CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Giới thiệu khái quát về huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý
Hải Hậu là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nam Định, cách huyện Hải Hậu 35 km, có toạ độ địa lý từ 19059’ đến 20015’ vĩ độ Bắc và từ 106011’ đến 106021’ kinh độ Đông có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông Bắc giáp huyện Giao Thủy; - Phía Bắc giáp huyện Xân Trường
- Phía Nam giáp huyện Nghĩa Hưng và biển Đông; - Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp huyện Trực Ninh.
Huyện Hải Hậu có diện tích 228,14 km², dân số 257.387 người, gồm 32 xã và 3 thị trấn. Toàn bộ diện tích huyện Hải Hậu là đồng bằng với khoảng 32 km bờ biển.
* Địa hình, địa mạo: Địa hình Hải Hậu mang đặc điểm địa hình đồng
bằng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần về giữa huyện trong đó thấp nhất là các xã Hải Hà, Hải Triều, Hải Chính và xã Hải Lý. Đất đai ở đây được chia thành 2 vùng: Vùng đất bãi hàng năm được bù đắp bởi lượng phù sa sông Ninh Cơ. Vùng trong đê là vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng với hệ thống kênh mương tự chảy hàng năm cung cấp nước cho trồng trọt và sinh hoạt.
* Khí hậu: Hải Hậu mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu vùng đồng
bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23-24°C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20°C từ 8-9 tháng. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
18,9°C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 27°C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700-1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9.
* Thủy văn: Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các
sông: Sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Sò và chế độ thủy triều. Các dòng chảy đều theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Hiện tại sông Ninh Cơ, sông Sò là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn toàn huyện.
3.1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
* Tăng trưởng kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 11,9% (mục tiêu 12,9%) và một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu như sau:
+ Giá trị sản xuất/ha canh tác năm 2018 đạt 86 triệu đồng = 157,3%. Tổng sản lượng thịt lơn hơi xuất chuồng năm 2018 đạt 10.200 tấn = 128%.
+ Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2018 đạt 25 triệu USD = 142,8%.
+ Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 đạt 230,6 tỷ đồng = 235,7%, trong đó thu từ kinh tế trên địa bàn là 86,5 tỷ đồng = 266,5%.
Cơ cấu kinh tế có sử chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ, du lịch. Đến năm 2018, Ngành nông – thủy sản chiếm 28%, công nghiệp - xây dựng chiếm 43%; ngành dịch vụ - du lịch chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế.
3.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
* Thuận lợi
- Cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực, một số lĩnh vực duy trì tốc độ tăng trưởng khá; tỷ trọng giá trị sản lượng Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cao hơn nhiều so với tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Huyện có tiềm năng phát triển du lịch với các khu di tích nhà thờ và có bãi biển Thịnh Long, đường bờ biển kéo dài đến 30 km;
- Nguồn nhân lực khá dồi dào cho phép huyện Hải Hậu có thể phát triển các hoạt động kinh tế, khai thác theo hướng xuất khẩu lao động, phát triển các nghề thủ công truyền thống tăng thu nhập cho nhân dân.
* Những hạn chế và khó khăn
- Quỹ đất của huyện có hạn, nhất là đất nông nghiệp, do vậy việc sử dụng đất vào các mục đích để phát triển kinh tế phải hết sức tiết kiệm.
- Kết cấu hạ tầng được huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp còn chậm và thiếu đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Trên địa bàn huyện không có tài nguyên khoáng sản; nền đất yếu, suất đầu tư xây dựng cao; ruộng đất nhỏ lẻ khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn.