0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt độngVTHKCC bằng xe

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI​ (Trang 50 -50 )

xe buýt từ các đô thị lớn trên thế giới

Từ những nghiên cứu về hệ thống VTHKCC tại các đô thị lớn trên thế giới có thể chỉ ra những vấn đề chủ yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống VTHKCC:

Đối với Quản lý Nhà nước:

- Hợp lý hóa quy hoạch phát triển không gian và khu chức năng đô thị. Lấy quy hoạch GTĐT là trung tâm, là công cụ để điều hòa luồng giao thông đặc biệt tại khu trung tâm. Trong quy hoạch GTĐT lấy VTHKCC làm trung tâm. Phát triển cơ sở hạ tầng GTĐT đồng bộ và tương thích. Cơ sở hạ tầng GTĐT mới phục vụ cho hoạt động VTHKCC có thể được đồng tài trợ bởi những người được hưởng lợi từ việc tăng giá trị của đất.

- Thiết lập mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt với sự phân cấp chức năng hoạt động rõ ràng (trục xương sống là các tuyến đường sắt đô thị hoặc BRT, các tuyến xe buýt bổ trợ phủ kín mạng lưới tuyến). Tổ chức các tuyến VTHKCC bằng xe buýt với dịch vụ hấp dẫn đi đến trung tâm mua sắm, giải trí, các khu nhà ở.. .trong đô thị. Tạo ra liên kết nhanh chóng đáng tin cậy

từ trung tâm đô thị tới các sân bay.

- Một cơ quan duy nhất tổ chức quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC (PTA). Cơ quan này được đặt vào trung tâm trong hệ thống quản lý, được ưu tiên nhiều nguồn lực và cơ chế hoạt động để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Với một số đô thị lớn, cơ quan quản lý VTHKCC thậm chí có thêm chức năng quy hoạch tổng thể cũng như phối hợp giữa các phương thức vận tải trong một phạm vi địa lý rộng lớn chẳng hạn như một vùng đô thị.

- Phối hợp hoạt động của tất cả các phương thức. Việc chuyển tải giữa các phương thức được thực hiện dễ dàng tại các trạm dừng, điểm trung chuyển. Cần có sự đồng bộ về mạng lưới tuyến và giá vé. Tuy nhiên mức độ đồng bộ đến đâu tùy thuộc vào quy mô đô thị, nguồn lực về tài chính, cũng như tính phức tạp về mặt kỹ thuật và thể chế.

- Ứng dụng hệ thống giao thông thông minh, công nghệ tiên tiến trong tổ chức khai thác, quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC bằng xe buýt .

- Công nghệ cung cấp thông tin cho hành khách tốt hơn (thông tin chính xác về thời gian và vị trí của phương tiện tại tất cả các điểm dừng). Đây là một yếu tố quyết định để tăng khả năng cạnh tranh của các phương tiện vận tải công cộng. Thông tin có thể truy cập qua internet và điện thoại di động.

- Kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng phương tiện cơ giới cá nhân thông qua vai trò điều tiết của Nhà nước và chính quyền các đô thị, tạo sự ưu tiên cho VTHKCC bằng xe buýt .

Đối với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội:

-Hợp lý hóa, tối ưu hóa đoàn phương tiện.

-Áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào quản lý chất lượng dịch vụ.

- Chủ động tái đầu tư thay thế phương tiện đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cũng như môi trường.

thoát, tăng doanh thu và các giải pháp tiết kiệm chi phí hợp lý.

Kết luận chương 1

Chương 1 trình bày tổng quát các vấn đề có liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt và hiệu quả hoạt động của nó. Xuất phát từ khái niệm, đặc điểm của VTHKCC, các phương thức VTHKCC cùng với các lý luận chung về hiệu quả, chương 1 đưa ra khái niệm về hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt, hệ thống lại và xây dựng chi tiết hơn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống trên quan điểm của Nhà nước, doanh nghiệp cung ứng và người sử dụng dịch vụ.

Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC, đặc biệt là hệ thống VTHKCC bằng xe buýt cũng như cơ sở chung để nâng cao hiệu quả, luận văn đưa ra những vấn đề cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt. Cũng trong chương này, luận văn đã giới thiệu về kinh nghiệm hoạt động VTHKCC tại một số đô thị điển hình, từ đó đúc rút ra các bài học để có được một hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tốt hoạt động có hiệu quả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT

TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Vận tải Hà Nội:

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Tiền thân của Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) ngày nay là Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 45/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 Công ty:

Công ty Xe buýt Hà Nội

Công ty Vận tải hành khách Nam Hà Nội Công ty Xe du lịch Hà Nội

Công ty Xe điện Hà Nội

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội được thành lập với mục tiêu: Củng cố quan hệ sản xuất tạo tiền đề phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng 20 - 25% nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô vào năm 2005. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực VTHKCC, UBND Thành phố Hà Nội đã ra 02 Quyết định 72/2004/QĐ-UB, ngày 14 tháng 05 năm 2004 và Quyết định 112/2004/QĐ-UB ngày 20 tháng 04 năm 2004 về việc thành lập Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.

Tổng Công ty được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Công ty mẹ - Công ty con). Trong đó Tổng công ty Vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc cổ đông, góp vốn tại các Công ty trực thuộc.

đội ngũ các doanh nghiệp thành viên và liên kết sau:

 Các đơn vị trực thuộc:

Xí nghiệp buýt Hà Nội Xí nghiệp buýt 10-10

Xí nghiệp buýt Thăng Long Xí nghiệp xe điện Hà Nội Xí nghiệp buýt Liên Ninh

Xí nghiệp Trung đại tu ô tô Hà Nội Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội Xí nghiệp Vận tải và du lịch Hà Nội Xí nghiệp TOYOTA Hoàn Kiếm Trung tâm Tân Đạt

Trung tâm Thương mại và Dịch vụ Trung tâm Quản lý bến xe Hà Nội

 Các đơn vị hạch toán độc lập:

Công ty TNHH một thành viên Quản lý bến xe Hà Nội

Công ty TNHH một thành viên Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội

 Các công ty cổ phần

Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ hàng hóa Hà Nội Công ty cổ phần Xe khách Hà Nội

Công ty cổ phần Xây dựng giao thông đô thị Hà Nội Công ty cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội

Công ty cổ phần Đóng tầu Hà Nội

 Các công ty liên doanh liên kết:

Công ty liên doanh TOYOTA TC Hà Nội Công ty liên doanh SAKURA HANOI PLAZA Công ty TNHH phát triển Giảng Võ

Ngày 13/7/2010, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ra Quyết định số 3461/QĐ-UBND về việc chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Vận tải Hà Nội thành công ty TNHH một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

* Tên gọi sau khi chuyển đổi:

Tên gọi đầy đủ tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI. Tên viết tắt tiếng Anh: TRANSERCO.

* Thông tin về Công ty:

Địa chỉ: + Số 5 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. + 32 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: (084) 38241650 Fax: (084) 39331637 Email: TRANSERCO@transerco.com.vn

Website: http://www.transerco.vn

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ:

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức:

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ chính của Tổng Công ty:

- Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, cơ khí giao thông, xây dựng và dịch vụ hà tầng công cộng: Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi, vận tải liên tỉnh, vận tải hàng hóa, đại lý ô tô, xây dựng công trình, dịch vụ hạ tầng công cộng …

- Tham gia xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển ngành vận tải công cộng của thành phố Hà Nội theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội;

- Nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách về vận tải hành khách công cộng trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt;

- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng do Thành phố giao;

- Kinh doanh - dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện: xe buýt, taxi, ô tô, xe điện, tàu biển, tàu thủy và các phương tiện khác; Dịch vụ du lịch lữ hành đường bộ và trên sông: Kinh doanh bến xe, bến thủy nội địa do Thành phố giao;

- Kinh doanh bến bãi, các điểm đỗ xe, bốc xếp hành hóa; Kinh doanh xăng dầu, đại lý bán hàng, dịch vụ đại lý vận tải, trông giữ xe và làm sạch phương tiện vận tải, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy;

2.1.3. Các nguồn lực của Tổng Công ty:

2.1.3.1. Cơ sở vật chất:

- Về nhà cửa, đất đai: Tổng công ty có 53.874 m2 xây dựng trên tổng số 257.479 m2

- Về phương tiện: Bao gồm 951 xe buýt hoạt động trên 58 tuyến xe buýt nội đô (51 tuyến chính và 7 tuyến phụ) và 458 xe khách hoạt động trên các tuyến liên tỉnh và kế cận.

