doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
1.5.1. Các yếu tố bên trong tổ chứcảnh hưởng đến công tác kiểm tra
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ kiểm tra thuế
Hiện nay doanh nghiệp thực hiện trốn thuế bằng rất nhiều hình thức, bằng rất nhiều thủ đoạn tinh vi, nhất là việc mua bán hóa đơn tràn lan, vì vậy việc kiểm tra để phát hiện ra sai sót của doanh nghiệp cần có những cán bộ kiểm tra thuế có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác kiểm tra thuế, nếu không sẽ rất nhiều khả năng bị doanh nghiệp qua mặt, không phát hiện đƣợc những sai phạm của doanh nghiệp. Ngoài ra đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế cũng cần phải đặt lên hàng đầu, vì cán bộ kiểm tra thuế thƣờng làm việc và đối mặt với những cám dỗ, nếu không có bản lĩnh thì sẽ bị dao động, từ đó dễ xảy ra tiêu cực.
Cán bộ thuế cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên để đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý thuế, tác phong làm việc, đạo đức công tác, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu công việc đƣợc giao.
25
Khi ngành thuế đang áp dụng cơ chế tự khai tự nộp thuế thì công tác tuyên truyền hỗ trợ DN rất quan trọng, công tác tuyên truyền hỗ trợ tốt thì việc DN nâng cao nhận thức và có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về thuế nói chung và chấp hành trong lĩnh vực kiểm tra thuế nói riêng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Khoa học công nghệ phải hỗ trợ mạnh mẽ, tích cực cho quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp.
Ngành thuế rất coi trọng việc áp dụng các ứng dụng thông tin vào quản lý thuế, ngành thuế đã trang bị hệ thống máy móc, công nghệ thông tin rất hiện đại, ngoài ra có rất nhiều phần mềm sử dụng trong công tác quản lý thuế, từ đó rất thuận lợi trong việc khai thác các thông tin của DN nhƣ: tra cứu thông tin doanh nghiệp, số thuế nộp, số thuế nợ đọng, tra cứu phân tích báo cáo tài chính, quyết toán thuế, các tờ khai thuế, kết quả kiểm tra, kiểm tra thuế, các văn bản pháp quy đều đƣợc quản lý và cập nhật trên các phần mềm nhƣ TINC, QLT, BCTC, QHS, QLN, TTKT... và hiện này là phần mền quản lý thuế tập trung TMS. Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quan cũng nhƣ với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin hỗ trợ lẫn nhau từ đó rất thuận tiện cho việc khai thác thông tin để phân tích doanh nghiệp trong hoạt động kiểm tra thuế.
- Sự phối kết hợp của các cơ quan liên quan
Để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thông tin đầy đủ về ngƣời nộp thuế vô cùng quan trọng. Cán bộ thanh tra, kiểm tra phải nắm bắt thông tin từ hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế và các cơ quan khác nhƣ Công an, toà án, kho bạc…Do đó, phải có sự phối kết hợp, trao đổi cung cấp thông tin thƣờng xuyên với các cơ quan liên quan.
1.5.2. Các yếu tố bên ngoàiảnh hưởng đến công tác kiểm tra
Điều kiện kinh tế xã hội là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế nói riêng. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay thì hệ thống luật pháp sẽ dần đƣợc hoàn thiện, cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ thuật ngày càng đƣợc hiện đại hoá và sốlƣợng DN không ngừng tăng lên nhanh chóng... tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu quả công tác kiểm tra thuế. Việc có đƣợc một hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động kiểm tra thuế đi vào khuôn khổ, đồng thời nó cũng giúp cho DN hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, việc đƣợc đầu tƣ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhƣ: máy móc, thiết bị, hệ thống ứng dụng tin học hiện đại tích hợp đầy đủ các thông tin về từng NNT nói riêng và các thông tin về ngành thuế nói chung... cũng hỗ trợ cho công tác kiểm tra thuế đƣợc tiến hành thuận lợi, có tính chính xác và hiệu quả cao hơn. Số lƣợng DN có vốn ĐTNN ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đến công tác kiểm tra thuế. Bởi cùng với sự gia tăng về số lƣợng sẽ là sự đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của NNT. Nếu không chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ (pháp lý, nhân lực, vật lực..), cơ quan quản lý thuế, nhất là bộ phận kiểm tra sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho NSNN.
Trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng nhƣ ý thức tự tuân thủ của DN ngày càng đƣợc cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả các cuộc kiểm tra thuế. Ngƣợc lại, cũng vì sự hiểu biết về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của DN ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả kiểm tra thuế.
27
Hành lang pháp lý luôn là cơ sở để mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện trong đó có cán bộ thuế và ngƣời nộp thuế. Nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thanh tra, kiểm tra là tính tuân thủ pháp luật, dựa theo các quy định của pháp luật. Do đó, chính sách thuế thƣờng xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định, không thống nhất; nội dung phức tạp, khó hiểu hoặc không phù hợp giữa qui định về quản lý thuế và chính sách thuế dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau kể cả đối với cán bộ thuế lẫn ngƣời nộp thuế gây khó khăn cho công tác tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế.
