Theo các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy có 1 số yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở những bệnh nhân tai biến mạch máu não đó là: mức độ độc lập ngay trước khi tiến hành phục hồi chức năng, khoảng thời gian từ khi bệnh khởi phát đến khi bắt đầu tiến hành chương trình phục hồi chức năng, độ tuổi của bệnh nhân...
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở xuống có kết quả phục hồi tốt hơn so với nhóm trên 60 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, đó là tuổi càng cao thì khả năng phục hồi càng khó, trong nghiên cứu của chúng tôi có những cụ 82 tuổi; Với những bệnh nhân cao tuổi, khả năng tập trung có thể kém hơn những bệnh nhân trẻ tuổi, áp lực tâm lý tuổi già, vị trí nghỉ ngơi tại viện không được thoải mái như tại gia đình, đó có thể là nguyên nhân làm cho hiệu quả phục hồi bàn tay không đạt được ở mức cao nhất. Ngoài ra thì nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh tuổi càng cao thì mức độ hồi phục càng chậm, đặc biệt là mức khéo léo của bàn tay. Nhìn chung, tuổi càng cao mức vận động bàn tay càng giảm, càng khó điều trị và phục hồi điều này cũng phù hợp với đặc điểm sinh lý của tuổi già[10] .Với nhận thức đó nên một số chuyên gia PHCN đã đề xuất chiến lược phục hồi đối với người trẻ tuổi là tập luyện để phục hồi lại những chức năng đã giảm hoặc đã mất. Còn đối với người cao tuổi là ưu tiên chiến lược phục hồi bù trừ hoặc thay thế, để giúp bệnh nhân vẫn có thể tự chăm sóc bản thân và độc lập tối đa các hoạt động chức năng trong sinh hoạt hàng ngày, mặc dù không thể bình thường hoá được nửa người bên liệt và thực tế bình thường hoá không phải là mục tiêu chính của PHCN.
Kết quả điều trị PHCN bàn tay liệt của bệnh nhân liệt do tai biến nhồi máu não phụ thuộc vào thời gian bệnh nhân bắt đầu được tập luyện phục hồi chức năng sau tai biến. Thời gian càng sớm kết quả phục hồi càng tốt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rõ điều này, những bệnh nhân có thời gian bắt đầu vào viện để điều trị phục hồi chức năng sau tai biến từ 1 đến 3 tháng có kết quả phục hồi rất tốt về khả năng độc lập trong sinh hoạt hằng ngày, có tới 94,7% các bệnh nhân độc lập hoàn toàn sau thời gian điều trị; nhưng những bệnh nhân có thời gian từ khi bị bệnh đến khi vào viện điều trị là trên 3 tháng thì khả năng độc lập hoàn toàn sau điều trị phục hồi chỉ có 54,5% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo Goldie, những bệnh nhân phục hồi chức năng sớm trong những tháng đầu sau tai biến mạch máu não sẽ có kết quả tốt hơn bệnh nhân phục hồi chức năng muộn. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy kết quả phục hồi của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não phụ thuộc vào thời gian bệnh nhân bắt đầu được luyện tập phục hồi chức năng sau tai biến. Thời gian càng sớm kết quả phục hồi càng tốt, bệnh nhân được điều trị trước 6 tuần đạt kết quả tốt và trung bình là 85,0%; bệnh nhân điều trị trước 12 tuần đạt kết quả tốt và trung bình là 72,7%; bệnh nhân điều trị sau 12 tuần đạt kết quả tốt và trung bình là 54,5% [11] .
