Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây đô​ (Trang 40)

Việt Nam - chi nhánh Tây Đô

Dựa trên phân tích hiệu quả huy động vốn dân cư của một số ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn Hà Nội, Agribank - chi nhánh Tây Đô cũng cần rút ra bài học nhằm

nâng cao hiệu quả huy động vốn dân cư, cụ thể:

- Tăng cường công tác quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn dân cư nói riêng để đảm bảo hoạt động kinh doanh có kết quả tốt trên phương diện chung từ đó tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn dân cư có hiệu quả cao và tiền đề cho các hoạt động nghiệp vụ khác của chi nhánh.

- Tăng cường công tác quảng cáo, Marketing bằng cách đẩy mạnh, đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, vô tuyến cũng như các phương tiện giao dịch hàng ngày để làm cho khách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tưởng hơn loại hình hoạt động của ngân hàng, từ đó sẽ chọn Agribank là nơi gửi tiền và giao dịch. Bên cạnh đó ngân hàng sẽ lựa chọn các hình thức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng, hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ngân hàng.

- Có chính sách lãi suất linh hoạt: Lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn trong việc kích thích khách hàng gửi tiền, cho nên ngoài yếu tố niềm tin vào ngân hàng, nếu mức lãi suất huy động cạnh tranh sẽ thu hút được những khoản tiền nhàn rỗi lớn trong dân cư.

- Mở rộng các hình thức huy động vốn một cách triệt để nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đây là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả mở rộng hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

động của ngân hàng. Và đây cũng là một trong những yếu tố chính giúp nâng cao hiệu quả huy động vốn dân cư của Agribank. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng úng xử, giao tiếp với khách hàng.

- Xây dựng hoàn chỉnh chức năng, cơ chế huy động vốn dân cư, điều hoà vốn mang tính chất tương đối ổn định nhằm thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch phát triển của chi nhánh

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu chung để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu của đề tài được tác giả thực hiện như sau:

Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn

Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở Agribank – chi nhánh Tây Đô

- Giới thiệu tổng quan về Agribank – chi nhánh Tây Đô - Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư

- Đánh giá hiệu quả huy động vốn dân cư qua phân tích số liệu thứ cấp - Đánh giá hiệu quả huy động vốn dân cư qua phân tích dữ liệu sơ cấp - Đánh giá chung, rút ra hạn chế, nguyên nhân

Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở Agribank – chi nhánh Tây Đô

- Định hướng phát triển - Giải pháp

Theo quy trình trên, tác giả đã dựa trên những yêu cầu về lý luận và thực tiễn để đưa ra vấn đề nghiên cứu chính là hoạt động huy động vốn dân cư tại các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở đó, tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp (số liệu thực tế tại Agribank – chi nhánh Tây Đô) và số liệu sơ cấp (qua điều tra, khảo sát khách hàng dân cư tại Agribank – chi nhánh Tây Đô) và trình bày, báo cáo kết quả nghiên cứu.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

Việc thông tin, số liệu và dữ liệu sử dụng trong quá trình phân tích hoạt động huy động vốn ở Agribank - chi nhánh Tây Đô được điều tra, thu thập thông qua các số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh và một số đơn vị có liên quan. Chọn lọc tổng hợp từ các tài liệu sau:

- Các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, các bảng cân đối kế toán, báo cáo liên quan đến hoạt động huy động vốn, báo cáo nhân sự và một số tài liệu liên quan đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngân hàng.

- Các báo cáo và dữ liệu tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh và các phòng chuyên môn tại chi nhánh.

- Các số liệu thu thập từ sách, báo, tạp chí ngân hàng, internet...có liên quan đến đề tài và báo cáo kinh doanh của một số Chi nhánh ngân hàng thuộc hệ thống Agribank.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phương pháp khảo sát. Để có sự đánh giá khách quan về hoạt động huy động nguồn vốn dân cư ở Agribank – chi nhánh Tây Đô, luận văn đã thực hiện khảo sát xin ý kiến trực tiếp 50 khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tại chi nhánh. Các khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên để phát phiếu khảo sát là những khách hàng có mở tài khoản/gửi tiền/sử dụng dịch vụ khác tại chi nhánh. Phương pháp này phản ánh đánh giá của khách hàng về hiệu quả sản phẩm và chất lượng dịch vụ của chi nhánh. Nội dung các câu hỏi của phiếu khảo sát được trình bày ở phụ lục 1.

Theo bảng khảo sát các đáp án sẽ được tổng hợp và đánh giá dựa trên số lượng ý kiến khách hàng cùng chọn một đáp án. Từ đó, tổng hợp tính toán phân tích xử lý số liệu lấy ra kết luận đối với từng mục trong câu hỏi được đặt ra trên phiếu khảo sát. Nhằm làm rõ điểm hài lòng, điểm không hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và chất lượng dịch vụ.

2. 3. Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu, số liệu đã thu thập được.

2.3.1. Phương pháp luận

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những khái niệm, quan điểm, những định nghĩa cơ bản và cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh của một NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn dân cư nói riêng, từ đó là cơ sở và nền tảng cho việc phân tích các số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và đưa ra kết luận phù hợp.

2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Mọi kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động huy động vốn của Agribank – chi nhánh Tây Đô đều được thống kê theo những tiêu thức khác nhau:

- Thống kê theo các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: Chi tiết theo các bộ phận cấu thành bảng báo cáo kinh doanh và báo cáo hoạt động huy động vốn của Agribank - chi nhánh Tây Đô, các nguồn huy động vốn của chi nhánh nhằm giúp cho việc đánh giá chính xác và cụ thể, qua đó xác định nguyên nhân và trọng điểm trong công tác quản lý huy động vốn tại chi nhánh.

