0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hiện trạng hiệu quả trong lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI​ (Trang 78 -78 )

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội được Thành phố đánh giá là đơn vị chủ đạo trong lĩnh vực VTHKCC của Thủ đô với thị phần chiếm trên 90%, luôn là đơn vị đi đầu trong việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC nhằm góp phần giảm ách tắc, tai nạn giao thông, góp phần xây dựng trật tự văn minh đô thị.

Đối với đầu tư phát triển VTHKCC, giá thành trong vận chuyển xe buýt luôn cao hơn giá bán do nhà nước quy định. Tuy rằng nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ về chính sách như giảm, miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế lợi tức ... nhưng đầu tư phát triển VTHKCC vẫn chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

2.2.2.1.Hiệu quả của doanh nghiệp:

Có thể phân tích đánh giá chi phí, doanh thu, lợi nhuận việc đầu tư phát triển VTHKCC bằng xe buýt như sau:

Chi phí:

Chi phí hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt của Tổng Công ty gồm những chi phí sau:

- Chi phí trực tiếp: Nhiên liệu, dầu bôi trơn, chi phí tiền lương lao động trực tiếp, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm phương tiện, VTPT ...

- Chi phí gián tiếp: Lương và bảo hiểm cho nhân viên hành chính, vận doanh, chi phí quản lý khác ...

- Các khoản chi phí khác ...

Giá bán và doanh thu:

* Giá vé xe buýt được Tổng Công ty thực hiện theo quy định của Thành phố, gồm 2 loại:

- Vé lượt:

+ Tuyến có cự ly vận chuyển dưới 25 km là 7000 đồng/vé/lượt. + Tuyến có cự ly từ 25 km đến 30 km là 8000 đồng/vé/lượt. + Tuyến có cự ly trên 30 km là 9000 đồng/vé/lượt.

- Vé tháng: Giá vé tháng được thực hiện theo quy định của Thành phố:

Bảng 2.7 Giá vé tháng xe buýt

TT Loại vé tháng Ký hiệu Giá vé

1 Ưu tiên 1 tuyến UT1T 55,000

2 Ưu tiên liên tuyến UTLT 100,000

3 Cán bộ 1 tuyến CB1T 100,000

4 Cán bộ liên tuyến CBLT 200,000

5 Cán bộ 1 tuyến - Vé tập thể CB1T TT 70,000

+ Các trường hợp được miễn vé: Thương binh, bệnh binh và những người tàn tật là những đối tượng được cấp vé tháng miễn phí khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

* Doanh thu của VTHKCC bằng xe buýt bao gồm: Doanh thu từ khách đi vé lượt, khách đi vé tháng một tuyến và khách đi liên tuyến.

Hiệu quả:

Thực chất hiệu quả của doanh nghiệp VTHKCC bằng xe buýt được đo lường bằng chi phí trợ giá cho hoạt động này. Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu thu được từ bán vé với phần chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành hệ thống. Để đánh giá đúng thì chỉ tiêu này được lượng hía quy đổi ra chi phí trợ giá cho một hành khách.

Bảng 2.8 Trợ giá hoạt động VTHKCC bằng xe buýt

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 1 SL khách Tr HK 389,8 406,3 419,2 430,8 2 Doanh thu Tỷ đồng 371,4 384,8 483,7 530,0 3 Chi chi phí Tỷ đồng 890,6 1069,1 1299,2 1380 - Quy đổi Tỷ đồng 890,6 902,8 990,9 1042,2 4 Trợ giá Tỷ đồng 519,2 684,3 815,5 850,0 - Quy đổi Tỷ đồng 519,2 518,0 507,2 512,2 5 Trợ giá/HK 1.000 đ/HK 1,332 1,684 1,945 1,973 - Quy đổi 1.000 đ/HK 1,332 1,275 1,210 1,189

(Chi phí quy đổi đồng nhất, loại trừ yếu tố biến động giá nhiên liệu và VTPT)

2.2.2.2. Hiệu quả của hành khách (hay lợi ích của hành khách).

Lợi ích của hành khách ở đây được xem xét bao gồm: Lợi ích do tiết kiệm chi phí khai thác, tiết kiệm thời gian của hành khách khi sử dụng hệ thống vận tải hành khách công cộng mới. Lợi ích do giảm tai nạn và ách tắc

giao thông. Giảm thời gian chờ đợi của người và phương tiện, nâng chất lượng dịch vụ cho hành khách…

Theo kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt năm 2012, sản lượng khách vận chuyển là 419,2 triệu lượt. Số lượng này cũng là số lượt hành khách đi bằng phương tiện cá nhân (xe máy) chuyển sang đi xe buýt.