Các nghiên cứu về PHCN đã cho kết luận khả năng phục hồi tốt nhất của bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN xảy ra từ 3 - 6 tháng đầu tiên sau đột quỵ. Tổ chức Y tế thế giới (1971) đã có khuyến cáo là ngay từ những ngày đầu tiên sau đột quỵ, kể cả khi bệnh nhân vẫn còn hôn mê thì việc phòng chống co cứng, biến dạng co rút và các thương tật thứ cấp khác sau này cũng phải được coi trọng như là phòng chống loét và các biến chứng khác trong giai đoạn cấp. Nhiều tác giả qua nghiên cứu về bệnh nhân liệt nửa người cho thấy bệnh nhân nếu được bắt đầu tập luyện phục hồi chức năng
sớm thì kết quả phục hồi sẽ tốt hơn nhiều so với bắt đầu phục hồi muộn. Tuy nhiên tác giả chưa thống nhất thời gian bao nhiêu là sớm. Nhiều tác giả cho rằng bệnh nhân được bắt đầu tập luyện từ 1 đến 6 tuần sau đột quỵ là giai đoạn sớm của phục hồi chức năng.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn còn cho thấy tỷ lệ độc lập hoàn toàn ở nữ giới là 87,5% cao hơn so với nam giới, những bệnh nhân liệt bên phải có tỷ lệ độc lập hoàn toàn là 91,7% cao hơn so với những bệnh nhân liệt bên trái; tuy nhiên sự khác biệt trên chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên năm 2012, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình mức độ vận động bàn tay cũng như mức khéo léo trung bình ở 2 giới. Tương tự như vậy tác giả cũng chưa thấy có mỗi liên quan giữa chức năng vận động bàn tay cả về vận động và khéo léo với bên liệt với p>0,05. Tuy nhiên theo Zwinkels lại cho rằng, mất vận động chi trên có mối liên quan đến tổn thương bán cầu não trái. Nghĩa là, những bệnh nhân liệt bên phải có nguy cơ bị mất vận động chi trên hơn những bệnh nhân liệt bên trái. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chưa thể đưa ra cái nhìn tổng thể bao quát về vấn đề này, vì vậy cần thiết có những nghiên cứu với phạm vi nghiên cứu đủ lớn để bao hàm, đưa ra những nhận định về vấn đề trên.
KẾT LUẬN
1. Kết quả PHCN bàn tay bằng điều trị nội khoa kết hợp tập vận động theo chương trình GRASP.
Nghiên cứu 60 bệnh nhân với tỷ lệ nam giới chiếm 73,3%, lệ ở nữ giới là 26,7%; tuổi trung bình là 59,8. Có 55,0% bệnh nhân liệt bên trái và 45,0% bệnh nhân liệt bên phải. Chúng tôi nhận thấy:
- Mức độ vận động bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị 1 tháng và 3 tháng ở cả hai nhóm, kết quả ở nhóm can thiệp cải thiện rõ rệt hơn so với nhóm chứng.
- Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày được cải thiện sau thời gian điều trị ở cả nhóm chứng và nhóm can thiệp nhưng sau thời gian điều trị 1 tháng không có sự khác biệt về kết quả điều trị giữa hai nhóm; Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ độc lập hoàn toàn ở nhóm can thiệp tăng lên là 80,0% cao hơn so với nhóm chứng (46,7%) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Mức độ khéo léo bàn tay liệt gia tăng sau thời gian điều trị: Sau 1 tháng, không có sự khác biệt về mức độ khéo léo ở hai nhóm nghiên cứu. Sau thời gian điều trị 3 tháng, kết quả được cải thiện, mức độ khéo léo ở nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Có mối liên quan giữa tuổi, thời gian đến viện sớm sau khi bị đột quỵ với kết quả điều trị
KHUYẾN NGHỊ
Tích cực phối hợp phục hồi chức năng bàn tay bằng điều trị nội khoa kết hợp tập vận động theo chương trình GRASP ở bệnh nhân liệt nửa người sau nhồi máu não.
Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng để có thể nhận biết, phát hiện và đưa người bị tai biến đi điều trị và phục hồi chức năng sớm trong thời gian 3 tháng sau khi đột quỵ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thanh Bình và Lê Quang Khanh (2010). Vận động trị liệu. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
2. Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Văn Huy, Ngô Xuân Khoa và cộng sự (2006). Giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Hoàng Ngọc Chương và Lê Quang Khanh (2010). Lượng giá chức năng hệ vận động. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Lê Thanh Đức, Lê Công Luận và Nguyễn Thị Tuyết Minh (2015). Nghiên cứu đặc điểm, tần suất yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não tại khoa nội tim mạch - Lão khoa BVĐK tỉnh Vĩnh Long. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học bệnh viện đa khoa Vĩnh Long.
