0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt độngVTHKCC bằng xe buýt tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI​ (Trang 45 -50 )

tại một số đô thị trên thế giới

Dựa trên các đặc điểm về phát triển kinh tế; các yếu tố về hạ tầng- đô thị và nhu cầu đi lại của dân cư, đề tài lựa chọn một đô thị tiên tiến trên thế giới đã

có quá trình phát triển VTHKCC tương đồng với Hà Nội trong giai đoạn hiện nay để lấy làm bài học kinh nghiệm.

1.4.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Thủ đô TOKYO - Nhật Bản

Tokyo là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới với dân số trên 35 triệu người trên diện tích 2.187 km2. Khu vực nội đô của Tokyo với diện tích 621 km2, là nơi tập trung một số lượng dân cư đáng kể với khoảng 12 triệu người được chia 23 vùng bên trong, với bán kính 50 km phía bên ngoài là vùng đô thị lớn Tokyo.

Hệ thống vận tải đô thị của Tokyo là một trong những hệ thống vận tải phát triển nhất trên thế giới với 121 tuyến đường sắt ngoại ô (Tổng chiều dài 2865 km), 13 tuyến tàu điện ngầm (292 km), 1 tuyến tàu điện bánh sắt (12 km) và 138 tuyến xe buýt (1121 km). Nhu cầu đi lại bằng đường sắt chiếm 41%; xe ô tô cá nhân (15%), xe buýt (3%), xe môtô (17%), còn lại là đi bộ.

Từ thực tế hoạt động VTHKCC tại Tokyo có thể rút ra những vấn đề cốt lõi để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống VTHKCC:

- Phát triển đô thị theo định hướng phát triển đường sắt: Sự mở rộng Thủ đô qua phát triển mạng lưới đường sắt; chiến lược phát triển các khu dân cư dọc theo các hành lang đường sắt đã tạo ra nhu cầu đi lại.

- Quy hoạch vận tải đô thị đã được phân quyền cho phép sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch vận tải và các hoạt động phát triển khác.

- Sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ về nguồn tài chính cho đường sắt đô thị với khoản tiền trợ cấp trực tiếp cho chi phí xây dựng, tiền lãi, các khoản cho vay dự trữ cùng các điều khoản thuận lợi; tiền trợ cấp cho người đi làm sử dụng phương tiện vận tải công cộng.

- Đẩy mạnh sự tái phát triển quanh các điểm trung chuyển vận tải thông qua sử dụng có hiệu quả không gian nhà ga, tái phát triển các khu vực phụ

cận, các mô hình sử dụng đất được tổ chức tập trung tạo thuận lợi cho việc tiếp cận đường sắt và các dịch vụ vận tải tuyến nhánh.

- Hạn chế sử dụng ô tô cá nhân thông qua các loại thuế phương tiện ô tô khác nhau (thuế tiêu thụ, thuế đăng ký ô tô hàng năm, thuế phụ thu dựa trên trọng lượng phương tiện cũng như thuế nhiên liệu).

1.4.4.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc:

Bắc Kinh là thủ đô của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có số dân là 20.69 triệu người với diện tích là 16.800 km2. Tính đến năm 2009 mạng lưới VTHKCC Bắc Kinh bao gồm có 14 tuyến tàu điện ngầm với chiều dài 336 km với 172 ga với khối lượng vận chuyển trên 5 triệu lượt hành khách mỗi ngày ; 882 tuyến xe buýt và tàu điện bánh hơi với 28.000 phương tiện đang hoạt động vận chuyển được 5,03 tỷ lượt khách trong năm. VTHKCC đáp ứng được 42,6% nhu cầu đi lại của người dân thành phố.

Một trong những thành công của hệ thống VTHKCC Bắc Kinh là ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) vào trong hoạt động quản lý GTVT của thành phố. ITS đã giúp phân luồng giao thông hợp lý, giảm thiểu cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn giao thông công cộng đảm bảo tính hiệu quả, thuận tiện và an toàn, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường.

Sự phối hợp giữa các phương thức VTHKCC thông qua sự tích hợp về mạng lưới cũng như tích hợp về vé (trừ các tuyến kết nối sân bay).

Bắc Kinh xây dựng mô hình phân bố các tuyến VTHKCC với 4 tuyến vành đai bao quanh trung tâm thành phố cùng với những tuyến nhánh nối tâm, xuyên tâm và các tuyến chính hướng tâm nối giữa các khu vực phụ cận với khu vực trung tâm. Các tuyến buýt được thiết kế và phân bổ khá hợp lý với sự phân vùng hoạt động được nhận dạng thông qua số hiệu tuyến (được đánh

theo số thứ tự từ 1-999).

1.4.4.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Thủ đô SEOUL - Hàn Quốc

Seoul là thủ đô của Hàn Quốc với diện tích 605,52 km2, dân số 10,4 triệu người, mật độ dân số 17210 người/km2. Đây là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới. Hệ thống giao thông công cộng ở Seoul bao gồm có 13 tuyến tàu điện ngầm và đường sắt ngoại ô với tổng chiều dài 487km và 389 ga ; 617 tuyến xe buýt với 9300 xe vận chuyển 5,7 triệu lượt khách/ngày.

