3. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.3.3. Những nghiên cứu và kết quả về giao dịch bảo đả mở tỉnh Nam Định
Trong những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định và nhận thức của tổ chức, cá nhân về vai trò và tầm quan trọng của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm nęn việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh ngày càng có chiều hướng tăng.
* Về tổ chức
Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 10 Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các huyện và 01 Trung tâm thông tin đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường làm nhiệm vụ đăng ký giao dịch bảo đảm.
* Tình hình hoạt động
Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2015, các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Trung tâm thông tin đăng ký quyền sử dụng đất trên tỉnh Nam Định đã thực hiện:
- Tổng số đơn yêu cầu đã thụ lý và giải quyết: 38.003 đơn trong đó: + Đăng ký giao dịch bảo đảm: 21.300 đơn;
+ Đăng ký thay đổi: 58 đơn;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm: 03 đơn; + Xóa đăng ký: 16.547 đơn;
+ Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm: 91 đơn;
+ Đăng ký văn bản thông báo về xử lý tài sản bảo đảm: 4 đơn.
* Một số ý kiến đánh giá chung hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất
Các Văn phòng đã thực hiện tương đối tốt các quy định của thông tư 20/2011/TTLT/BTP-BTNMT; Cung cấp thông tin của công chức, viên chức được giao thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm tại địa phương. Nghị định 83/2010/NĐ-CP đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong công tác đăng ký giao dịch bảo đảm. Để công tác phối hợp quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan liên quan nhằm phát huy tính chủ động và chịu trách nhiệm của ngành, quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm có hiệu quả. Hầu hết các Văn phòng đăng ký tại địa phương đã thực hiện niêm yết công khai các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ, quy trình đăng ký, phí, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức khi tìm hiểu thủ tục và thực hiện đăng ký.
Với số liệu báo cáo huyện, huyện Hải Hậu và Trung tâm trên địa bàn tỉnh số vụ việc thực hiện trong năm 2015 thống kê được là 38.003 việc cho thấy nhu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương tương đối nhiều. Điều này chứng tỏ chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân đã dành nhiều sự quan tâm tới hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm và pháp luật về giao dịch bảo đảm đã từng bước đi vào cuộc sống. Kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm đã góp phần bảo đảm an toàn, minh bạch cho các giao dịch bảo đảm bằng bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Việc phối hợp giữa các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ngân hàng và các cơ quan chứng thực ngày càng nhịp nhàng và đồng bộ, giúp công tác đăng ký giao dịch bảo đảm đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương.
* Một số hạn chế, vướng mắc trong công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Số lượng cán bộ trực tiếp đăng ký các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các địa phương còn mỏng, đa phần trong số đó là cán bộ kiêm nhiệm, cán bộ chuyên trách công tác đăng ký giao dịch bảo đảm còn ít. Mặt khác, đội ngũ cán bộ đăng ký tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chưa được tập huấn đồng đều, thường xuyên. Do đó, trong chừng mực nào đó việc tổ chức, thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương còn chưa đạt được hiệu quả cao.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động, diện tích của một số Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất còn chật hẹp nên việc triển khai công tác đăng ký, công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm còn gặp nhiều khó khăn, hồ sơ chưa được lưu trữ một cách khoa học.
Công tác đăng ký giao dịch bảo đảm là quy định mới nên việc tiếp cận và hiểu biết của người dân còn nhiều hạn chế. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn hạn chế;
Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan của tỉnh như: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Văn phòng Đăng ký QSD đất còn chưa nhịp nhàng, đồng bộ nên ảnh hưởng đến chất lương, hiệu quả công việc;
* Các Quyết định của tỉnh Nam Định liên quan tới công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Quyết định số 3443/2004/QĐ-UB ngày 25/12/2004 của UBND tỉnh V/v ban hành quy định về chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng 3 loại lệ phí liên quan đến đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định.
+ Nghị quyết số 85/2008/NQ-HĐND ngày 03/7/2008 của HĐND tỉnh V/v quy định mức thu lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Nam Định.
+ Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 26/9/2012 của UBND tỉnh Nam Định về việc ban hành chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong địa giới hành chính của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành với các hoạt động liên quan trong khoảng thời gian 04 năm, từ năm 2015 đến năm 2018.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chỉ tiến hành trong phạm vi các hoạt động về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại huyện Hải Hậu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong 12 tháng, từ 4 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và hoàn thiện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
- Giới thiệu khái quát về huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Khái quát về tình hình quản lí và sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Giới thiệu về hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nội dung 2. Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
* Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2018 tính theo thời gian
-Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2015
- Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2016
- Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2017
- Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2018
* Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2018 tính theo đơn vị hành chính
- Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại các thị trấn của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2018
- Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại các xã ven biển của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2018
- Thực trạng giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại các xã không giáp biển của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2018
Nội dung 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 -2018
- Ý kiến của người dân về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2018.