- Nhận thức của chủ doanh nghiệp và trình độ nhân viên kế toán của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, ý thức chấp hành kê khai, nộp thuế tốt, trình độ nhân viên kế toán của các doanh nghiệp này cao, vì vậy sẽ thuận lợi hơn cho việc kiểm tra thuế.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp có số vốn nhỏ,làm ăn kinh doanh manh mún, trình độ nhân viên kế toán còn kém, dẫn đến việc nhận thức về thuế còn hạn chế, không quan tâm đến công tác kế toán, thực hiện sai chế độ sổ sách kế toán, hạch toán không đầy đủ, từ đó có thể có.
1.6. Kinh nghiệm thực tiễn công tác kiểm tra thuế
1.6.1. Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc, tổchức bộ máy kiểm tra thuế theo hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng: Tổng Cục Thuế - Cục Thuế tỉnh, thành phố - Cục Thuế huyện, thành phố và các xã.
Bên cạnh bộ máy thuế quốc gia còn có bộ máy thuế địa phƣơng thuộc UBND tỉnh, thành phố có nhiệm vụ quản lý thu thuế địa phƣơng. Tuy nhiên, bộ máy này chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục thuế quốc gia. Bộ máy thuế địa phƣơng gồm Cục thuế tỉnh, thành phố, Cục thuế thành phố, huyện, phòng thuế xã.
Toàn bộ hệ thống thuế Trung Quốc có khoảng 3.000 tổ chức, kiểm tra, kiểm soát thuế trực thuộc cơ quan thuế các cấp, với 80.000 cán bộ làm công tác kiểm tra. Năm 1996, Quốc vụ viện Trung quốc thông qua phƣơng án cải cách thu thuế trong đó có biện pháp lấy công tác kiểm tra làm trọng điểm của quản lý thu. Tỷ trọng viên chức làm công tác kiểm tra chiếm khoảng trên 30%. (Nguồn: Trích Tạp chí thuế).
1.6.2. Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở Hàn Quốc
Hệ thống kiểm tra thuế đƣợc tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức cơ quan thuế. Hoạt động kiểm tra thuế đƣợc phân cấp theo mô hình tổ chức, chủ yếu đƣợc thực hiện ở cấp trung gian (Cục thuế vùng, tỉnh). Tổ chức bộ phận kiểm tra riêng ở cấp trung ƣơng chủ yếu là thực hiện công tác chỉ đạo, hỗ trợ kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra đối tƣợng nộp thuế đƣợc chuyên môn hoá cao. Các phòng kiểm tra tại cơ quan thuế đƣợc tổ chức với chức năng chuyên biệt, chỉ thực hiện một giai đoạn của hoạt động kiểm tra nhƣ: Phòng kiểm tra chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra; Phòng kiểm tra đặc biệt chịu trách nhiệm về phân tích ở những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm. Tỷ trọng viên chức làm công tác kiểm tra chiếm khoảng 31%. (Nguồn: Trích Tạp chí thuế).
1.6.3. Kinh nghiệm kiểm tra thuế ở Australia
Đối với Australia, dựa vào cách phân loại ĐTNT thành bốn nhóm nhƣ phần dịch vụ hỗ trợ ĐTNT đã nêu trên, cơ quan thuế đƣa ra các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại đối tƣợng. Nhóm 1 và 2 là nhóm đối tƣợng cần tập trung kiểm tra nhiều nhất của cơ quan thuế. Đối với nhóm 1 cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tất cả các thông tin đã kê khai. Đây là nhóm đối tƣợng cần chú ý nhất vì các trƣờng hợp trốn thuế đều thuộc nhóm đối tƣợng này. Nội dung kiểm tra đƣợc gắn vào các Cục, Vụ và các Phòng, không tổ chức Cục kiểm tra thuế ở Trung
29
ƣơng hay phòng kiểm tra tại các Chi nhánh một cách riêng biệt. (Nguồn: Trích Tạp chí thuế).
1.6.4. Kinh nghiệm thực tiễn kiểm tra thuế tại Tp Hồ Chí Minh
Tại cục thuế TP Hồ chí Minh, 6 tháng đầu năm 2016, công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã đạt đƣợc kết quả tích cực với trên 19.000 hồ sơ kiểm tra tại cơ quan Thuế, 28.000 trƣờng hợp kiểm tra tại trụ sở DN với tổng số thuế kê khai, điều chỉnh đạt 70% so với kế hoạch năm 2015. Cụ thể, qua kiểm tra hồ sơ DN, Cục Thuế TP.HCM đã điều chỉnh tăng thêm 40 tỷ đồng, kiểm tra tại trụ sở DN truy thu và phạt gần 800 tỷ đồng, giảm lỗ 700 tỷ đồng, giảm khấu trừ gần 150 tỷ đồng.
