Miêu tả chân dung ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góc nhìn trực diện về cải cách ruộng đất qua nước mắt một thời của nguyễn khoa đăng (Trang 72 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.2. Miêu tả chân dung ngoại hình nhân vật

Miêu tả chân dung ngoại hình cũng là một trong những phương thức xây dựng nhân vật của tác giả. Một nhân vật trong tác phẩm văn học cũng như một con người sinh động ngoài đời. Ở đó, mỗi nhân vật cũng đều có số phận riêng, tính cách riêng. Tính cách, số phận nhân vật không hiện lên một cách trực tiếp mà nó được tác giả khắc họa lên thông qua các phương diện. Trong đó có phương diện miêu tả chân dung ngoại hình.

Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của con người. Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật được biểu hiện trong tác phẩm. Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết mang tính ước lệ tượng trưng thì văn học hiện đại lại sử dụng những chi tiết chân thực, cụ thể và sinh động. Việc miêu tả ngoại hình nhân vật không chỉ vì mục đích dựng ra trước mắt người đọc một nhân vật mà quan trọng hơn đó là phần nào hé mở tính cách, bản chất của nhân vật ấy.Phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm được thống nhất với vẻ bề ngoài. Song cũng có những trường hợp cái bên trong và vẻ bên ngoài của nhân vật “trật khớp”, thậm chí trái ngược nhau.

Trong Nước mắt một thời, tác giả Nguyễn Khoa Đăng đã rất khéo léo trong việc miêu tả ngoại hình nhân vật của mình. Mặc dù trong tác phẩm, tác giả không tập trung miêu tả nhiều song chúng tôi đã rút ra được một số dụng ý của tác giả như sau:

Trong tác phẩm của mình, tác giả tập trung miêu tả hai nhân vật. Một là Kền, đại diện cho nhân vật phản diện. Hai là Én, đại diện cho nhân vật chính

diện. Chỉ bằng vài nét chấm phá, hai nhân vật đã hiện ra trước mắt người đọc toàn bộ ngoại hình lẫn nội tâm. Én hiện lên trong tác phẩm là một cô gái nông thôn như bao cô gái khác “Én nghèo lắm. Cái áo cô mặc trên người rách tứ tung không sao che hết được những phần đáng ra phải kín đáo trên cơ thể người con gái mới lớn. Đơn giản nhất là nhiều khi chiếc nút chiếc khuy cài chẳng đủ, Én phải buộc nó lại bằng những cọng rơm, làm hôm ấy, tim tôi suýt nhảy ra ngoài khi cô bất ngờ cúi xuống cắt cỏ, để lồ lộ bên trong vạt áo hai bầu vú non tơ căng cứng, như cặp bánh dầy vừa nặn, chết người, hình ảnh sau này tôi chỉ thấy ở tượng thần Vệ nữ” [15-tr. 29]. Bằng vài dòng giới thiệu ngắn ngủi, tác giả đã đưa người đọc đi hết từ tâm trạng thương cảm rồi đến những rung động, xao xuyến lạ kì. Chẳng cần phải thêm bất kì một nét chấm phá nào người đọc cũng có thể hình dung ra một cô gái nông thôn tuổi mới lớn nghèo, giản dị, mang vẻ đẹp thánh thiện như thiên thần. Và rồi khuôn mặt ấy cũng được hiện lên trước mắt người đọc “khuôn mặt trái xoan thanh tú, hàm răng trắng đều như hạt ngô non, hai con mắt long lanh như hai ngôi sao và bộ ngực thanh tân đẹp đến mê hồn” [15-tr. 20]. Vẻ đẹp của Én là vẻ đẹp của thiên nhiên của trời đất. Vẻ đẹp này khiến ta liên tưởng đến vẻ đẹp của Thúy Kiều trong tuyệt phẩm của Đại thi hào Nguyễn Du. Phải chăng tác giả cũng đang ngầm dự về một cuộc đời không mấy êm đẹp của cô?

