0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI​ (Trang 25 -25 )

1.2.2.1. Quan niệm hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt:

Hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện được (Đầu ra) của hoạt động vận chuyển hành khách bằng phương tiện xe buýt và chi phí phải bỏ ra (Đầu vào) để đạt được kết quả đó trong những điều kiện nhất định của VTHKCC bằng xe buýt.

Hiệu quả của VTHKCC bằng xe buýt phản ánh mức độ sử dụng các nguồn lực được đầu tư vào VTHKCC bằng xe buýt để đạt được một số mục tiêu nhất định liên quan tới các lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trường nơi hệ thống VTHKCC bằng xe buýt đang hoạt động.

* VTHKCC bằng xe buýt là một hệ thống. Hệ thống này hoạt động trong đô thị, hoạt động của nó có đầu vào và đầu ra:

- Đầu vào là các nguồn lực để cho hệ thống VTHKCC bằng xe buýt vận hành, có thể bao gồm các yếu tố sau:

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ VTHKCC bằng xe buýt;

+ Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống phụ trợ điều hành VTHKCC bằng xe buýt;

+ Nhân lực đảm bảo vận hành và phục vụ VTHKCC bằng xe buýt.

- Đầu ra là sản phẩm vận tải cung ứng cho phục vụ người dân đi lại và các yếu tố gây tác động phụ kèm theo. Cụ thể là:

+ Sản phẩm VTHKCC bằng xe buýt thể hiện thông qua khối lượng hành khách vận chuyển hoặc lượng luân chuyển hành khách. Yêu cầu của sản phẩm VTHKCC bằng xe buýt là thỏa mãn sự đi lại thuận tiện, nhanh chóng và an toàn với chi phí hợp lý.

+ Khí thải và tiếng ồn.

* Thông thường hiệu quả hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt thường được xem xét trên ba góc độ:

- Trên quan điểm Nhà nước (người chịu trách nhiệm tổ chức quản lý xã hội, trong đó có VTHKCC bằng xe buýt ): Hiệu quả hướng tới giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy bình đẳng xã hội, quy hoạch sử dụng đất hợp lý...

- Trên quan điểm của các nhà khai thác vận tải (Doanh nghiệp vận tải): Hiệu quả là đạt mức lợi nhuận cao nhất hoặc chi phí thấp nhất.

- Trên quan điểm hành khách: Hiệu quả là chất lượng dịch vụ tốt nhất họ được hưởng từ hệ thống VTHKCC bằng xe buýt với chi phí bỏ ra cho chuyến đi thấp nhất.

1.2.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt:

Để đánh giá hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, sau đây luận văn sẽ trình bày một số phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.

So sánh là một trong những phương pháp truyền thống thường được sử dụng rộng rãi trong đánh giá và phân tích, có thể so sánh như sau:

- So sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc so sánh có thể được thực hiện theo hai cách:

+ So sánh tuyệt đối:

Hiệu quả đạt được = Giá trị kết quả đầu ra - Chi phí phải bỏ ra + So sánh tương đối:

Hiệu quả đạt được = Giá trị kết quả đầu ra/Chi phí phải bỏ ra

- So sánh giữa kết quả đạt được thực tế và mục tiêu đặt ra của chủ thể đánh giá.

 Phương pháp đánh giá bằng cách cho điểm:

Là phương pháp đánh giá dựa trên việc lượng hóa mức độ đạt được của các yếu tố trong hệ thống thông qua hình thức chấm điểm. Căn cứ vào hiện trạng của từng yếu tố để đánh giá và chấm điểm cho từng yếu tố, căn cứ điểm và trọng số của từng yếu tố để tính điểm cho hệ thống. Căn cứ vào tổng số điểm để đưa ra nhận xét về hệ thống.

Các mức đạt được của hệ thống có thể chia ra: - Hai mức: Đạt và không đạt.

- Ba mức: Kém, trung bình và tốt,

- Năm mức: Rất kém, kém, trung bình, tốt và rất tốt.

Thường thì việc sử dụng thang điểm 5 mức là phù hợp, nếu sử dựng thang điểm nhiều mức hơn, đồng nghĩa với nhiều mức độ của chỉ tiêu, khi đó dễ nhầm lẫn trong nhận thức và đánh giá, còn nếu thang điểm nhỏ hơn thì khó phân biệt được sự khác biệt giữa các mức độ đạt được của hệ thống[13].

 Phương pháp chuyên gia:

Là phương pháp dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia, họ sẽ là người đưa ra những nhận định, những kết luận về hệ thống vì họ là người rất am

hiểu về VTHKCC. Dựa vào những kết luận của từng chuyên gia để đưa ra nhận định chung cuối cùng.

 Phương pháp phân tích lợi ích, chi phí (Cost Bennefit Analysis - CBA):

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong việc phân tích các dự án đầu tư trong đó có dự án đầu tư GTVT đô thị, phát triển đường sắt đô thị, lợi ích và chi phí được tính toán xem xét ngoài chỉ tiêu kinh tế bao gồm cả chỉ tiêu về kinh tế và xã hội.