2.1.2.2. Tài chính:

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn Tổng Công ty Vận tải Hà Nội TT Tên doanh nghiệp

Vốn điều lệ (Tr.đ) Vốn chủ sở hữu (Tr.đ) I Công ty mẹ - Tổng công ty 850,000 910,000 II Công ty con (100% vốn của công ty mẹ) 76,300 95,386

1 Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội 46,300 50,200

2 Công ty Quản lý bến xe 30,000 45,186

III Công ty con

(trên 50% vốn của công ty mẹ) 51,794 65,719

1 Công ty CP Xăng dầu chất đốt Hà Nội 21,000 30,203

2 Công ty CP Vận tải và DVHH Hà Nội 14,400 20,320

3 Công ty CP xe khách Hà Nội 16,394 15,196

4 Công ty CP XD GTĐT Hà Nội

TCT giữ 18,07% CP, không thuộc báo cáo tài chính hợp nhất của TCT.

5 Công ty CP Đóng tàu HN

Tổng công ty giữ nắm 16,02% cổ phần, không thuộc báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty.

6 Công ty CP Vận tải Thủy HN

Tổng công ty không giữ cổ phần, không thuộc báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty.

7 Công ty CP Vận tải Đường Biển

Tổng công ty không giữ cổ phần, không thuộc báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty.

2.1.2.3. Lao động (tính đến tháng 11/2014)

- Tổng số lao động: 9.437 người

- Lao động quản lý và gián tiếp: 1.703 người

- Công nhân lái xe: 3.264 người

- Nhân viên bán vé: 3.198 người

- Lao động khác: 1.272 người

2.2. Hiện trạng hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng công ty Vận tải Hà Nội

2.2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Tổng ty Vận tải Hà Nội ty Vận tải Hà Nội

2.2.1.1. Về mạng lưới tuyến:

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội hiện quản lý, khai thác 57 tuyến buýt (52 tuyến buýt thường và 5 tuyến buýt chuyên trách đưa đón CBCNV) với tổng chiều dài tuyến là 1.496 km, đi qua 189 tuyến phố. Mạng lưới tuyến kết nối khu vực nội thành với các trung tâm huyện/thị xã có 6 tuyến buýt kế cận (không trợ giá) gồm: tuyến 201, 211, 212, 213, 214 và 215.

Trong 52 tuyến buýt chính có: 12 tuyến trục chính xuyên tâm; 16 tuyến hướng tâm và 21 tuyến tiếp tuyến và 3 tuyến đường vòng hỗ trợ cho các tuyến chính. Do vậy đã kết nối được các điểm phát sinh, thu hút tạo sự liên thông trong nội đô của Hà Nội.

Cự ly trung bình của các tuyến là 23,5 km (tuyến dài nhất là 40,4 km- tuyến 15. Gia Lâm- Phố Nỉ, tuyến ngắn nhất là 13,9 km- tuyến số 55. BX Lương Yên- Bưởi- Cầu Giấy). Với cự ly bình quân này thì chỉ phù hợp với sự phân bố các điểm phát sinh thu hút trong nội đô Thành phố (trong vành đai 3 của Thành phố).