Nhân vật tôi nao lòng trước hình ảnh Én của thời thanh tân bao nhiêu thì xót xa bấy nhiêu trước hình ảnh của Én khi gần đất xa trời:“Không thể ngờ được, vâng hoàn toàn không thể ngờ được, người ni sư già nua, khuôn mặt hốc hác như xác ướp Ai Cập đang thoi thóp thở oxy trên chiếc giường trải nệm trắng muốt kia, lại là Én của tôi. Cũng không ngờ khuôn ngực lép kẹp mỏng dính như lá lúa ấy lại chính là bộ ngực thanh xuân căng cứng sau làn áo rách mà ngày ấy vô tình bắt gặp cứ gây xôn xao trong lòng tôi mấy chục năm trời” [15-tr. 5]. Thậm chí, “đôi mắt long lanh như hai ngôi sao” ngày ấy đến nay cũng chẳng còn nguyên vẹn. Đó không chỉ là sự tàn phá của thời gian

mà đó còn là sự tàn phá của chiến tranh, của những hoài niệm khôn nguôi về một tình yêu dang dở. Én của quá khứ đẹp là vậy, tràn đầy sức sống là vậy thì nay chỉ như một cái xác ướp đang thoi thóp trên giường bệnh. Cuộc đời của Én đau khổ quá, chẳng bao giờ Én được sống đúng với tình yêu của mình. Hiểu một cách sâu xa hơn, Cải cách ruộng đất chính là nguyên nhân khiến cho tình yêu của Én và biết bao tình yêu của những cặ đôi khác không thể vượt qua được áp lực của giai cấp, của đoàn thể khiến họ cả cuộc đời phải sống day dứt, đau khổ vì một tình yêu dang dở. Cải cách ruộng đất đã qua đi nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn còn rất nặng nề. Sự tàn phá của nó về tinh thần quả là một điều vô cùng khủng khiếp

Phải có một tấm lòng nhân hậu, một cái nhìn đầy thương cảm người đọc mới có thể cảm nhận được những nỗi khổ đau xót xa mà tác giả gửi gắm vào nhân vật của mình.

Nếu như khi miêu tả Én, tác giả dành cho cô một cái nhìn vô cùng ưu ái thì Kền được tác giả khắc họa với một thái độ khinh bỉ, chế giễu. Hình ảnh Kền cũng được tác giả miêu tả cả trong quá khứ và hiện tại. Hắn trong quá khứ chỉ hiện lên với “một bàn tay lạnh lẽo như bàn tay phù thủy” [15-tr. 82] và “hai con mắt dữ như mắt long thần long lên, vằn lên từng tia máu đỏ kệch” [15-tr. 217], một con người dữ dằn, thô bạo như một con ác quỷ, đó chính là hình ảnh của nhân vật Kền. Và giờ, khi đã gần đất xa trời, hình ảnh hắn hiện lên với cái nhìn vẫn không mấy thiện cảm “Một lão già teo tóp như nắm xương khô với chiếc đầu lâu sâu hoắm hai hố mắt, nằm bất động trên chiếc phản gỗ hai mảnh cũ kỹ, kê trên hai cái “ngựa” xẹo xọ, kẽo kẹt” [15-tr. 108]. Tác giả không miêu tả nhiều về Kền, chỉ bằng vài nét vẽ ngắn ngủi, ấy vậy mà người đọc có thể hình dung ra hình ảnh một lão Kền vô cùng rõ nét từ hình dáng cho đến tính cách. Cái gì đã thuộc về bản chất thì khó có thể thay đổi được, lão kền của thời 26 tuổi là vậy, và lão Kền của cái thời 80 tuổi cũng vẫn thế. Vẫn là hình ảnh của một con người xảo quyệt, “tàn ác như quỷ sứ”,

coi trọng vật chất hơn tất thảy. Ngay cả khi ốm nằm liệt giường, chẳng thể làm được gì nữa thì hắn lại tìm cách gieo rắc cái thứ gian manh, chuyên đi ăn cướp, ăn thịt người khác cho đứa con trai nghiện ngập của hắn “bằng cách sai khiến thằng con trời thần chọc phá hết chỗ này đến chỗ khác. Ai muốn yên ổn làm ăn thì cứ phải đút tiền cho hắn” [15-tr. 69]. Những tội ác mà hắn gây ra là quá lớn, những hậu quả mà hắn để lại có lẽ sẽ còn tiếp tục dai dẳng cho đến những thế hệ sau.