 Phương pháp đánh giá đa mục tiêu:

Hoạt động VTHKCC được tổ chức thực hiện đều nhằm tới mục đích đạt được đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau về kinh tế, xã hội, môi trường; đồng thời đảm bảo lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau (Nhà nước, doanh nghiệp, hành khách).

Có những mục tiêu trong số này mâu thuẫn nhau, ví dụ mục tiêu tiết kiệm chi phí đầu tư kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường. Những mục tiêu này có thể được thể hiện bằng những chỉ tiêu định tính hoặc định lượng. Có những chỉ tiêu có thể lượng hóa được thành tiền nhưng có những chỉ tiêu không thể lượng hoá được thành tiền hoặc có thể lượng hóa được thành tiền nhưng rất khó khăn và khó đảm bảo độ chính xác. Trong những trường hợp này thì phương pháp đánh giá lợi ích - chi phí không thể áp dụng được mà phải sử dụng phương pháp đánh giá đa mục tiêu.

Trong phương pháp đánh giá đa mục tiêu các mục tiêu sẽ được thể hiện thành các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng rồi được đánh giá tổng hợp qua một chỉ tiêu tổng hợp cuối cùng bằng cách các chỉ tiêu đó được làm cho đồng hướng, làm mất đơn vị đo, được đánh giá về mức độ quan trọng (Theo phương pháp chuyên gia) rồi tính gộp lại trong một chỉ tiêu bằng phép bình quân gia quyền có trọng số bằng mức độ quan trọng đã đánh giá.

1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt:

 Các chỉ tiêu định lượng:

Trong nhóm chi tiêu này ta thấy sẽ có hai dạng: dạng tuyệt đối và tương và chi phí để thu được kết quả đó. Vì vậy hiệu quả có thể tính theo hai cách:

Thứ nhất: Hiệu quả kinh doanh = kết quả thu được - chi phí bỏ ra. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối.

Thứ hai: Hiệu quả kinh doanh = Đây là chỉ tiêu tương đối.

Từ hai cách tính trên ta có các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp loại hình vận tải hành khách thì dịch vụ ở doanh nghiệp chính là hoạt động vận tải hành khách. Đó chính là lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp, nó giống như là hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp sản xuất. Do đó các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sẽ gồm:

- Nhóm các chỉ tiêu tổng hợp:

+ Lợi nhuận của hoạt động dịch vụ vận tải (LN) LN = TDT - TCP

Trong đó:

TDT: là tổng doanh thu vận tải TCP: là tổng chi phí

Lợi nhuận được coi là chỉ tiêu hiệu quả chung cho mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển thực hiện tái sản xuất mở rộng. Lợi nhuận là một trong ba mục tiêu cơ bản của kinh doanh, hai mục tiêu còn lại là an toàn và vị thế, cho nên không phải lúc nào lợi nhuận cũng là mục tiêu số một, trong một số tình huống doanh nghiệp có thể đánh đổi lợi nhuận để lấy vị thế.

+ Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (TSLNDT)

TSLNDT =

Kết quả thu được Chi phí bỏ ra

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tương đối có đơn vị là %, lần. Nó cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ 1 đồng thu hay trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận. Nó khuyến khích doanh nghiệp tăng doanh thu giảm chi phí. Để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận.

+ Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí (TSLNCP)

TSLNCP =

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong kinh doanh. Nó cho thấy với một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để có hiệu quả thì tốc độ tăng của lợi nhuận phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí.

+ Doanh thu trên một đồng chi phí (DTCP)

DTCP =

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

+ Doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh (DTv)

DTV =

Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Năm chỉ tiêu ở trên là chỉ tiêu mang tính tổng hợp và khái quát. Các chỉ tiêu đó có thể được áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trên các lĩnh vực. Do đó hoàn toàn có thể sử dụng để phân tích hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt. Tuy nhiên các chỉ tiêu đó mang tính tổng hợp, do đó để xác định chính xác hiệu quả, tìm các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh ta cần xem xét nhóm chỉ tiêu bộ phận. -Nhóm các chỉ tiêu bộ phận: Lợi nhuận Tổng chi phí Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng doanh thu Vốn kinh doanh BQ

Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố. Trong các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp thì yếu tố lao động và PTVT là ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Ta có chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng 2 yếu tố này như sau:

+ Năng suất lao động (NSLD) NSLD =

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu trong kỳ.

+ Sức sinh lợi của lao động (SSL)

SSL =

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ.

+ Sức sinh lợi của PTVT (SSLPTVT)

SSL =

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng nguyên giá bình quân của PTVT đem lại bao nhiêu lợi nhuận.

+ Sức hao phí của PTVT ( SHPPTVT)

SHPPTVT =

Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu hay lợi nhuận phải tốn bao nhiêu đồng nguyên giá PTVT.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt ta có thể coi việc sản xuất kinh của doanh nghiệp là việc kinh doanh dịch vụ vận tải. Do đó, việc đánh giá hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt có thể hiểu đó là việc đánh giá hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách.

