Sinh lý chức năng bàn tay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phục hồi chức năng bàn tay bằng điều trị nội khoa kết hợp tập vận động theo chương trình GRASP ở bệnh nhân liệt nửa người sau nhồi máu não​ (Trang 27 - 33)

Bàn tay là một cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Ngoài hai chức năng quantrọng nhất là chức năng vận động và cảm giác, thì bàn tay còn có chức năng điều hoà thân nhiệt, giao tiếp, diễn đạt tình cảm…. Chính các động tác phức tạp và tinh vi của bàn tay đã thể hiện sự tiến hoá của loài người và góp phần tạo ra sự tiến bộ của xã hội.

1.3.2.1. Chức năng vận động

Để thực hiện chức năng này, bàn tay phải thực hiện các động tác cầm nắm, buông đồ vật cùng các động tác khéo léo tinh vi với sự tham gia của rất nhiều cơ, sự vận động linh hoạt của các khớp bàn ngón. Trong đó ngón cái đóng vai trò quan trọng vì đảm nhiệm 50% chức năng bàn tay, ngón trỏ đảm nhiệm 20%. Nhờ ngón út mà cầm được các vật lớn. Nhờ ngón giữa, ngón nhẫn mà cầm được các vật nhỏ trong lòng bàn tay.

 Để thực hiện chức năng vận động của bàn tay cần phải có một số điều kiện như sau:

- Sự toàn vẹn của vận động bàn tay, nhưng cũng là sự toàn vẹn của toàn bộ chi trên.

- Khả năng giải mã được những thông tin liên quan đến tổ chức về vận động được truyền đạt trong khi thao tác. Sự nhận thức được những cảm giác này tạo nên giác quan về nhận thức đồ vật bằng cách sờ nắn.

- Phối hợp mắt - bàn tay: vận chuyển bàn tay đến đồ vật được thực hiện theo một lập trình vận động đã được làm thành thạo trước đây, vì chỉ làm lại theo những kinh nghiệm đã có từ trước. Một khi sinh hoạt vận động đã được phát ra, chỉ có thị giác mới đưa ra những chỉ dẫn giúp để thay đổi hướng đi của vận động.

- Việc cho vào trí nhớ cảm giác - vận động của bàn tay giúp để so sánh các thao tác đã thực hiện qua những kinh nghiệm trước đây. Chức năng này

giúp để nhận ra đồ vật dựa trên sự giống nhau (sự đồng dạng) và để chỉnh lại cách cầm nắm.

 Các kiểu cầm nắm của bàn tay

* Thao tác chung

- Bàn tay nắm lại: các ngón được gập lên gan bàn tay và không giữ đồ vật. Đồ vật di chuyển hoặc đi vào hoạt động khi nắm tay tiếp xúc với nó. Ví dụ như di chuyển một đồ vật trên một bề mặt láng, đưa về phía mình một đồ vật đặt trên bàn.

- Bàn tay xòe ra: là trường hợp gan bàn tay ấn lên đồ vật. Ví dụ như đưa một đồ vật về phía mình bằng cách cho nó lướt nhẹ trên bàn và thao tác với nó ở bên trên.

* Cầm nắm bằng hai tay

Đồ vật được cầm giữa cả hai lòng bàn tay hoặc giữa hai gan bàn tay. Nó giúp để lấy và để mang một đồ vật bằng cách đưa hai bàn tay lại gần nhau. Ví dụ như bưng một ly, một chén đưa lên miệng.

* Cầm nắm chặt

- Bấu vào (níu lấy): bằng cách móc các ngón tay và đặc biệt là hai đốt ngón xa. Ví dụ như mang (xách) một thùng nặng, khi leo núi.

- Cầm lấy bằng cách móc hoặc bằng ngón tay - gan bàn tay: giúp cầm nắm đồ vật có thể tích trung bình bằng cách giữ nó một cách chủ động ở giữa các ngón tay gập mạnh với mặt gan tay. Ví dụ như nâng một va li lên ở chỗ tay nắm.

- Cầm lấy mạnh dọc theo hình trụ hoặc nắm chặt trong lòng bàn tay hoặc nắm tay: giống cách cầm nắm bằng ngón tay - gan bàn tay nhưng các ngón tay nắm lại, kể cả ngón cái. Ví dụ như cầm

nắm đồ vật dạng khối, cán cuốc, búa, cốc, tay bám lên một thanh cố định.

Hình 1.11. Cách đưa bàn tay tới đồ vật

Hình 1.12. Cầm lấy Hình 1.13. Buông ra

- Nắm trong lòng bàn tay hoặc nắm theo hướng: cầm lấy bằng cả bàn tay một đồ vật hình trụ, ngón cái duỗi thẳng ra để cầm nắm chặt và điều khiển đồ vật đi theo những hướng khác nhau trong không gian. Ví dụ như sử dụng một dụng cụ có cán, điều khiển nhịp nhàng cổ tay khi quăng cần câu.

- Cầm nắm bằng ngón tay - mô cái: cách cầm nắm này tạo một áp lực đáng kể lên một đồ vật được giữ vững giữa một bên là những ngón tay hơi gập và bên kia là nền của ngón cái. Ví dụ như sử dụng hai gọng kìm.

