Bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH MTV MaiLinh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV mai linh thái nguyên (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty TNHH MTV MaiLinh Thái Nguyên

và các doanh nghiệp vận tải khác trong tỉnh

Việc nghiên cứu, học tập và vận dụng kinh nghiệm của các nước phát triển cũng như từ các đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực là một điều hết sức thiết thực và cần thiết. Tuy nhiên, việc tham khảo và lựa chọn cần phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học, phù hợp với thực tiễn tại đơn vị mình.

Về vấn đề hoạch định và tuyển dụng, thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng thiếu chủ động trong việc tiếp cận thị trường lao động, ít công khai nhu cầu tuyển dụng, ít tham gia các ngày hội việc làm, không có hoạch định nguồn nhân lực cho đơn vị của mình. Đối với công tác tuyển dụng, hầu hết các doanh nghiệp đang tuyển dụng theo phương thức giải quyết nhu cầu trước mắt chứ không có kế hoạch lâu dài. Do vậy, trong thời gian tới, công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên cũng như các doanh nghiệp vận tải khác cần có những quan tâm hơn nữa đến công tác hoạch định nguồn nhân lực, để từ đó có kế hoạch tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý.

Về vấn đề giáo dục, đào tạo, cần có kế hoạch cụ thể mà tổ chức các chương trình đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng cho người lao động, nhằm nâng cao kỹ năng cho người lao động cũng như chất lượng dịch vụ mà đơn vị cung

cấp. Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách nâng cao thể lực và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong công ty.

Môi trường làm việc và các chế độ chính sách lương, phúc lợi cần được chú trọng, bởi đây là những yếu tố tiên quyết giúp người lao động có thêm động lực làm việc và quyết định gắn bó lâu dài với tổ chức. Bên cạnh đó, việc đánh giá, tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động thăng tiến cũng cần xây dựng tiêu chí, quy trình rõ ràng, để người lao động có định hướng phấn đấu.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên:

Câu hỏi 1: Thực trạng nguồn nhân lực và hoạt động quản trị nguồn nhân lực thời gian qua tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên diễn ra như thế nào?

Câu hỏi 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên?

Câu hỏi 3: Để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thời gian tới, Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên cần phải làm gì?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu, thu thập, phân tích số liệu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nội dung và Khung phân tích

a) Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong quản trị nguồn nhân lực có nghĩa là khi tiếp cận một vấn đề cụ thể liên quan đến quản trị nguồn nhân lực phải xem xét, đặt nó trong một hệ thống mối quan hệ nhất định. Xem hệ thống trong mối quan hệ tổng thể của nó, sự phức tạp và hoạt động quản trị nguồn nhân lực thông qua sự mô phỏng một hệ thống và quan sát các hiệu ứng của các loại tương tác giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong tổ chức.

Tiếp cận có sự tham gia của người lao động: Xem xét dưới góc độ tham gia của người lao động trong quá trình thực hiện quản trị nguồn nhân lực chính là việc nghiên cứu các hoạt động của người lao động tham gia trong quá trìtrijquanr trị nguồn nhân lực; xem xét mong muốn và tác động của họ tới hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức.

b) Khung phân tích

Căn cứ vào nội dung hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực, đề tài đã xây dựng khung phân tích nội hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên, cụ thể được thể hiện trong sơ đồ sau.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

Yếu tố bên trong

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH THÁI NGUYÊN

Yếu tố bên ngoài - Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc - Tình hình tài chính của Công ty - Cơ chế hoạt động, quản lý chung… Thực trạng nguồn nhân lực

- Về số lượng, quy mô

- Về cơ cấu: theo tuổi, giới, trình độ chuyên môn

- Về chất lượng: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tác phong ý thức kỷ luật lao động… - Môi trường kinh tế - Chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan - Quy hoạch nguồn nhân lực - Khoa học và công nghệ - Thông tin, tuyên truyền - Sự cạnh tranh của các Công ty khác - Năng lực của các cơ sở đào tạo… Thực trạng các hoạt động quản trị NNL - Công tác hoạch định NNL - Công tác phân tích công việc

- Công tác tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ

- Công tác đào tạo, phát triển NNL - Công tác đãi ngộ NNL

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH THÁI NGUYÊN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khung phân tích nội dung hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Tài liệu thứ cấp: Đây là các số liệu từ các báo cáo hoạt động của công ty, từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho vấn đề quản trị nguồn nhân lực. Nguồn tài liệu này bao gồm:

+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2015-2017. + Bảng cân đối kế toán 2015-2017.