Chúng ta sẽ tính toán hiệu quả hành khách đạt được hàng năm dựa trên số liệu này.

Lợi ích do tiết kiệm chi phí khai thác.

Chi phí khai thác đối với hành khách khi sử dụng phương tiện vận tải cá nhân được đề cập trong luận văn này bao gồm 2 chi phí cơ bản là chi phí nhiên liệu và chi phí khấu hao phương tiện. Khi chuyển từ phương tiện cá nhân sang phương tiện VTHKCC (xe buýt) thì những chi phí này sẽ chuyển sang chi phí xe buýt.

- Chi phí khai thác đối với xe máy bao gồm:

+ Khấu hao phương tiện: Khấu hao phương tiện được tính nguyên giá là 1500 USD khấu hao trong 10 năm, mỗi năm có 365 ngày sử dụng, mỗi ngày bình quân có 3 chuyến đi. Theo tính toán, chi phí khấu hao phương tiện xe máy cho một chuyến đi là: 2.876 đồng/chuyến đi.

Tổng chi phí khấu hao phương tiện đối với lượng hành khách dùng xe máy trước khi chuyển sang đi xe buýt là:

KHPT

XM XM KHPT XM C * Q C = 2876 * 419.200.000 = 1.205,6 tỷ đồng. Trong đó:  KHPT XM

C : Tổng chi phí khấu hao phương tiện xe máy.

KHPT XM

C : Chi phí khấu hao phương tiện xe máy/chuyến đi.

+ Chi phí nhiên liệu: Tiêu hao nhiên liệu bình quân là 2,2 lít/100 Km, để tính số nhiêu liệu cho một chuyến đi được liệt kê trong bảng 2.8.

Bảng 2.9 Nhiên liệu tiêu thụ của các loại phương tiện

TT CHỈ TIÊU XE

MÁY

BUÝT

TB GHI CHÚ

1 Cự ly bình quân chuyến đi (Km) 6 Cự ly tuyến 23,5 km

2 Số hành khách trên một chuyến 1 80

3 Tiêu hao nhiên liệu (lít/100 Km) 2,2 27

4 Tiêu hao nhiên liệu cho một

chuyến đi 0,132 6.35

5 Chi phí nhiên liệu cho một hành

khách (lít/HK) 0,132 0,079

Tổng chi phí nhiên liệu đối với lượng hành khách dùng xe máy trước khi chuyển sang đi xe buýt là:

  NLXM NL XM NL XM C * Q * G C = 0,132 * 419.200.000* 24.100 = 1.333,6 tỷ đồng. Trong đó:  NL XM

C : Tổng chi phí nhiên liệu đối với xe máy.

NL XM

C : Chi phí nhiên liệu phương tiện xe máy cho một hành

khách/chuyến đi.

QXM : Số người sử dụng xe máy chuyển sang đi xe buýt

GNL : Đơn giá bình quân cho 1 lít nhiên liệu (24.100 VND/lít)

+ Khấu hao phương tiện: Khấu hao phương tiện được tính trong 10 năm (tỷ lệ khấu hao 10%) bằng 609 đồng/chuyến (nguyên giá 1,2 tỷ đồng/xe, hệ số vận doanh 0,9, bình quân 10 lượt/ngày/xe).

Tổng chi phí khấu hao phương tiện xe buýt là :

  KHPTBuýt Buýt KHPT Buýt C * Q C = 609 * 419.200.000 = 255,2 tỷ đồng. Trong đó:  KHPT Buýt

C : Tổng chi phí khấu hao phương tiện.

KHPT Buýt

C : Chi phí khấu hao phương tiện xe buýt/chuyến đi.

QBuýt : Tổng số chuyến đi sử dụng xe buýt.

+ Chi phí nhiêu liệu được xác định bằng công thức:

  NLBuýt NL Buýt NL Buýt C * Q * G C = 0,079 *419.200.000 * 23.500 = 778,2 tỷ đồng. Trong đó:  NL Buýt

C : Tổng chi phí nhiên liệu đối với xe buýt.

NL Buýt

C : Chi phí nhiên liệu phương tiện xe buýt cho 1 hành

khách/chuyến đi.

QBuýt : Tổng số chuyến đi sử dụng xe buýt.

GNL : Đơn giá bình quân cho 1 lít nhiên liệu (23.500 đồng/lít)

Lợi ích do tiết kiệm thời gian đi lại.

Lợi ích do tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách được hiểu theo 2 khía cạnh sau:

Thứ nhất, là thời gian tiết kiệm của hành khách sử xe buýt do vận tốc lưu thông của xe buýt cao hơn các phương tiện cá nhân.

