tăng trƣởng cao đã giúp MB có đƣợc niềm tin của Khách hàng, Đối tác và Nhà đầu tƣ [11].

Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Nguyên là một chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (Trang 47 -47 )

×