Thơ tứ tuyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên sau 1975 (Trang 79 - 84)

6. Bố cục của đề tài

3.1.2. Thơ tứ tuyệt

Thơ tứ tuyệt được coi là đặc sản của Chế Lan Viên sau 1975. Khi cuộc sống có sự thay đổi lớn, những vấn đề thường nhật là những vấn đề mang tính thế sự, đời tư, có thể sẽ không cần thiết phải sử dụng đến những thể thơ dài. Hơn nữa đây cũng là khoảng thời gian Chế Lan Viên đang phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, hơn ai hết ông hiểu được mình đang bị thời gian dồn vào chân tường, nên nhà thơ muốn làm những bài thơ ngắn gọn.

Khảo sát thơ ông giai đoạn này, ta thấy số lượng thơ tứ tuyệt được sáng tác theo đúng quy định về hình thức là rất ít (chỉ khoảng trên dưới 20 bài). Đó là những bài thơ bốn câu, mỗi câu có năm hoặc 7 chữ. Còn lại, các bài thơ tứ tuyệt viết sau năm 1975 đều có sự cách tân nhất định cả về nội dung lẫn hình thức: “Chúng ta có thể xem thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên là những bài thơ bốn câu không hạn chế về số từ, thể thơnhưng luôn tuân thủ nguyên tắc độc đáo của thể loại, triển khai một tứ thơ trọn vẹn: xoáy sâu vào một trạng thái tình cảm đặc biệt, phát hiện một ý tưởng có tính chất triết lý bất ngờ và cuối cùng là gây hứng thú cho người đọc” (25, 204-205).

Sự đổi mới thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên được thể hiện trước hết ở hình thức nghệ thuật với sự thay đổi lớn về số lượng chữ trong một câu. Không chỉ là những câu thơ 7 tiếng với hình dáng quen thuộc mà nhiều câu thơ được mở rộng với số tiếng từ 10 trở lên, tạo nên sự độc đáo trong thơ Chế Lan Viên sau 1975. Có thể kể tên một loạt các bài thơ như: Gió mùa đông bắc, Tự trách mình, Ong và mật, Sân

bay, Ra hoa và đậu củ…Nhưng cũng có những câu thơ đặc biệt với sự mở rộng bất

ngờ tới 22 tiếng như: “Sao chổi vinh quang kia, quỹ đạo nó cắt ngang qua quỹ đạo tất cả các hành tinhtrong hệ mặt trời” (Vĩ mô và vi mô), hoặc có câu thơ kéo dài tới 24 tiếng: “Chẳng qua là anh sợ cặp sừng kềnh càng chơi trội kia đi ngang rừng có làm phiền cho lá cành, cho đồng loại?” (Cẩn thận).

Sự mở rộng câu thơ tứ tuyệt trong thơ Chế Lan Viên ngày càng được bộc lộ rõ nét. Dường như thời gian cuối đời đã khiến ông nhận ra ưu thế của thể thơ, nó phù hợp với việc diễn tả cảm xúc mới mẻ, sâu lắng như: nhớ thương, nuối tiếc, đợi chờ, cô đơn…Đó là khoảnh khắc được gọi thành tên:

Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm cũng thêm màu trên cánh đang bay”.

(Tập qua hàng) [74, 54] Có những câu thơ trải dài, không hạn định số chữ:

Miền nội tâm anh, dặm tinh thần anh là ngàn lau xao xác ấy

Bạc trắng ngàn lau cũng là tuổi thơ anh thường nhắn gọi anh về” (Lau) [79, 37]

Nhà thơ Tố Hữu đã nhận định: “Sự tràn ra hay hụt đi của số từ trong câu là

biến thái của tứ tuyệt Chế Lan Viên” [35, 206]. Cho nên trong một bài thơ tứ tuyệt

bảy chữ, Chế Lan Viên cũng tạo ra sự phá cách khi để một câu tám chữ xem vào giữa:

Vườn anh mặt trời hào hoa qua lại

Rủ nhau mơ mộng những vầng trăng Hè rủ thu về cho quả chín

Bướm tìm đến cỏ để du xuân.