Hình 1.14. Ép cơ Hình 1.15. Giãn cơ

- Cầm nắm bằng các ngón tay kiểu mỏ vịt: giúp đưa ngón cái được giữ thẳng đến gần các ngón khác. Cách cầm này giúp cho bàn tay áp sát lên một đồ vật phẳng có thể tích trung bình. Ví dụ như lấy một quyển sách trong giá sách.

Hình 1.16. Cách đưa bàn tay tới đồ vật

Hình 1.17. Cầm lấy Hình 1.18. Buông ra

- Cầm theo hình cầu hoặc cầm nắm ở nhiều cực:

bàn tay áp sát vòng theo chu vi của một đồ vật to lớn hình cầu làm cho ngón cái phải đặt đối diện với các ngón khác để cầm đồ vật. Ví dụ như vặn chặt một

bóng đèn điện, cầm một cái chén, cầm một quả bóng quần vợt, cầm một trái cây to lớn như trái táo.

Hình 1.19. Cách đưa

bàn tay tới đồ vật

Hình 1.20. Cầm lấy Hình 1.21. Buông ra

* Cầm nắm tinh vi (cầm các vật nhỏ, mảnh)

- Tách rời các ngón tay: mỗi ngón sẽ cử động một cách độc lập giúp sử dụng được một ngón nhưng độc lập với những ngón khác. Ví dụ như ấn số của máy điện thoại, gõ bàn phím của máy vi tính.

- Cầm lấy ở khe ngón: giữ đồ vật ở giữa hai mặt đối nhau của hai ngón tay kế cận nhau. Nó được sử dụng nhiều hơn bên chi thuận giữa ngón trỏ và ngón giữa. Ví dụ như kẹp một điếu thuốc lá.

Hình 1.22. Cách đưa bàn tay tới đồ vật

Hình 1.23. Cầm lấy Hình 1.24. Buông ra

- Kẹp một bên hoặc cầm nắm với ngón cái - ngón trỏ: giúp ấn mạnh múp ngón cái lên vùng mặt quay đốt ngón I và II của ngón trỏ hơi gập. Ví dụ như cầm một chìa khóa, cắt thịt.

Hình 1.25. Cách đưa bàn tay tới đồ vật

Hình 1.26. Cầm lấy Hình 1.27. Buông ra

- Đối chiếu múp ngón cái - ngón trỏ: giúp cho việc cầm lấy hoặc thao tác những đồ vật có thể tích không đáng kể giữa các ngón cái và ngón trỏ. Các khớp gian đốt ngón tay xa thì liên kết với nhau. Ví dụ như sờ lên miếng vải để ước lượng được chất lượng của vải, hoặc lật những trang sách.

* Kẹp thẳng hoặc đối chiếu áp ngọn ngón cái - ngón trỏ

Cầm nắm tinh vi có cùng những đặc điểm như đối chiếu ngọn. Đồ vật được cầm ở những vùng trước móng tay của ngón cái và ngón trỏ. Nó đòi hỏi một độ gập đốt ngón ít hơn. Là cách kẹp mà ta sử dụng thường nhất vì nó vững vàng nhất. Ví dụ như lấy một cái bút đặt trên bàn.

* Kẹp tròn hoặc đối chiếu đầu ngón cái - ngón trỏ

Giúp giữ vững hoặc nhặt những đồ vật mảnh, nhỏ bằng đầu ngón cái và ngón trỏ gần với các móng tay. Để những vùng này tiếp xúc được với nhau, cả hai ngón phải tạo thành một vòng tròn. Ví dụ như lấy một kẹp giấy trên bàn, lấy hạt trong quả ra, xỏ chỉ vào lỗ kim.

1.3.2.2. Chức năng cảm giác của bàn tay [25] * Cảm giác nông

Bao gồm cảm giác đau, nóng lạnh và xúc giác thô sơ (sờ nhẹ). Cùng với môi, lưỡi, thì các đầu ngón tay là vùng cơ thể tập chung nhiều nhất các tận cùng thần kinh cảm giác. Kích thích gây cảm giác đau tại bàn tay sẽ giúp

thông báo cho não biết có các tác nhân gây hại cho cơ thể và vị trí chính xác của tác nhân này, cần có các cơ chế sinh lý và tâm lý để loại trừ các kích thích đó. Ví dụ như rút tay ra khỏi vật sắc nhọn.

* Cảm giác sâu

- Các kích thích thông qua cảm giác sâu có ý thức đến tuỷ rồi theo bó Goll và bó Burdach, tận cùng ở vùng cảm giác của vỏ não đối bên, cho nhận biết về tư thế của cơ thể và cử động của bàn tay trong không gian.

- Cảm giác sâu không ý thức ở cơ của bàn tay sẽ cho cảm giác về trương lực cơ, thăng bằng và điều hoà các động tác có tính tự động như vung tay khi đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phục hồi chức năng bàn tay bằng điều trị nội khoa kết hợp tập vận động theo chương trình GRASP ở bệnh nhân liệt nửa người sau nhồi máu não​ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)