+ Báo cáo tình hình lao động chính trong công ty.

+ Quy chế trả lương, thưởng số liệu tổng hợp của phòng nhân sự. + Thông tin thu thập trên mạng internet, sách, báo.

- Tài liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên, tác giả tiến hành thu thập số liệu điều tra:

+Mục đích điều tra: đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nhân lực theo các chức năng như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và đãi ngộ nhân lực của Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên

+ Đối tượng điều tra: toàn bộ cán bộ công nhân viên

+ Mẫu điều tra: Tính đến năm 2017, công ty hiện có 187 cán bộ công nhân viên. Tác giả tiến hành phát bảng hỏi cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty. Số phiếu phát ra là 187 phiếu, số phiếu thu về là 187 phiếu, tất cả 187 phiếu thu về đều hợp lệ và được dùng để phân tích.

+ Thời gian điều tra: Các mẫu điều tra này được gửi đi và thu về từ tháng 3 đến đến tháng 4 năm 2018 trong nội bộ công ty.

+ Nội dung phiếu điều tra

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ,...

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nhân lực theo các chức năng như hoạch định, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và đãi ngộ nhân lực

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1: Thang đo Likert

Thang đo Ý nghĩa

1 Hoàn toàn không đồng ý

2 Hơi không đồng ý

3 Bình thường

4 Khá đồng ý

5 Hoàn toàn đồng ý

2.2.3. Phương pháp tập hợp, xử lý dữ liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; phương pháp so sánh để phân tích kết quả và hiệu quả qua các năm… được dùng để đánh giá chất lượng lao động, cùng với việc bố trí nhân sự, kết quả hoạt động qua các năm 2015 - 2017 để đưa ra các kết luận về mối liên hệ về các yếu tố của quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả SXKD của Công ty.

- Phương pháp so sánh: sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tính toán số liệu về việc nghiên cứu hoạt động quản trị NNL

tại Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên từ năm 2015 đến năm 2017. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên, những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: đây là phương pháp rất phổ biến trong phân tích kinh tế, được vận dụng trong quá trình phân tích đề tài nhằm phân tích từng nội dung qua nhận xét đánh giá đối với từng loại đối tượng điều tra liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Từ đó đưa ra kết luận tổng hợp.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích

2.3.1. Các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nhân lực

- Chỉ tiêu về quy mô, số lượng - Chỉ tiêu độ tuổi, giới tính

- Chỉ tiêu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

- Chỉ tiêu về đào tạo/đào tạo lại cho phù hợp với vị trí việc làm - Chỉ tiêu về trình độ chính trị

- Chỉ tiêu liên quan đến tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác - Chỉ tiêu về năng suất lao động; thu nhập bình quân….

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản trị nguồn nhân lực

a) Chỉ tiêu đánh giá công tác hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực - Số lượng nhân lực được tuyển dụng hàng năm

- Kết quả đánh giá bộ phận lãnh đạo quản lý, điều hành - Kết quả đánh giá bộ phận hoạt động nghề nghiệp - Kết quả đánh giá bộ phận hỗ trợ, phục vụ

b) Chỉ tiêu đánh giá công tác bố trí và sử dụng nguồn nhân lực - Số lượng nhân lực và bố trí của Công ty

- Mức độ hoàn thành công việc và sử dụng thời gian thực hiện công việc c) Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

- Số lượng nhân lực được đào tạo bồi dưỡng hàng năm - Cơ cấu trình độ được đào tạo hàng năm

d) Chỉ tiêu đánh giá thu nhập và chính sách đãi ngộ - Tiền lương và các khoản có tính chất lương

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng - Thu nhập ngoài lương

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAI LINH THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (gọi tắt là Tập đoàn Mai Linh - Mai Linh Group), tiền thân là Công ty TNHH Vận tải hành khách và Du lịch Mai Linh, được thành lập ngày 12/7/1993 tại TP. Hồ Chí Minh, do ông Hồ Huy sáng lập.

Ban đầu chỉ hoạt động cho thuê xe, trụ sở đặt tại số 46 Nguyễn Huệ, quận 1, vốn điều lệ ban đầu 300 triệu đồng, 2 chiếc xe (cộng thêm 18 chiếc đi thuê lại) và 25 thành viên, đến nay Mai Linh đã phát triển thành tập đoàn vận tải lớn mạnh với mạng lưới chi nhánh, đơn vị trên 54 tỉnh thành cả nước, vốn điều lệ 1063 tỷ đồng, gần 15 000 phương tiện và 30 000 cán bộ nhân viên.

Giai đoạn 2007 - 2011, Tập đoàn Mai Linh đi theo mục tiêu phát triển đa ngành nghề (vận tải, du lịch, đào tạo, tài chính, xây dựng, thương mại, dịch vụ bảo vệ, năng lượng). Giai đoạn 2012 đến nay, Tập đoàn tập trung đầu tư phát triển ngành nghề chủ đạo là vận chuyển hành khách bằng taxi.

Là một công ty con của tập đoàn Mai Linh, công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên được đưa vào hoạt động từ ngày 11/11/2011 theo giấy phép kinh doanh số 4600976880 tại địa chỉ 1142, Đường 3/2, Phường Tích Lương, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Tại thời điểm tham gia thị trường Thái Nguyên, công ty TNHH MTV Mai Linh Thái Nguyên là một trong những doanh nghiệp tham gia hoạt động trong thị trường taxi sớm nhất của tỉnh Thái Nguyên, trải qua 7 năm hoạt động, đến nay, Mai Linh được mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên của một công ty, mà nó đã là tên của một thương hiệu nổi tiếng tại Thái Nguyên nói riêng và trên toàn lãnh thổ đất nước Việt Nam nói chung.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Tập đoàn Mai Linh

(Nguồn: www.mailinh.vn )

Về ý nghĩa của thương hiệu Mai Linh, thì từ "MAI" nói lên hình ảnh của hoa mai trong ngày tết cổ truyền, của sự may mắn và niềm hạnh phúc đầu Xuân, đồng thời cũng là một từ dùng để chỉ về tương lai, về một ngày mai tốt đẹp. Còn từ "LINH" là mang ý nghĩa của từ tinh nhanh, sự linh hoạt, linh động trong giải quyết công việc. Và để tô điểm cho thương hiệu của mình, ông Hồ Huy - người sáng lập ra nó - đã chọn màu xanh lá cây vì đó là màu của hy vọng, của hòa bình, hội nhập, màu của mùa xuân trên đất nước, màu của môi trường tươi đẹp và trên hết là màu áo của người lính Cụ Hồ.

Đến với Mai Linh, khách hàng có thể cảm nhận được một thiên nhiên tươi đẹp, một giá trị nhân nghĩa đích thực mà Mai Linh tâm niệm và xây dựng thành một logo làm biểu trưng cho thương hiệu của mình. Đó là hình ảnh của những ngọn núi hùng vĩ được tạo nên bởi 2 chữ ML vẽ cách điệu, là một dòng sông hiền hồ được tạo thành từ 3 nét vẽ nằm ngang và cũng là ý nghĩa của sự

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN ĐIỀU HÀNH

VĂN PHÒNG TGĐ VĂN PHÒNG HĐQT

BAN KIỂM SOÁT

BAN QH CỘNG ĐỒNG BAN KIỂM SOÁT RỦI RO BAN KINH DOANH BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN NỘI VỤ BAN VẬN TẢI BAN KỸ THUẬT BAN CNTT

hòa hợp giữa Thiên, Địa, Nhân. Phía trên là hình ảnh của chim hạc, là nơi “đất lành chim đậu”, nơi an lành hạnh phúc của mọi người.

Kết hợp tất cả các hình ảnh, màu sắc và ý nghĩa trên lại với nhau, Mai Linh muốn hướng đến một ý nghĩa sâu sắc: “Tất cả vì ngày mai tươi đẹp của con em chúng ta, vì sự phát triển vững bền và lợi ích của Công ty, khách hàng và xã hội”. Taxi Mai Linh với màu xanh lá cây đặc trưng đại diện cho Màu xanh cuộc sống, Màu xanh môi trường và Màu xanh an toàn giao thông, nay đã là một thương hiệu quen thuộc, gần gũi với không chỉ người tiêu dùng trong nước mà cả du khách nước ngoài.

Với phương châm “Khách hàng là tất cả” và “An toàn, tiện lợi, mọi lúc, mọi nơi”, từ ngày đầu thành lập đến nay Mai Linh không ngừng mở rộng địa bàn, nâng cao chất lượng phương tiện, phát triển dịch vụ, huấn luyện đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV mai linh thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)