5. Nguyễn Tấn Dũng (2012). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau tai biến mạch máu não tại Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Đăng (2006). Tai Biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Trần Việt Hà và Nguyễn Thị Kim Liên (2015). Hiệu quả phục hồi chức năng chi trên ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não theo chương trình GRASP. Tạp chí Y Dược Học Quân Sự, 1-2015, 85-90.
8. Nguyễn Thị Thu Huyền và Nguyễn Văn Chương (2015). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học thần kinh và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tái đột quỵ nhồi máu não. Tạp chí Y Dược Học Quân Sự, 2-2015, 79-91.
9. Nguyễn Thị Kim Liên (2011). Nghiên cứu phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Tiến sĩ, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Kim Liên (2012). Nghiên cứu phục hồi chức năng bàn tay liệt trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
11. Trần Mỹ Luật (2008). Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, Thạc sĩ, Đại học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên. 12. Vũ Thị Tâm và Nguyễn Kim Liên (2015). Hiệu quả kết hợp gương trị liệu trong phục hồi chức năng vận động bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não. Tạp chí nghiên cứu Y học, 98 (6), 80-87.
13. Trần Văn Tuấn (2004). Nghiên cứu một số đặc điểm tai biến mạch máu não tại Thái Nguyên. Tạp chí Thần Kinh Học, 4.
14. Trần Văn Tuấn (2007). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Học viện quân Y, Hà Nội. 15. Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Kim Liên, Phan Công Tân và cộng sự (2012). Những tiến bộ mới trong điều trị tai biến mạch máu não và đơn vị đột quỵ. Y học thực hành.
16. Nguyễn Văn Thông, Đinh Thị Hải Hà, Nguyễn Hồng Quân và cộng sự (2013). Tình hình tử vong trong 10 năm (2003-2012) tại trung tâm đột quỵ - Bệnh viện TƯ QĐ 108.
17. Trịnh Diệu Thường và Phan Quan Chí Hiếu (2013). Hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp châm cải tiến kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân nhồi máu não trên lều. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17 (1), 25-33. 18. Cao Thành Vân, Trình Trung Phong và Hồ Ngọc Ánh (2011). Nghiên cứu đặc điểm của một số yếu tố nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2011.
19. Lê Ngọc Vũ, Nguyễn Văn Vỹ, Lê Văn Minh và cộng sự (2010). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân tai biến mạnh máu não vào điều trị tại trung tâm y tế huyện Hương Thủy từ năm 2006 đến năm 2009.
TIẾNG ANH
20. Bernspa B và Fisher AG (1995). Defferences between person with right or left cerebral vascular accident on the assessment of motor and process skill.
Arch - phys - Med - Rehabil, (76), 114-1151.
21. Béthoux F, Calmels P và Gautheron V (1999). Changes in the quality of life of hemiplegic stroke patients with time: a preliminary report. Am J Phys Med Rehabil, 78 (1), 19-23.
22. Boomkamp-Koppen HG, Visser-Meily JM, Post MW và cộng sự (2005). Poststroke hand swelling and oedema: prevalence and relationship with impairment and disability. Clin Rehabil, 19 (5), 552-559.
23. Broeks JG, Lankhorst GJ, Rumping K và cộng sự (1999). The long-term outcome of arm function after stroke: results of a follow-up study. Disabil Rehabil. PubMed PMID: 10503976, 21 (8), 357-364.
24. Craighero L và Rizzolatti G (2004). The mirror-neuron system. Annu Rev Neurosci, 169-92,
25. Desrosiers J, Noreau L, Rochette A và cộng sự (2006). Predictors of long- term participation after stroke. PubMed PMID: 16467057, 28 (4), 221-230. 26. Fasoli SE, Fragala-Pinkham M và Hughes R (2008). Robotic therapy and botulinum toxin type A: a novel intervention approach for cerebral palsy. Am J Phys Med Rehabil, 87 (12), 1022-1025.