Thứ hai, là thời gian tiết kiệm của hành khách vẫn sử dụng phương tiện cá nhân do tốc độ lưu thông trên đường được tăng nên bởi vì đã giảm được một phần phương tiện cá nhân.

Tổng hợp sự chênh lệch về lợi ích của hành khách khi chuyển từ xe máy sang sử dụng xe buýt:

- Tiết kiệm chi phí khấu hao phương tiện (BKHPTCKT )

BKHPTCKT =  KHPT XM C -  KHPT Buýt C = 1.205,6 – 255,2 = 950,4 tỷ đồng.

- Tiết kiệm chi phí nhiêu liệu (B

NL CKT) BNLCKT =  NL XM C -  NL Buýt C = 1.333,6 – 778,2 = 555,4 tỷ đồng.

Kết quả tổng hợp lợi ích chi phí khai thác được trình bày trong bảng 2.9

Bảng 2.10 Bảng tổng hợp lợi ích tiết kiệm chi phí khai thác.

T

T CHỈ TIÊU XE MÁY XE BUÝT HIỆU QUẢ

(1000 VND)

1 Số chuyến đi 419.200.000 419.200.000

2 Chi phí KHPT (tỷ đồng) 1.205,6 255,2 950,4

3 Chi phí NL (tỷ đồng) 1.333,6 778,2 555,4

Tổng lợi ích 1.505,8

2.2.2.3. Hiệu quả của nhà nước (hay hiệu quả kinh tế xã hội của VTHKCC bằng xe buýt).

Lợi ích xã hội của việc phát triển VTHKCC bằng xe buýt là thúc đẩy khai thác tiềm năng, đẩy mạnh sự tăng trưởng KT-XH của Thủ đô, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao dân trí, giảm được đầu tư cho cơ sở hạ

tầng, giảm được diện tích chiếm dụng, góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tạo một môi trường sống văn minh, hiện đại. Điều này rất quan trọng đối với mỗi thành phố, nhất là Hà Nội, trái tim của cả nớc.

Theo nghiên cứu của tất cả các nhà khoa học, các nhà quản lý và mọi người đều nhận thấy và khẳng định VTHKCC bằng xe buýt mang lại một lợi ích hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả mọi cố gắng nhằm lượng hoá những giá trị lợi ích này cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ xác lập được những công thức thực nghiệm, phù hợp với những điều kiện riêng biệt và những đặc trưng của từng đô thị. Tuy nhiên, những cố gắng không mệt mỏi của hầu hết các quốc gia nhằm phát triển hệ thống VTHKCC trong đô thị là lời khẳng định mạnh mẽ nhất cho tính hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống VTHKCC nói chung và xe buýt nói riêng.

* Lợi ích do giảm tắc nghẽn giao thông:

Như những kết quả nghiên cứu gần đây nhất ở Việt Nam cho thấy diện tích chiếm dụng động cho một chuyến đi bằng xe buýt chỉ bằng 35% so với xe đạp, 20% so với xe máy và 10% so với một chuyến đi bằng xe con cá nhân.

Chúng ta hình dung với số lượng khoảng trên 1,1 triệu hành khách xe buýt hiện vận chuyển mỗi ngày, nếu chỉ cần 50% số đó không sử dụng xe buýt mà sử dụng phương tiện cá nhân thì mật độ quá tải trầm trọng của hệ thống giao ở mức như thế nào.

* Lợi ích do giảm ô nhiễm môi trường:

Theo các kết quả nghiên cứu gần đây về môi trường trong giao thông đô thị đã cho thấy lượng khí độc CO (ôxít cacbon) thải ra bình quân trên một HK.Km của xe buýt chỉ khoảng bằng 40% so với xe máy, 25% so với xe con

cá nhân; lượng khí độc NOx (ôxít Nitơ) chỉ bằng 35% so với xe máy và 30%

Như vậy, với tổng số lượng chuyến đi hấp dẫn bởi xe buýt thì hoàn toàn có thể khẳng định được năng lực của hệ thống xe buýt trong việc thiểu hoá tác động xấu đến môi trường từ hệ thống giao thông đô thị. Hơn nữa, việc thiểu hoá ô nhiễm môi trường sống là một trong những nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống, bảo vệ sức khoẻ của dân cư đô thị, giảm những chi phí xã hội cho vấn đề này, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội.

