Biến lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng thông qua tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp nhƣ sau:
ROA =
Theo lý thuyết tự phân hạng, các nhà quản lý thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn nội bộ hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có lời sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp.
Theo Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013) “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với cấu trúc tài chính”.
Theo Trần Hùng Sơn (2012) “Lợi nhuận tỷ lệ nghịch với tổng nợ vay trên tổng tài sản. Các doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận cao sẽ có nhiều nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình do vậy sẽ ít sử dụng nợ vay hơn.”
Nguyễn Thị Thanh Nga (2010) cho biết “Lợi nhuận doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với cấu trúc vốn, các doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận nhiều sẽ có nhiều nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình nên sẽ ít sử dụng nợ vay hơn.”
“Biến ROA tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ. Các doanh nghiệp ƣu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại hơn so với các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ ít sử dụng nợ vay hơn” theo nghiên cứu của Lê Ngọc Trâm (2010).
Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) cho biết lợi nhuận của doanh nghiệp và cấu trúc vốn có mối quan hệ nghịch biến, sự tác động của lợi nhuận đến cấu trúc vốn phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng
Nghiên cứu của Eugene Nivorozhkin (2005) tại Cộng Hòa Séc và Bungari, Han – Suck Song (2005) tại Thụy Điển, Huang và Song (2002), Chen (2004) và Yan Xue (2007) tại Trung Quốc, Shah Khalid (2011) tại Pakistan đều cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp và cấu trúc vốn tỷ lệ nghịch.