Trước năm 2003, mạng lưới tuyến xe buýt Seoul hoạt động kém hiệu quả, các tuyến buýt đều do các công ty tư nhân vận hành, không có sự phối hợp với nhau, chiều dài tuyến lớn, trùng lặp nhiều dẫn đến tốc độ thấp và chất lượng dịch vụ suy giảm mạnh. Chính quyền thành phố đã quyết định nắm lại quyền kiểm soát, quyết định chế độ hoạt động và cải tiến lại hệ thống buýt.

Mạng lưới tuyến được cải tạo lại theo cơ cấu trục - nhánh với sự phân chia chức năng rõ ràng, được nhận dạng thông qua màu sắc của xe buýt hoạt động trên đó. Nhiều trạm trung chuyển được thiết lập để giảm số lượng xe buýt đi vào trung tâm gây tắc nghẽn. Các điểm dừng xe buýt được bố trí gần các trạm subway để giảm thời gian chuyển tải cho hành khách. Đường dành riêng cho xe buýt được thiết lập ở giữa làm tốc độ trung bình của xe buýt tăng ít nhất 20%.

Hệ thống quản lý buýt: hoạt động quản lý buýt được thực hiện bởi Trung tâm dịch vụ thông tin và điều hành vận tải Seoul (TOPIS) thu thập thông tin nhờ hai hệ thống: hệ thống vận chuyển thông minh và hệ thống định vị toàn cầu. Các kỹ thuật này sẽ xác định vị trí xe, điều khiển lịch trình, cung cấp thông tin về xe cho hành khách thông qua hệ thống internet, di động và PDA. Hệ thống TOPIS xác định lưu lượng giao thông, các tuyến đường bị tắc nghẽn

và thông tin thời gian thực cho hành khách, lái xe và công ty vận hành buýt, giúp tăng hiệu quả tối đa cho việc vận hành đúng lịch trình cũng như cung cấp các thông tin nhằm xây dựng các chính sách thích hợp.

Phương tiện buýt của Seoul đã đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng cho hành khách và giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc lắp các bộ lọc diesel ở hầu hết các xe, đưa vào sử dụng buýt sàn thấp, buýt khớp nối, buýt CNG và buýt điện. Hệ thống vé: tích hợp hệ thống cả dịch vụ buýt và đường sắt. Hành khách có thể lựa chọn trả bằng card thông minh hoặc tiền mặt. Vé tính theo khoảng cách với vé cơ sở đến 10 Km, cho phép chuyển tải 5 lần miễn phí trong vòng 30 phút (60 phút trong khoảng thời gian từ 21h đến 7h sáng hôm sau). Chính nhờ yếu tố này mà số lượng hành khách đi xe buýt tăng lên đáng kể.

1.4.4.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Thủ đô PARIS – Pháp:

Paris là trung tâm của vùng Ile de France với diện tích 14.518 km2, nội đô 105 km2; số dân là 11.174.740 người, nội đô dân số là 2.153.600 người, mật độ dân số toàn vùng là 770 người/km2, nội đô là 20.408 người/km2 cao nhất trong các thủ đô châu Âu.

Mạng lưới VTHKCC ở Paris bao gồm 33 tuyến vận tải đường sắt (16 tuyến tàu điện ngầm, 5 tuyến tàu tốc hành nội vùng, 8 tuyến đường sắt ngoại ô và 4 tuyến tàu điện bánh sắt) với tổng chiều dài 1535 km; 59 tuyến xe buýt với chiều dài 568 km và 1312 tuyến buýt ngoại ô với chiều dài 22676 km đáp ứng được trên 50% tổng nhu cầu đi lại của người dân.

Từ hoạt động VTHKCC tại Paris có thể rút ra những vấn đề để phát triển tốt hoạt động GTVT đô thị:

- Cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải công cộng (An toàn, thoải mái, khả năng tiếp cận cho người tàn tật, thông tin, giá cả) là giải pháp thay thế thực sự cho việc đi lại bằng xe con cá nhân;

- Nâng cao an toàn an ninh công cộng và giảm tội phạm trên hệ thống vận tải công cộng (bằng cách sử dụng camera giám sát);

- Thông tin tốt hơn về tình trạng tắc nghẽn giao thông cho người điều khiển phương tiện cho phép họ sử dụng các tuyến đường thay thế;

- Khuyến khích dùng các loại xe sử dụng các nguồn năng lượng thay thế; - Mạng lưới tàu điện ngầm phối hợp với hệ thống xe buýt cải thiện liên kết nhanh chóng giữa các trung tâm với nhau và giữa trung tâm với các vùng ngoại ô;

- Phát triển và cải thiện giao thông công cộng liên kết với các khu vực vệ tinh. Phát triển một mạng lưới đường vòng, liên kết các nhà ga với các trung tâm thương mại lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI​ (Trang 45 -50 )

×