Còn với Đội Khoảnh, tác giả lại càng không miêu tả nhiều. Ngòi bút của ông khi miêu tả về Đội Khoảnh mang một màu sắc chế giễu tương đối hóm hỉnh. Đây là cảnh Đội Khoảnh định “thực hiện sứ mạng giáo dục lập trường giai cấp” cho Én nhưng không thành “Trong ánh trăng mặt ông ta nhăn lại hếch lên trời, hai con mắt nhắm tịt trông hệt như con bò đực đang dí mũi đằng sau con bò cái” [15-tr. 139]. Còn đây là cảnh hắn đang thực hiện sứ mệnh chia “quả thực”: “cái mồm rộng hoác vêu vao như mồm cá ngão” [15- tr. 242]. Trong suy nghĩ của tác giả, có lẽ Đội Khoảnh chẳng khác gì như con bò, con cá ngão. Một sự chế giễu vô cùng sâu cay dành cho những kẻ đòi nhân danh Đảng, nhân danh chính quyền để thực thi pháp luật. Thực ra nào có thực thi gì, hắn chỉ là kẻ “đục nước béo cò”, là kẻ cơ hội, chỉ là con giòi, con bọ chuyên thực thi cái gọi là đục khoét, vơ vét của cải của người khác một cách vô lí. Lạm dụng quyền hạn của mình, hắn dở trò bẩn thỉu với tất cả những cô gái đẹp nào không may lọt vào đôi mắt “đục lờ khói thuốc lào” của hắn. Hắn chả làm được cái gì nhân danh cho chính nghĩa cả. Đảng và Nhà nước đã thật sai lầm khi giao quyền hành vào tay hắn, ở hắn chẳng hề có đạo đức cách mạng, mà ngược lại hắn chính là kẻ thù trong lòng người, kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của những con người chân chính.

Việc dùng ngoại hình để khắc họa nội tâm nhân vật nó hoàn toàn không phải là thủ pháp nghệ thuật mới mẻ. Đa số những chi tiết miêu tả ngoại hình trong sáng tác của Nguyễn Khoa Đăng đều mang ý nghĩa tượng trưng, trở

thành những chân dung tâm lí, tính cách của nhân vật. Không cần phải miêu tả quá nhiều về nhân vật, chỉ cần vài nét chấm phá ấy, Nguyễn Khoa Đăng đã tái hiện một cách sinh động tính cách nhân vật, qua đó góp phần thể hiện cái nhìn nhân văn của tác giả về con người.

3.2.2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật

Để xây dựng nhân vật một cách toàn vẹn hơn thì bên cạnh việc miêu tả chân dung ngoại hình, tác giả cũng rất chú trọng đến việc miêu tả tâm lí nhân vật. Tâm lí nhân vật là khái niệm chỉ toàn bộ những trạng thái, cảm xúc, suy nghĩ, của bản thân nhân vật trước tình huống mà nhân vật gặp phải trong cuộc đời của mình. Tâm lí bao giờ cũng là đối tượng phản ánh quan trọng không thể thiếu của văn học. Tâm lí con người được diễn biến khá phức tạp và khó nắm bắt. Vì vậy, người cầm bút phải có tài năng quan sát, thấu hiểu, đồng cảm mới có thể miêu tả tâm lí một cách chân thực, sinh động. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của nhân vật trong tác phẩm của mình. Đó là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo, là nơi thử thách tài năng của tác giả. Bởi vậy mới có nhận định: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”.

Miêu tả con người đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Nhân vật trong văn học mang tính ước lệ, con người trong văn học được thể hiện qua những đặc điểm điển hình về hình dạng, tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách. Nhân vật chính là yếu tố không thể thiếu tạo nên một tác phẩm văn học. Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực, nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loài người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Chính vì vậy, khi xây dựng nhân vật, nhà văn phải vận dụng tài năng và sự sáng tạo của mình để lựa chọn những chi tiết, yếu tố được cho là cần thiết để dựng lên một con người

hoàn chỉnh trong tất cả các quan hệ của nó, bộc lộ được quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống.

Trong tác phẩm của mình, để miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể, sinh động, tác giả Nguyễn Khoa Đăng đã lựa chọn hình thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, thông qua nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm. Với hình thức này, Nguyễn Khoa Đăng có thể giúp cho tâm lí nhân vật hiện ra một cách rõ nét nhất, chân thực nhất.