(Vườn anh) [79, 122]

Đây là sự trải nghiệm mới đầy thú vị của Chế Lan Viên với một thể loại vốn vẫn được coi là rất nghiêm nhặt. Mặc dù cấu trúc bị phá vỡ nhưng thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên vẫn có đầy đủ các đặc điểm vốn có của thể thơ, thậm chí còn tạo nên sự bất ngờ, độc đáo. Trong thơ tứ tuyệt mới của Chế Lan Viên, nhịp điệu và tiết tấu luôn có sự thay đổi theo tâm trạng tác giả, chứ không bị bó buộc trong sự khuôn phép của câu thơ. Hình thức thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên đã “xóa nhòa niêm luật,

biết phá để thay và làm mới bằng nhiều cách, không chịu gò bó trong một cái khuôn

- “Lên gác nhìn quanh kiếm dáng xuân Mai vừa trụi lá, nhánh khô cành

Hồng không. Cúc cũng không. Duy chỉ

Gương mặt nhà ai thoáng nét trăng

(Lên gác) [77, 193]

- “Rồi ta sẽ cách xa nhau như hai tượng gỗ trong chùa, siêu hình và bất tử

Cũng hít một mùi hương, cùng nghe một tiếng chuông mà

gỗ anh và gỗ em cùng chết khô để tróc sơn dầu” (Tượng) [78, 152]

Thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên vừa mang tính truyền thống lại vừa mang tính hiện đại. Hiện đại không chỉ ở hình thức nghệ thuật mà còn hiện đại trong nội dung thể hiện. Nếu như trong thơ tứ tuyệt trung đại thường lại gắn với các chủ đề như trăng, gió, hoa, tuyết…thì trong thơ tứ tuyệt hiện đại thường gắn liền với cuộc sống đời thường. Thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên cũng vậy, nhà thơ đã lấy con người làm chủ thể sáng tạo. Đây được cho là sự chuyển hướng tích cực trong việc thâu nhận thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ. Trong thơ Chế Lan Viên xuất hiện những hình ảnh vô cùng gần gũi, thân thuộc với cuộc sống hàng ngày của con người trong thời bình:

Còng lưng tưới nước vạt rau khô

Bơm hỏng đâm ra khổ cả nhà Đêm ngủ chỉ toàn lo vật giá Xa dần truyện ngắn, bớt dần thơ

(Cảnh điền viên) [78, 41]

Chế Lan Viên đã “chiếm lĩnh chiều sâu hiện thực bằng cách tăng tính khái quát, triết lý ở chủ đề và sự thể hiện con người ở nhiều chiều” [53, 180] để thể hiện

tuyệt Chế Lan Viên như “một góc hẹp nhìn ra thế giới vô cùng” [53,182] Những cảm hứng thế sự về tình cảm với mẹ, với vợ, với con, với các chị hay với bạn văn…đều được thể hiện một cách chân thành trong thơ Chế Lan Viên. Thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên đã vươn tới mọi khía cạnh của hiện thực cuộc sống và hiện thực tâm trạng con người: “Chim cu gù ánh sáng / Sương trên cành chưa rơi / Tôi ở hoàng hôn của tuổi / Nên yêu sương móc của đời” (Sương trên cành) [77, 88].

Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống hàng ngày, thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên sau năm 1975, đặc biệt là trong Di cảo thơ còn chứa đựng những hình ảnh

mang tầm vóc vũ trụ dẫn dắt người đọc vào một thế giới lạ, đầy mê hoặc: “một không gian vô chiều, mơ hồ, hư ảo với những cõi trường sinh, cõi ẩn hình, cõi không, cõi quen,

xứ không màu, miền xưa, miền quá vãng, rừng nhân ảnh, bến Lú, sông Tương, trời mây dĩ vãng đền kỷ niệm”. Từ đó, không gian thực trong các bài thơ tứ tuyệt được mở rộng thành không gian siêu tưởng. Không gian thực và không gian tâm tưởng với nhiều kiểu ẩn dụ là ẩn dụ đơn, ẩn dụ kép và ẩn dụ nhiều tầng. Chính vì vậy mà thế giới thơ Chế Lan Viên vừa thực vừa ảo với nhiều tầng nghĩa, đan cài nhau:

- “Rực rỡ mùa hoa giấy suốt hè

Miền Nam xóm lạ hóa thành quê Dẫu vui muôn dặm trời mây khác

Chỉ một màu hoa đủ gọi về.

(Hoa giấy) [77, 89] - “Miền nội tâm anh, dặm tinh thần anh là ngàn lau xao xác ấy Bạc trắng màu lau cũng là tuổi thơ anh thường nhắn gọi anh về.”