- Ý kiến của cán bộ ngân hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2018.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Ý kiến của cán bộ quản lí về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2018
Nội dung 4. Khó khăn, tồn tại và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao địch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Khó khăn, tồn tại trong công tác giao địch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao địch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp
Các thông tin, số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất; về tình hình thực hiện công tác giao dịch bảo đảm bằng bằng quyền sử dụng đất được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin sơ cấp
* Thu thập thông tin từ người dân: Chia toàn huyện thành 03 khu vực:
- Khu vực 1, là các đô thị của huyện, gồm 03 thị trấn: thị trấn Yên Định, thị trấn Cồn, thị trấn Thịnh Long; chọn thị trấn Yên Định làm đại diện để nghiên cứu.
- Khu vực 2, là 05 xã ven biển của huyện, gồm: xã Hải Hòa, xã Hải Triều, xã Hải Chính, xã Hải Đông, xã Hải Lý; chọn xã Hải Đông làm đại diện để nghiên cứu.
- Khu vực 3, là 27 xã không giáp biển, gồm: Hải Vân, Hải Nam, Hải Hưng, Hải Thanh, Hải Hà, Hải Bắc, Hải Trung, Hải Anh, Hải Minh, Hải Long, Hải Sơn, Hải Đường, Hải Phương, Hải Tân, Hải Quang, Hải Tây, Hải Cường, Hải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Xuân, Hải Lộc, Hải Phú, Hải Phúc, Hải An, Hải Hòa, Hải Toàn, Hải Ninh, Hải Giang, Hải Châu; chọn xã Hải Minh làm đại diện để nghiên cứu.
Mỗi khu vực chọn 50 hộ gia đình, cá nhân để điều tra, nghiên cứu việc thực hiện các giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất. Tổng số phiếu điều tra của cả 3 xã và thị trấn là 150 phiếu.
* Thu thập thông tin từ cán bộ quản lí: Điều tra cán bộ, gồm: 09 cán bộ
Chi nhánh văn phòng Đăng kí đất đai; 06 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường; mỗi xã được chọn để nghiên cứu phỏng vấn 5 cán bộ (chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực đất đai, 02 cán bộ địa chính, 01 cán bộ tư pháp, 01 trưởng xóm có nhiều giao dịch đất đai).
* Thu thập thông tin từ cán bộ ngân hàng: Lựa chọn 3 ngân hàng trên địa
bàn huyện Hải Hậu để điều tra, đánh giá các họat động giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng QSD đất. Mỗi ngân hàng gồm 10 phiếu điều tra các cán bộ thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; tổng số là 30 phiếu.
Các tiêu chí đánh giá:
- Thủ tục có được người dân thực hiện: Người dân có muốn thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
- Hiệu quả hoạt động: Đánh giá của người dân về việc thực hiện quyền của người sử dụng đất khi đăng ký giao dịch bảo đảm (hồ sơ, thời gian, thủ tục, phí và lệ phí).
- Thực tế: Lý do người dân thực hiện cầm cố quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.
- Nguyện vọng, góp ý của hộ gia đình, cá nhân để bảo đảm tốt hơn quyền của người sử dụng đất thực hiện thủ tục được nhanh gọn hơn.
- Nội dung điều tra: tình hình thực hiện giao dịch bảo đảm bằng QSD đất và tài sản gắn liền trên đất của hộ gia đình, cá nhân trong đó có hỏi ý kiến người dân về đăng ký giao dịch bảo đảm, cũng như nguyện vọng, đóng góp từ phía họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Cơ sở lựa chọn đối tượng điều tra: Các hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất trong thời gian năm 2018.
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí, phân tích, biểu đạt thông tin, số liệu
- Phương pháp tổng hợp, xử lí, phân tích thông tin, số liệu: (Cụ thể trong phần đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất. Tác giả sử dụng thang điểm để đánh giá; tổng thang điểm là 5 điểm mỗi thang điểm tương ứng với một cấp độ: 4,3 - 5 điểm: Rất tốt; 3,5 - 4,2 điểm:
Tốt; 2,5 - 3,4 điểm: Trung bình; 1,8 - 2,4 điểm: Chưa tốt; 1 - 1,7 điểm: rất kém). Các
số liệu được thống kê xử lý bằng phần mềm excel: tổng hợp số liệu các năm, phân theo vùng, khu vực nghiên cứu, theo từng đối tượng cụ thể.
- Phương pháp biểu đạt thông tin, số liệu: Kết quả về thông tin, số liệu thu thập được sau khi xử lí được biểu đạt bằng bảng số liệu, đồ thị, hình ảnh, câu văn để thể hiện thực trạng đăng ký giao dịch bảo đảm tại huyện Hải Hậu.