Đi theo diễn biến câu chuyện, cùng với dòng suy nghĩ triền miên, luôn luôn thường trực những cảm xúc của một tình yêu tuổi mới lớn với những lớp sóng tâm trạng miên man, cồn cào và giằng xé trong tâm hồn nhân vật “tôi”. Cái tuổi mới lớn là cái tuổi phức tạp nhất, nhiều cảm xúc nhất và khó nắm bắt nhất. Phải là người hiểu rõ được cái tâm lí ấy thì mới có thể miêu tả những cảm xúc ấy một cách chân thực như vậy. Tình yêu của “tôi” với Én nảy nở ngay từ cái nhìn đầu tiên sau mấy năm Én lên thị xã học. Và rồi, “Mơ ước được gặp Én là những điều thường trực trong tôi những ngày sau đó và đó cũng là nguyên nhân tôi thường tìm cớ để được gặp nàng”[15-tr. 29]. Tình yêu của “tôi” đến một cách thật nhẹ nhàng, tự nhiên. Tình yêu ấy ngày càng lớn dần lên “càng ngày tôi càng mê Én, mê đến nỗi không lúc nào tôi không nghĩ đến nàng”[15-tr. 30], “tôi” bỗng trở nên lẩn thẩn, ghen vô cớ với những người thường xuyên được gặp nàng, đó là cha nàng, anh trai nàng hay cả những bà hàng xóm ở kế bên nhà nàng. Vì tất cả lẽ đó, “tôi” quyết định phải tỏ tình với nàng. Én chính là nguyên nhân gây ra tiếng sét ái tình trong lòng nhân vật “tôi” khiến “tôi” trở thành một kẻ si tình muốn chiếm hữu tình yêu ấy để thỏa mãn tiếng nói của trái tim. Khi tình yêu ấy bị từ chối vì Én không dám vượt qua sự ràng buộc của thân phận thì “tôi vẫn không sao từ bỏ tình yêu vừa nhen lên trong tôi”[15-tr. 31] thậm chí, tình yêu ấy lại càng trở nên dữ dội hơn “Tôi chỉ nghĩ đến Én. Ăn nghĩ. Ngủ nghĩ. Đi đường cũng nghĩ. Gặp ai hoặc ngồi với ai tôi cũng chỉ muốn nói về Én” [15-tr. 36]. Ấy vậy mà

khi nhận được thư Én, toàn thân “tôi” lại run, hết lôi ra đọc đi đọc lại rồi lại lôi ra ngắm. Dòng tâm trạng của nhân vật “tôi” thật chân thực, đó là thứ tâm trạng mà khi những con người đã từng yêu đọc lên ai cũng thấy mình trong đó. Một thứ tình yêu trong trẻo, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng mãnh liệt.

“Tôi” gọi đó là cái thứ “ma lực của tình yêu tuổi mới lớn”.

Cái tình yêu ấy có thể sẽ lớn dần, có thể sẽ bước qua được những định kiến về thân phận để dành lấy hạnh phúc cho chính mình nếu như công cuộc Cải cách ruộng đất ấy không diễn ra. Cải cách ruộng đất đã đưa “tôi” và Én ở trong thế đối đầu về giai cấp. Một bên thuộc thành phần “bần cố”, đại diện cho đoàn thanh niên cứu quốc. Còn một bên bị quy là “con địa chủ”. Tình thế đảo lộn khiến “tôi” lo lắng “liệu chúng ta còn có nhau không?” khi mà mỗi lần nhìn thấy Én, trái tim “tôi” lại thổn thức, nhìn thấy nhau mà không dám đến gần nhau, đến gần nhau mà không sao cất lên lời. Tâm trạng nhân vật

“tôi” luôn thường trực nỗi nhớ nhung da diết, sự lo lắng, bồn chồn. Chính cái không khí căng thẳng của cuộc Cải cách ruộng đất ấy ngày càng kéo dãn khoảng cách giữa hai người. Và cuối cùng, chính nó cũng đẩy tình yêu của họ đi vào ly biệt. Tình yêu của nhân vật “tôi” là thứ tình yêu được nuôi dưỡng bằng những cảm xúc hồn nhiên, những rung động đầu đời nhưng cũng vô cùng da diết, mãnh liệt. Phải thật khéo léo, linh hoạt Nguyễn Khoa Đăng mới có thể thể hiện một cách sắc nét nhất những dòng cảm xúc, tâm trạng phong phú, đa dạng trong thế giới nội tâm của nhân vật. Để từ đó cho thấy sự đồng cảm của tác giả với nhân vật của mình.

Thế giới nội tâm của nhân vật “tôi” không chỉ là những dòng cảm xúc về tình yêu đôi lứa mà ở đó còn chất chứa một thứ tình yêu dành cho Đảng, cho cách mạng.

“Tôi”- một thanh niên có tư tưởng tiến bộ, coi việc phục vụ cách mạng là niềm vui, niềm hạnh phúc không gì so sánh được. Ở cái tuổi 16, khi cảm

thấy mình đang trở thành người lớn “tôi rất mong muốn được tham gia công tác xa hội dù chỉ là một việc rất nhỏ. Lòng tôi luôn cháy lên mơ ước sao sớm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) góc nhìn trực diện về cải cách ruộng đất qua nước mắt một thời của nguyễn khoa đăng (Trang 72 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)