- Thống kê theo thời gian: Kết quả hoạt động huy động vốn của Agribank – chi nhánh Tây Đô được phân tích trong giai đoạn 2015-2018. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả hoạt động huy động vốn tại chi nhánh một cách chính xác theo những thời gian khác nhau.

2.3.3. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank - chi nhánh Tây Đô. Phương pháp tỷ lệ giúp khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Trong đề tài này, tác giả sử

dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ từng khoản mục vốn huy động trên tổng nguồn vốn được huy động tại chi nhánh ngân hàng (cơ cấu vốn huy động).

+ Chi phí huy động vốn: Tính tỷ lệ từng khoản mục chi phí huy động vốn trên tổng chi phí

+ Hiệu suất sử dụng vốn: Thông qua phân tích tỷ lệ giữa tổng dư nợ và tổng vốn huy động nhằm đánh giá mức độ sử dụng vốn của chi nhánh.

2.3.4. Phương pháp so sánh

Nếu có sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn và theo mục đích phân tích thì mới xác định gốc so sánh. Đây cũng chính là điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh. Thông qua phương pháp này, tác giả so sánh tình hình biến động các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn tại Agribank – chi nhánh Tây Đô nói riêng, cụ thể

Nội dung so sánh bao gồm:

- So sánh giữa các số hiện thực kỳ này với số hiện thực kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về quy mô, cơ cấu vốn huy động. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

- So sánh giữa số liệu huy động vốn của Agribank - chi nhánh Tây Đô và một số chi nhánh khác thuộc hệ thống Agribank, cũng như so sánh với một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.

- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng khoản mục vốn dân cư huy động so với tổng nguồn vốn được huy động.

- So sánh theo chiều ngang theo thời gian trong giai đoạn 2015-2018 để thấy được sự biến đổi cả về về quy mô huy động vốn của chi nhánh giữa các năm.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY ĐÔ

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô Chi nhánh Tây Đô

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, thành lập ngày 26 tháng 03 năm 1988 theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Chỉ thị 400/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15 tháng 10 năm 1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ theo văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11 tháng 07 năm 1996 đã ra Quyết định số 180/QĐ-NH5 đổi tên thành “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là NHTM quy mô lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp từ biên giới đến đảo xa với hơn 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc; Với 2 Chi nhánh ở Lào và Campuchia. Ngoài ra, còn có hơn 10 con ty con liên kết với một số tổ chức tài chính, ngân hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực hiện chức năng kinh doanh chủ yếu là:

- Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước.

- Đầu tư vào các dự án phát triển cho kinh tế - xã hội ủy thác tín dụng đầu tư cho Chính phủ, các chủ đầu tư trong và ngoài nước thuộc các ngành kinh tế, trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

3.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Đô

Agribank - chi nhánh Tây Đô là chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, có trụ sở chính đóng tại Số 18 đường Trần Hữu Dực, Khu đô thị mới Mỹ Đình, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Agribank - chi nhánh Tây Đô từ khi thành lập đã sớm hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng các dự án phù hợp, có tính khả thi cao, lấy dân cư khu vực Từ Liêm và nội thành Hà Nội là khách hàng quan trọng, để mở rộng tín dụng và thu hút mọi nguồn nhàn rỗi trong thị trường. Từ đó, Agribank - chi nhánh Tây Đô đã góp phần giải quyết nguồn vốn cho các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn TP. Hà Nội, góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của thành phố.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Đô Nam – chi nhánh Tây Đô

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Đô

(Nguồn: Phòng tổng hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN - Chi nhánh Tây Đô)

Chức năng các phòng ban trong Chi nhánh

Giám Đốc: là người đứng đầu Chi nhánh; chịu trách nhiệm trước Agribank, trước pháp luật trong tổ chức, quản lý, điều hành và quyết định hoạt động kinh doanh của đơn vị theo đúng nhiệm vụ và các quy định về quản trị nội bộ của Agribank.

Phó Giám Đốc: được Giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Khi thực hiện nhiệm vụ được phân công, Phó Giám đốc được quyền nhân danh Giám đốc (ký thay) để xử lý công việc và chịu trách nhiệm như Giám đốc về các quyết định của mình.

Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn: Đầu mối tổng hợp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của Chi nhánh phù hợp với môi trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo quy định của Agribank. Trực tiếp tham mưu xây dựng chiến lược huy động vốn của Chi nhánh. Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh, thực hiện báo cáo giao ban. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của Chi nhánh. Cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về ký hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi, … và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.

Phòng Tín dụng: Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc xây dựng mục tiêu, chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách phát triển khách hàng nhằm mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng; Thực hiện cấp tín dụng, phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng. Quản lý rủi ro trong lĩnh vực tín dụng khách hàng.

Phòng Kế toán và Ngân quỹ: Trực tiếp thực hiện quản lý tài chính, hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ phát sinh, tham gia thanh quyết toán các khoản chi phí…theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Agribank. Trực tiếp thực hiện việc đăng ký, quản lý hồ sơ, thay đổi thông tin khách hàng, mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng trên hệ thống IPCAS. Thực hiện chi trả kiều hối, mua và bán ngoại tệ theo quy định. Tổng hợp, thống kê, hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán tại Chi nhánh. Tổ chức tập hợp và lưu trữ chứng từ hạch toán kế toán hàng ngày sau khi chứng từ được kiểm soát và hậu kiểm theo quy định.

Phòng Tổng hợp: Quản lý và sử dụng con dấu; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, bảo vệ, y tế…Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tây đô​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)