CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của huyện Yên Minh
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Dân số, dân tộc
Theo niên giám thống kê năm 2018, dân số toàn huyện là 87.832 người và 17.064 hộ. Mật độ dân số bình quân 113 người/km2, cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh (98 người /km2), dân cư phân bố không đồng đều. Nơi có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Yên Minh 363km2 (gấp 3,21 lần mật độ dân số chung của huyện), thấp nhất toàn huyện là xã Ngam La chỉ có 65 người/km2. Dân số ở vùng nông thôn là 81.565 người chiếm 92,86% và ở vùng đô thị là 6.267 người 7,14%.
Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình được các cấp, các ngành quan tâm. Đẩy mạnh công tác truyền thông kết hợp với thực hiện các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2018 là 1,98%.
Về dân tộc, toàn huyện có 16 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông, dân tộc Tày, dân tộc Dao chiếm đa số. Cụ thể như sau: Dân tộc Mông 10.407 người, dân tộc Tày 11.464 người, dân tộc Dao 12.350 người, dân tộc Kinh 3.113 người, dân tộc Nùng 4.454 người, dân tộc Giấy 5.482 người. Còn lại là các dân tộc khác 1.498 người. Phần lớn các dân tộc thiểu số sống rải rác ở vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.
3.1.2.2. Nguồn nhân lực
Là huyện có nguồn lao động trẻ, khá dồi dào. Đây là một lợi thế lớn trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng cũng là khó khăn trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động của huyện. Hàng năm giải quyết cho khoảng 1.400 lao động, trong 5 năm qua đã đào tạo ngắn hạn cho 7.075 lao động, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề lên 41,5%. Người dân ở các xã chủ yếu sống bằng nông nghiệp mang tính chất mùa vụ, trình độ lao động còn thấp. Do đó, việc phát triển công nghiệp, tạo ra các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là rất cần thiết.
Cùng với việc tạo công ăn việc làm vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động cũng cần phải đặc biệt quan tâm. Trong 05 năm qua, huyện đã phối hợp với các trường của tỉnh, của khu vực mở 10 lớp đào tạo về chuyên môn và đào tạo nghề ngắn hạn cho 465 cán bộ, công chức, viên chức các cấp (phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh liên kết với Trường Đại học nông – lâm Thái Nguyên mở 02 lớp đại học hệ vừa làm, vừa học dành cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã với 154 học viên; phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Hà Giang mở 04 lớp trung cấp về sửa chữa ô tô, thú y, quản lý dữ liệu cho 155 học viên; phối hợp với trường Cao đẳng nghề Nông – lâm và Công nghệ Phú Thọ mở 04 lớp trung cấp nghề lâm sinh, khuyến nông, khuyến lâm, hàn, điện cho 126 học viên). Chú trọng đào tạo con em đồng bào các dân tộc, giai đoạn 2011 – 2013 toàn huyện đã có 650 học sinh đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở tỉnh, khu vực và Trung Ương, trong đó hệ cử tuyển là 25 học sinh.
3.1.2.3. Đặc điểm dân cư, văn hóa, xã hội
Huyện Yên Minh có 18 xã, thị trấn và có 16 dân tộc cùng sinh sống (trong đó dân tộc Mông, Tày Nùng, Kinh, Dao và Giấy là chiếm đa số). Đặc điểm đời sống và tập quán sinh hoạt sản xuất của mỗi dân tộc cũng khác nhau, dân cư sống tập chung thành từng làng bản theo từng dân tộc, với các nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc trưng riêng, đã tạo nên một sự đa dạng về phong tục tập quán, văn hoá và lễ hội truyền thống. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết, cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua khó khăn để vững bước đi lên; sự gắn bó, đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Trong bối cảnh phát triển mới, cư dân trong huyện vừa cố gắng gìn giữ, phát triển các nghề truyền thống, vừa tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại với óc sáng tạo, năng lực cải tiến, hình thành thêm nhiều ngành nghề, tạo ra cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời xây dựng đời sống văn hóa mới phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn phát huy bản sắc và truyền thống của dân tộc. Một số nơi trên địa bàn tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết vẫn còn tồn tại theo tục lệ cũ do sự sắp đặt và quyết định của bố mẹ. Tình trạng đã được các cấp Chính quyền ngăn chặn và thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước xóa bỏ tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2015-2018, Yên Minh cơ bản đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015- 2019 đề ra. Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 42.322,54 tấn/42.295,8 tấn, đạt 100,06%, lương thực bình quân đầu người đạt 481,86 kg/người/năm/536 kg/người/năm, đạt 89,90%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội - y tế được đầu tư phát triển trong đó: Số gia đình văn hoá đạt 7.741/13.000 hộ đạt 59,55%; tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 26,73%/24,25% không đạt so với mục tiêu (theo tiêu chí cũ); an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống nhân dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2018 là 36.172/46.000 triệu đồng đạt 78,63% (Đánh giá theo niên giám thống kê năm 2017 huyện Yên Minh).
Về công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là khai thác và chế biến quặng, đặc biệt là khai thác và chế biến quặng Antimon; Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp tiếp tục được hình thành và phát triển như: gia công cơ khí, sữa chữa ô tô xe máy, điện tử; sản xuất gạch các loại; chế biến chè, sản xuất sợi lanh…. Hoạt động khuyến công cũng được quan tâm chú trọng, hàng năm từ nguồn vốn khuyến công được giao huyện đã hỗ trợ cho các cơ sở khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống
như: sản xuất nông cụ, dệt lanh,… đồng thời quảng bá và xây dựng thương hiệu hàng hóa cho một số cơ sở trên địa bàn huyện.