Tổng hợp các chỉ tiêu trên ta có bảng 1.1. Tổng doanh thu trong kỳ

Tổng số lao động

Lợi nhuận Tổng số lao động

Lợi nhuận

Nguyên giá BQ phương tiện

Nguyên giá BQ phương tiện Lợi nhuận (Doanh thu)

Bảng 1.1. Hệ thống các công thức xác định chỉ tiêu hiệu quả VTHKCC bằng xe buýt

Tên chỉ tiêu Công thức xác định

Nhóm chỉ tiêu tổng hợp

Lợi nhuận của hoạt động dịch vụ LN = TDT – TCP

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu TSLNDT =

TDT LN

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí TSLNCP =

TCP LN

Doanh thu trên 1 đồng chi phí DTCP =

TCP TDT

Doanh thu trên 1 đồng vốn DTV =

VBQ TDT

Nhóm các chỉ tiêu bộ phận

Năng suất lao động NSLD =

TLD TDT

Sức sinh lợi của lao động SSLLD =

TLD LN

Sức sinh lợi của PTVT SSLPTVT =

BQ NG LN Sức hao phí của PTVT SHPPTVT = LN hoÆc TDT NGBQ

Ngoài chỉ tiêu trên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách cần sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả đặc thù cho lĩnh vực của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt càng cần quan tâm hơn. Các chỉ tiêu thường sử dụng là:

Thứ nhất là chỉ tiêu an toàn. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với vận tải hành khách nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng. Bởi vì đối tượng vận chuyển ở đây chính là con người mà con người là vô giá, đặc biệt là xe buýt thì đây là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng của dịch vụ này. Để xét xem, đánh giá chính xác chỉ tiêu này ta xem xét các yếu tố sau đây:

+ Người điều khiển phương tiện – nhân viên lái xe đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện. Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, trong các vụ tai nạn giao thông xảy ra thì có trên 60% là do lái xe gây ra mà chủ yếu là do phóng nhanh vượt ẩu, say rượu bia trong khi lái xe. Do vậy yêu cầu đặt ra đối với nhân viên lái xe không chỉ ở chuyên môn mà còn đòi hỏi phải có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và tính tuân thủ kỷ luật.

+ Các đặc tính kỹ thuật của phương tiện. Đây là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới sự an toàn.

+ Chất lượng của hệ thống cầu đường, sự hỗ trợ của các hệ thống biển chỉ dẫn và sự nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ an toàn giao thông của nhân dân, cũng như các yếu tố về thời tiết và khí hậu khác.

Thứ hai là chỉ tiêu “nhanh chóng, đều đặn, kịp thời”. Chỉ tiêu này nhằm bảo đảm về địa điểm và thời gian có ích cho khách hàng. Điều này đòi hỏi người cung ứng dịch vụ vận tải không chỉ đáp ứng kịp thời khi hành khách có nhu cầu mà còn không ngừng rút ngắn thời gian vận chuyển.

Ta có thể dùng chỉ tiêu hệ số lợi dụng ghế xe (HSSDPT) và tốc độ vận

doanh (VVD) để đánh giá:

HSSDPT = Tổng số khách vận chuyển thực tế

Hệ số lợi dụng ghế xe phản ánh khả năng tận dụng phương tiện, giảm số ghế rỗng. Theo số liệu khảo sát cho thấy trong điều kiện hiện nay, cứ giảm 1 km xe chạy rỗng 1% thì giá thành vận tải giảm từ 0,14 đến 0,2%.

VVD = Tổng quãng đường xe chạy

Tổng thời gian xe hoạt động

Vận tốc vận doanh cũng phản ánh tính nhanh chóng của vận chuyển: vận tốc vận doanh cao chứng tỏ thời gian vận tải (thời gian chuyến đi của hành khách) giảm đi, phương tiện được khai thác nhiều hơn.

Thứ ba là chỉ tiêu tiết kiệm. Đây là chỉ tiêu tổng hợp có liên quan đến tất cả các yếu tố trong chu trình vận tải. Tuy nhiên cần xem xét các yếu tố ở khâu sản xuất có ảnh hưởng lớn sau:

+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện. + Chi phí nguyên liệu, vật liệu.

Do đó để đánh giá khả năng tiết kiệm ở khâu sản xuất ta có thể dùng chỉ tiêu sau để so sánh:

+ Ngày xe tốt (ADT) và ngày xe hoạt động (AD). Trong đó ngày xe tốt

là ngày xe có tình trạng kỹ thuật tốt để làm nhiệm vụ vận tải, ngày xe hoạt

động là ngày xe tham gia vận tải. Chúng ta thấy ADT > AD và AD càng

gần ADT thì hệ số sử dụng phương tiện càng lớn, xe được sử dụng hết khả

năng vận tải.

+ Định mức tiêu hao nhiên liệu trên 1 km: MHPNL

+ Thời gian, hoặc số km bình quân phải sửa chữa thường xuyên (TBD),

thời gian bình quân sửa chữa lớn (TSCL)

+ Chi phí bình quân cho bảo dưỡng CPBD

Các chỉ tiêu định tính:

Nếu ta coi hoạt VTHKCC bằng xe buýt theo cách hiểu dịch vụ theo nghĩa rộng, là lĩnh vực thứ ba trong nền kinh tế, chứ không phải là hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI​ (Trang 25 -25 )

×