Tại Cục Thuế TP.HCM, công tác kiểm tra, rà soát tình hình kê khai, nộp thuế của DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trọng điểm đã đƣợc lãnh đạo đơn vị chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm. Cụ thể, qua hội nghị triển khai các giải pháp quản lí nguồn thu từ các DN trọng điểm lãnh đạo Cục Thuế đã chỉ đạo các phòng kiểm tra và các Cục thuế thành phố huyện phải phân loại DN theo từng ngành nghề, chọn lọc ra danh sách các DN trọng điểm để có biện pháp quản lí phù hợp, đồng thời sử dụng các biện pháp đôn đốc, cƣỡng chế kịp thời. Theo đó, kiểm tra tập trung chủ yếu vào những ngành, lĩnh vực có độ rủi ro cao; bám sát các chuyên đề thanh tra đối với các DN thƣờng xuyên khai lỗ, giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá trong hoạt động sản xuất gia công, may mặc, DN nhiều năm chƣa đƣợc kiểm tra; tăng cƣờng kiểm tra các hoạt động của các nhà hàng, khu công nghiệp; kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, lĩnh vực trọng điểm có số thu lớn thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty; rà soát các DN có kê khai, miễn giảm, gia hạn thuế.
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cƣờng kiểm tra tại trụ sở DN, ƣu tiên kiểm tra các DN thƣờng xuyên hoàn thuế và có nhiều kì hoàn chƣa đƣợc kiểm tra. Đặc biệt, tập trung tăng cƣờng công tác kiểm tra thuế đối với các DN có độ rủi ro cao nhƣ các DN kinh doanh mặt hàng nông lâm, thủy sản, các trung tâm thƣơng mại, siêu thị có hoạt động cho thuê mặt bằng, quầy kinh
doanh, các ngành lĩnh vực có khả năng khai thác nguồn thu cao nhƣ dƣợc phẩm, dịch vụ du lịch, dịch vụ quảng cáo trên truyền hình, kinh doanh vàng bạc, bất động sản, điện lực, dầu khí, bƣu chính viễn thông, khoáng sản, kinh doanh trực tuyến, trò chơi điện tử, thiết bị y tế, bệnh viện, trƣờng học.
Đồng thời, đẩy mạnh và quyết liệt hơn trong công tác kiểm tra chuyên đề đối với các ngành hàng sản xuất kinh doanh chính, trọng điểm nhƣ nhà hàng ăn uống, trung tâm tiệc cƣới, kinh doanh rƣợu bia, nƣớc giải khát, kinh doanh hàng hiệu
31
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận:
Cơ sở phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đƣợc sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện tƣợng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tƣợng nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tƣợng không tồn tại một cách độc lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liện hệ phổ biến với các hiện tƣợng sự vật xung quanh. Công tác kiểm tra có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ trình độ chuyện môn, các chính sách Nhà nƣớc, trang thiết bị phục vụ, yếu tố văn hóa, các tổ chức và cơ quan hữu quan khác nhƣ Công an, Quản lý thị trƣờng, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp…
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin đƣợc sử dụng nhằm đúc rút những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra ở một số cục thuế các tỉnh khác trong những năm qua.
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu:
Để tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng tài liệu thứ cấp. Những tài liệu thứ cấp đƣợc thu thập tại các cơ quan thống kê địa phƣơng (Cục Thống kê tỉnh Hà Giang), các cơ quan chuyên môn nhƣ Cục thuế tỉnh Hà Giang, Chi cục thuế các huyện, thành phố và các cơ quan, ban ngành có liên quan
*. Tài liệu thu thập gồm:
Báo cáo tổng kết thu NSNN hàng năm của Cục thuế Hà Nội từ năm 2015 đến nay.
- Báo cáo hàng năm về công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế Hà Nội với các nội dung nhƣ: số lƣợng doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra; Số
tiền thuế phải truy thu, số tiền pháp vi phạm qua thanh tra, kiểm tra; Các lỗi thƣờng hay vi phạm của doanh nghiệp đƣợc tổng hợp qua thanh tra, kiểm tra.
- Khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung của cơ quan thuế nhƣ: Hệ thống tự khai, tự nộp (QLT), phần mềm ứng dụng đăng ký thuế (TINCC), Hệ thống thanh tra, kiểm tra (TTR), Hệ thống hỗ trợ nhập báo cao tài chính (BCTC)…
- Các tài liệu liên quan khác:Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả tiến hành phân tích thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế Hà Nội, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ xung và cập nhật thông tin giúp công tác nghiên cứu thực trạng đạt hiệu quả hơn.
2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu:
Toàn bộ dữ liệu thu thập đƣợc xử lý bởi chƣơng trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin và số liệu định lƣợng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
Luận văn lựa chọn phƣơng pháp so sánh để so sánh số liệu liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra qua thời gian.
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:
Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh nhiệm vụ kế hoạch
+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự
33
CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI CÁCDOANH