27. G. di Pellegrino, L. Fadiga, L. Fogassi và cộng sự (1992). Understanding motor events: a neurophysiological study. Exp Brain Res, 91 (1), 176-180. 28. Gubitz G Lindsay MP và Bayley M (2010). Canadian Best Practice Recommendations for Stroke Care (Update 2010).
29. MD Gunes Yavuzer, PhD,, PhD Ruud Selles, MD Nebahat Sezer và cộng sự (2008). Mirror Therapy Improves Hand Function in Subacute Stroke: A Randomized Controlled Trial. Arch Phys Med Rehabi, 89, 393-398.
30. Harris JE, Eng JJ, Miller WC và cộng sự (2009). A self-administered Graded Repetitive Arm Supplementary Program (GRASP) improves arm function during inpatient stroke rehabilitation: a multi-site randomized controlled trial. Stroke, 40 (6), 2123-2128.
31. Harris JE Pang MY và JJ E (2006). A community-based upper-extremity group exercise program improves motor function and performance of functional activities in chronic stroke: a randomized controlled trial. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, 87 (1), 1-9.
32. Joan Stiles và Terry L. Jernigan (2010). The Basics of Brain Development. Neuropsychol Rev, 20, 327-348.
33. Kleiser R Btefisch C và Seitz R (2006). Post – lesional cerebral reorganization: evidence from functional neuronmaging and transcranial magnetic stimulation. J Physiol Paris, 99.
34. Knuiman MW (1996). Risk factors for stroke mortality in men and women: The Busselton Study. J Cardiovasc Risk, 3 (5), 447-452.
35. Lindsay M, Gubitz G và Bayley M (2010). For the Canadian Stroke Strategy Best Practices and Standards Writing Group. Canadian Best Practice Recommendations for Stroke Care (Update 2010). Canadian Stroke Network, 36. Louise A. Connell, Naoimh E. McMahon, Caroline L. Watkins và cộng sự (2014). Therapists' Use of the Graded Repetitive Arm Supplementary Program (GRASP) Intervention: A Practice Implementation Survey Study
37. Maree L. Hackett, John R. Duncan, Craig S. Anderson và cộng sự (1999). Health-Related Quality of Life Among Long-Term Survivors of Stroke Results From the Auckland Stroke Study, 1991–1992. Stroke, 31, 440-447. 38. Mark J. Alberts, George Hademenos, Richard E. Latchaw và cộng sự (2000). Recommendations for the Establishment of Primary Stroke Centers.
JAMA, 283 (23), 3102-3109.
39. Michielsen ME và Selles RW (2011). Motor recovery and cortical reorganization after mirror therapy in chronic stroke patients: a phase II randomized controlled trial.
40. Peter S. Lum, Charles G. Burgar, Machiel Van der Loos và cộng sự (2006). MIME robotic device for upper-limb neurorehabilitation in subacute stroke subjects: A follow-up study. Journal of Rehabilitation Research & Developmen, 43 (5), 631-642.
41. R. HARI, N.FORSS, S. AVIKAINEN và cộng sự (1998). Activation of human primary motor cortex during action observation: A neuromagnetic study. Neurobiology(95, 15061–15065.
42. Ralph L. Sacco, Scott E. Kasner, Joseph P. Broderick và cộng sự (2013). An Updated Definition of Stroke for the 21st Century: A Statement for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke, 44, 2064-2089.
43. Reena S Shah và John W Cole (2010). Smoking and stroke: the more you smoke the more you stroke. Expert Rev Cardiovasc Ther, 8 (7), 917-932. 44. Rüdiger J. Seitz, Patrick Höflich và Ferdinand Binkofski (1998). Role of the premotor cortex in recovery from middle cerebral artery infarction. Arch Neurol, 55 (8), 1081-1088.
45. Se´bastien Bineau, Carole Dufouil, Catherine Helmer và cộng sự (2008). Framingham Stroke Risk Function in a Large Population-Based Cohort of Elderly People, The 3C Study. Stroke, 1564-1570.
46. Thomas Truelsen, Stephen Begg và Colin Mathers (2000). The global burden of cerebrovascular disease .
47. WHO (1989). Stroke: Recommendations on Stroke Prevention, Diagnosis,