- Giảm lượng khí xả: Khi phương tiện hoạt động, nhất là những loại phương tiện hiện đại có động cơ đốt trong, khí xả cũng như tiếng ồn của chúng tạo ra là rất lớn. Những khí xả này làm nhiễm độc môi sinh, gây những hiệu ứng như mưa axit, hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, làm thủng tầng ôzôn, đặc biệt gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.

- Lợi ích do giảm tiếng ồn phương tiện: Tiếng ồn giao thông làm giảm mức lao động, phá hoại giấc ngủ của người dân, nhất là tiếng ồn của giao thông đô thị. Đây chính là một yếu tố gây nên hội chứng stress cho người dân dọc theo đường giao thông và toàn thể những ngời tham gia giao thông trên đường. Lượng hoá kinh tế mức ồn của phơng tiện giao thông là rất khó.

Theo tính toán thì thiệt hại do tiếng ồn giao thông đô thị vào khoảng 0,1% tổng mức thu nhập quốc nội, hay 0,1 % tổng sản phẩm khu vực.

* Lợi ích do việc nâng cao an toàn giao thông trong đô thị:

Trong giao thông, vấn đề an toàn luôn được xem như là một là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh gía chất lượng và qua đó đánh giá trình độ phát triển của hệ thống giao thông cũng như trình độ phát triển chung của xã hội.

Theo con số thống kê thì hàng năm số vụ tai nạn do xe buýt gây nên trong các đô thị Việt Nam chỉ chiếm dưới 1%, trong khi đó, số vụ tai nạn có liên quan đến xe máy chiếm tới trên 60%. Như vậy, sự gia tăng lưu lượng hành khách đi lại bằng xe buýt sẽ góp phần hết sức quan trọng trong việc làm

giảm số vụ tai nạn, qua đó làm giảm những chi phí xã hội về tài chính cũng như những mất mát về sức khoẻ, tác động về tâm lý tinh thần gây nên bởi các vụ tai nạn.

* Lợi ích của việc giảm chi phí vận tải của hành khách:

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KHCN 10-02 (2011), chi phí khai thác tổng hợp (Chi phí vận hành, khấu hao phương tiện và chi phí thời gian đi lại) cho một chuyến đi với chiều dài bình quân 5 km là 0.1 – 0.15 USD đối với xe buýt; 0,35-0,5 USD đối với xe máy và bằng 3,8-4 USD đối với xe con cá nhân. Như vậy chi phí của hành khách cho 1 chuyến đi bằng xe buýt sẽ tiết kiệm được 0,3 USD so với 1 chuyến đi bằng xe máy.

Tổng mức tiết kiệm chi phí do lượng chuyến đi dịch chuyển từ xe máy

sang xe buýt trong năm 2012 được tính trong bảng2.10

Bảng 2.11 Chênh lệch chi phí đi lại bằng xe buýt và xe máy.

T T Phương tiện Tổng số chuyến đi Chi phí USD/chuyến đi Tổng chi phí (triệu USD) 1 Xe máy 419.200.000 0,40 167,68 2 Xe buýt 419.200.000 0,10 41.92

Tổng chênh lệch (triệu USD) 125,76

Tổng chênh lệch (tỷ đồng) 2.640.96

2.2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động VTHKCC tại Tổng Công ty Vận tải Hà Nội:

2.2.3.1. Những thành tựu:

Qua những kết quả phân tích đánh giá hiệu quả vận tải HKCC bằng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội ở trên có thể đưa ra một số nhận định đánh giá tổng quát như sau:

- Việc phát triển VTHKCC mang lại những hiệu ích cộng đồng cao: Tiết kiệm chi phí khai thác toàn hệ thống; giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, góp

phần lập lại trật tự kỷ cương trong GTVT đô thị; thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội chung của Thủ đô.

- VTHKCC bằng xe buýt đã bắt đầu đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân (Tỷ lệ VTHKCC đảm nhận >10%), góp phần giảm ùn tắc giao thông và hạn chế phương tiện cá nhân.

- Sản lượng vận tải bằng xe buýt tăng đều qua các năm. Giá vé được sự trợ giá của Nhà nước nên gần như không tăng nhiều, mặc dù chi phí tăng mạnh qua các năm, tạo điều kiện thuận lợi giảm chi phí đi lại cho hành khách. - Mức độ khai thác phương tiện ngày một tốt hơn biểu thị thông qua sự cải thiện của một số chỉ tiêu khai thác phương tiện qua các năm.

- Hiệu quả xã hội, môi trường từ hoạt động của hệ thống xe buýt mang lại ngày một tăng cùng với sự gia tăng của khối lượng hành khách vận chuyển.

- Chi phí trợ giá giảm dần qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI​ (Trang 78 -78 )

×