Đến nay Thành phố đã mở rộng diện tích gấp hơn 3 lần và dân số hơn 2 lần. Nếu chỉ xem xét trong phạm vi 10 quận nội thành, Hà Nội có mạng lưới

tuyến xe buýt đạt khoảng 5,2 km/km2, hệ số này là giảm 11 lần (0,46 km/km2) nếu xem xét trên toàn bộ địa giới thành phố sau hợp nhất. Hay nói cách khác, mạng lưới xe buýt tại Hà Nội hiện đang mất cân bằng nghiêm trọng giữa nội và ngoại thành, điều này khẳng định sự cần thiết phải mở rộng mạng lưới xe buýt tới các khu vực chưa có xe buýt trên các địa bàn Hà Nội sau hợp nhất, đặc biệt là khu vực Hà Nội mới và các đô thị vệ tinh theo quy hoạch chung Hà Nội (Sơn Tây; Đông Anh; Xuân Mai; Thường Tín; Mê Linh; Gia Lâm…)

Sự mất cân đối về độ phủ của lạng lưới tuyến giữa khu vực nội thành và các huyện, thị xã ngoại thành đã phần nào hạn chế khả năng kết nối, tiếp cận của người dân với dịch vụ VTHKCC.

Bảng 2.2 Mật độ mạng lưới tuyến xe buýt tại Hà Nội

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Chiều dài mạng lưới tuyến (a) km 1.526,1

Hệ số tuyến xe buýt (b) km/km 2,2

Mật độ mạng lưới tuyến (a) km/km2 5,2

Mật độ mạng lưới tuyến (b) km/km2 0,46

Chiều dài mạng lưới/10.000 dân (b) km/10000 dân 6,3

Chiều dài mạng lưới/10.000 dân (c) km/10000 dân 2,4

Cự ly tuyến bình quân km 23,5

Khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng m 570

Trong vành đai 2 m 450

Giữa vành đai 2-3 m 628

Ngoài vành đai 3 m 985

(a) không tính các tuyến hoạt động theo hình thức kế cận (b) tính theo nội thành

Đánh giá chung về mạng lưới tuyến buýt hiện nay

- Mạng lưới tuyến có hình dạng hỗn hợp, không có phân định rõ ràng về năng lực và vai trò của tuyến (ví dụ các tuyến trục, tuyến chính, tuyến gom, tuyến kết nối).

- Đa số các tuyến hình thành ở dạng kết nối trực tiếp giữa các điểm phát sinh/thu hút, đến các bến xe liên tỉnh.

- Mô hình trung chuyển đa dạng, chủ yếu là kết hợp giữa trung chuyển dọc (tại trạm dừng trên tuyến) và trung chuyển đầu cuối (tại các bến xe), trung chuyển ngang (giao ngang giữa tuyến) có xu hướng giảm.

- Hệ số trùng tuyến và hiện tương quá tải tương đối cao đặc biệt trên các đoạn trục giao thông chính. Đoạn đường có nhiều tuyến buýt chạy qua nhất là Long Biên - Cầu Chương Dương với 14 tuyến. Trên các đường trục chính, hệ số trùng tuyến bình quân là 7,48.

- Nếu phân tích theo lý thuyết, tần suất xe buýt trên các đoạn tuyến chưa

thực sự vượt quá số xe buýt có khả năng thông hành theo tiêu chuẩn (1) thì có

khoảng 23/144 đoạn đường phố có xe buýt vận hành đang có lưu lượng buýt vượt tiêu chuẩn số xe buýt có thể thông hành (chiếm 14%). Bên cạnh đó, khi xem xét trong tổng số 27 đoạn đường thường xảy ra ùn tắc giao thông trong quý 3 năm 2010 có 7 đoạn tuyến trùng với các đoạn tuyến có số xe buýt vận

hành vượt tiêu chuẩn (2), trong khi đó 20 điểm-đoạn thường xuyên có ùn tắc

giao thông còn lại thì số xe buýt vận hành dưới tiêu chuẩn cho phép.

1 Theo Sổ tay tính toán năng lực và chất lượng dịch vụ VTHKCC “Transit Capacity and Quality of

Service Manual: Part 2 Bus Transit Capacity” , Ủy Ban nghiên Cứu Giao thông, Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hoa Kỳ, năm 2003.

0 20 40 60 80 100 120 T

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI​ (Trang 50 -50 )

×