(Lau) [79, 37]

Từ hình ảnh cây lau, chúng ta nhận thấy lau không chỉ là “miền nội tâm, dặm tinh thần” mà nó còn là ký ức tuổi thơ, là cõi tâm linh, là cõi siêu thực, hư vô, là hạnh phúc đã mất đi và là cả tâm hồn của nhà thơ…Sức hấp dẫn của thơ tứ tuyệt

Chế Lan Viên không chỉ nằm trong vẻ đẹp gợi cảm, sinh động ở cảnh sắc thiên nhiên mà ẩn chứa bao nỗi niềm tâm sự của nhà thơ về cuộc sống. Vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người được hòa quyện trong hình ảnh tạo cho bài thơ mang sắc thái thẩm mỹ phong phú:

Bốn năm đạn lửa chim bay hết

Nay tiếng bom im cánh biếc về Tiếng hót đầu tiên ơ lạ lắm Cả làng rưng lệ đứng nghe im.

(Cánh biếc Vĩnh Linh) [77, 80]

Chỉ qua một tiếng chim hót cũng làm cho con người nhận ra sự sống đang dần được hồi sinh trên mảnh đất quê hương. Đó là khoảnh khắc rưng rưng lệ, là khoảnh khắc bừng tỉnh, cũng là khoảnh khắc có ý nghĩa trong nhận thức về cuộc đời. Từ sự thấm thía cái lạnh vừalạnh gắt của hai đợt gió mùa trong những lúc cô đơn, con người chợt nghĩ đến một cái lạnh khác còn đáng sợ hơn tất cả, đó là sự lạnh lòng, sự thay đổi tình cảm:

Từ lúc em ra đi, hai lần gió mùa đông bắc thổi qua phòng Lần trước lạnh vừa, lần sau lạnh gắt

Ở đất nước đánh giặc này, ta chỉ sợ gió mùa, không sợ giặc Chỉ sợ lòng mình, ai sợ gió mùa đông.

(Gió mùa đông bắc) [74, 67]

Hay đứng trước vẻ đẹp của thành cổ khi Về thăm xứ Huế, Chế Lan Viên bùi ngùi xúc động viết lên những dòng thơ: “Thơm ngát mùa sen trắng cổ thành / Về thăm xứ Huế chỉ mình anh / Lăng vua hoa đại rơi đầy lối / Chen bóng cành hoa, chỉ

bóng mình” (Về thăm xứ Huế) [78, 67].

Thơ tứ tuyệt truyền thống thường mang tính phổ quát cao, thường lược đi chủ thể để thực hiện cái nhìn siêu cá thể: “Nó chỉ biểu hiện cái nhìn và sự trầm tư nội tại

Đình Sử). Mặt khác nhà thơ cũng ít xuất hiện, nếu có thì họ tự gọi mình bằng những danh từ chung: thi nhân, khách, lữ khách…Còn trong thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên, chủ thể sáng tạo lại được thể hiện rất rõ, thậm chí là đầy cá tính. Thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên được giải phóng khỏi sự gò bó của niêm luật, được tạo dáng thành câu thơ điệu nói, thành lời nói có chủ thể với các đại từ xác định: “Anh trút tình thương trong sắc biếc / Ru cho em ngủ giấc trưa lành”.

Có thể nói, Chế Lan Viên đã thực sự đóng góp cho thơ tứ tuyệt những bước chuyển đáng kể theo hướng hiện đại. Việc kế thừa vẻ đẹp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại được thể hiện nổi bật ở cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của nhà thơ. Mặt khác, nó còn là biểu hiện sinh động của một tâm hồn thơ phong phú, đa dạng, đầy bản lĩnh và giàu sức sáng tạo. Nhà thơ quan tâm đến những ước mơ của con người trong cuộc sống thường. Thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên độc đáo trong “cách xử lý đề tài, tổ chức hình ảnh, xây dựng tứ thơ, ở sức khái quát, tính triết lý, vừa

thực vừa ảo” [32, 204], nhằm tạo ra những bài thơ hay mà “không sử dụng cạn kiệt

thể loại” [32, 204].

Như vậy, nhìn từ phương diện thể loại, ta nhận thấy Chế Lan Viên đã tìm đến nhiều thể thơ khác nhau và ở thể thơ nào ông cũng đạt được thành công nhất định, nhưng chủ yếu nhà thơ “đi hai chân song hành trên hai thể tứ tuyệt và tự do” [33,187]. Với bản lĩnh nghệ thuật và sự say mê tìm tòi, thể nghiệm trong sáng tạo, ông đã tạo được những đặc điểm nghệ thuật riêng ở những thể thơ mà ông sử dụng. Chính điều đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp độc đáo và sức sống lâu bền cho thơ ông, đồng thời, những tìm tòi, sáng tạo của ông cũng góp phần hiện đại hóa thơ Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cái tôi trữ tình trong thơ chế lan viên sau 1975 (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)