4. Điểm đánh giá:
2.2.4 Đăng ký tờ khai Hải quan tại chi cục Hải quan
Sắp xếp và nộp bộ hồ sơ Hải quan:
Căn cứ vào kết quả phân luồng và hƣớng dẫn làm thủ tục Hải quan trên tờ khai Hải quan điện tử mà nhân viên giao nhận nộp hồ sơ vào cửa của công chức Hải quan đã tiếp nhận tờ khai điện tử của doanh nghiệp mình.
Bộ chứng từ cho lô hàng nhập khẩu bao gồm:
- Phiếu tiếp nhận hồ sơ Hải quan: 01 bản. - Giấy giới thiệu: 01 bản chính.
- Tờ khai Hải quan điện tử: 02 bản chính. (Kèm theo List container). - Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu: 02 bản chính.
- Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List): 01 bản chính. - Hóa đơn thƣơng mại (Commercial Invoice): 01 bản chính. - Hợp đồng thƣơng mại (Commercial Contract): 01 bản sao. - Vận đơn (Bill of Lading): 01 bản sao.
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lƣợng hàng nhập khẩu nhà nƣớc: 01 bản chính. - Giấy phép nhập khẩu tự động: 01 bản chính.
- Giấy ủy quyền: 01 bản sao (nếu ngƣời ký tên trên tờ khai và các chứng từ không phải là Giám đốc).
- Sau khi nộp bộ hồ sơ cho Hải quan kiểm tra thủ tục hồ sơ đầy đủ nhân viên giao nhận đem tờ khai xuống Hải quan ở khu vực gần nơi thanh lý để đóng dấu Hải quan. Và tiếp tục bƣớc tiếp theo làm phiếu cắt seal, chuyển bãi kiểm hoá.
Lƣu ý: Trong quá trình chờ phân công kiểm hóa, nhân viên giao nhận cầm lệnh giao
hàng đến phòng đối chiếu lệnh. Tại đây Hải quan sẽ đối chiếu với manifest do hãng tàu cung cấp; xem tên hàng, số lƣợng, chuyến tàu, tên tàu lệnh giao hàng có trùng với manifest không? Nếu trùng thì đóng dấu “đã đối chiếu”, còn nếu có sai sót thì đem đến hãng tàu để sửa.
Nhận xét: Ngoài việc nắm rõ nội dung của bộ hồ sơ, nhân viên giao nhận cần nắm
đƣợc quy định của Hải Quan để thực hiện đúng yêu cầu.