Thương mại, dịch vụ và du lịch đã có những bước phát triển nhất định, mạng lưới bán lẻ của các hộ cá thể và một số đại lý, của hàng thương nghiệp phát triển từ huyện lỵ đến các xã và cụm dân cư vùng sâu với các mặt hàng phục vụ đời sống, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch ngày càng được chú trọng và phát triển sâu rộng.
3.1.2.5. Ngành Thương mại - Dịch vụ - Du lịch
*. Ngành Thương mại - Dịch vụ
Hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn huyện những năm qua phát triển tương đối mạnh. Hệ thống chợ từ huyện lỵ đến các xã được duy trì thường xuyên theo hình thức chợ phiên và chợ hằng ngày, hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Hàng năm huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội chợ thương mại tại trung tâm huyện lỵ để giới thiệu sản phẩm hàng hóa địa phương. Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các cơ quan của Tỉnh và của Huyện đã phối hợp chặt chẽ với các xã tổ chức đưa hàng Việt Nam về nông thôn tại các xã Bạch Đích, Mậu Duệ, Du Già, Phú Lũng, Sủng Cháng để tuyên truyền, khuyến khích nhân dân tiêu dùng hàng Việt Nam. Kinh tế mậu biên tiếp tục phát triển mạnh ở hai xã Bạch Đích và Phú Lũng, đặc biệt là chợ mốc 358 (Bạch Đích) là nơi diễn ra sôi động các hoạt động trao đổi hàng hóa. Hàng hóa tại đây rất đa dạng, phong phú từ hàng ăn, quần áo giầy dép, vật dụng gia đình, hàng điện tử, bánh kẹo, thực phẩm nông thổ sản cho đến máy móc công cụ sản xuất nông nghiệp, máy xay xát, phân bón, cây giống, con giống... Có thể thấy, chợ vùng biên Bạch Đích không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, tụ họp của người dân địa phương, du khách thập phương với người dân phía bên kia biên giới. Vì vậy trong thời gian tới sẽ tiếp tục quy hoạch, đầu tư mở rộng diện tích chợ, hệ thống nước phục vụ hàng ăn uống, để hoàn thiện hệ thống chợ, thúc đẩy giao thương địa phương phát triển hơn nữa.
Ngoài ra, các chợ gia súc ở một số xã hoạt động tương đối hiệu quả như: chợ Mậu Duệ, Sủng Thài, Du Già... Trung bình mỗi phiên chợ thường có từ 50 đến 70 gia súc được đem đến đây để trao đổi, buôn bán. Vào những ngày cuối năm, số lượng gia súc có thể lên đến gần 100 con.
Mạng lưới dịch vụ phát triển sâu rộng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, trong đó có một số dịch vụ phát triển mạnh như: Hàng tiêu dùng, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí, sửa chữa ô tô, xe máy, viễn thông.
*. Du lịch
Hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực. Hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch phát triển mạnh; bước đầu đã xây dựng được một điểm nhấn du lịch, làng văn hoá du lịch và hình thành một số sản phẩm du lịch…Nằm ở vị trí trung tâm của Cao nguyên Đồng Văn, Yên Minh được biết với những giá trị văn hóa lâu đời, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như rừng Thông xã Lao Và Chải; ruộng bậc thang Sa Lỳ (xã Ngam La); rừng nguyên sinh xã Du Già với những hệ động, thực vật phong phú đa dạng, có nhiều hang động cho du khách thăm quan như: Hang Nà Luông xã Mậu Long, hang Nà Lèng thôn Bục Bản - thị trấn Yên Minh, Động Én xã Bạch Đích... Hàng năm Yên Minh đã thu hút hàng nghìn du khách tới nghỉ ngơi và thăm quan du lịch, năm 2015 tổng lượng khách du lịch đến Yên Minh là >17.500 lượt khách, khách quốc tế 1.200 lượt, khách nội địa >16.300 lượt khách. Yên Minh cũng là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá như: Khu di tích Cách mạng Đường Thượng, Cổng thành Lao Và Chải, di tích kiến trúc nghệ thuật đồn Pháp và Tường thành Lũng Hồ, khu di tích Sùng Chú Đà; với các lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc như: Lễ hội Gầu tào dân tộc Mông, Lễ hội Lồng Tông dân tộc Tày - Nùng, Lễ Gọi Trăng của dân tộc Tày, Lễ Cấp sắc dân tộc Dao, Lễ thượng thọ, Lễ cưới...và nhiều nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của đồng bào, cần được khai thác trong phát triển du lịch văn hoá cộng đồng.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ, chất lượng thấp; hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch đã phát
triển nhưng quy mô còn nhỏ, chất lượng thấp, sản phẩm du lịch nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch hiện nay.
*. Giao thông
Do địa hình đa dạng của huyện Yên Minh là núi cao, có các thung lũng, khí hậu núi cao ẩm ướt. Vì vậy đường giao thông quanh co, hiểm trở, nhiều dốc cao và quá dài so với qui định. Hiện nay trên địa bàn huyện có: Quốc lộ 4C (đoạn đi qua địa phận huyện) có chiều dài 37,13 km (đường cấp IV - Miền núi), đã được nâng cấp mặt láng nhựa, mặt đường rộng 3,5 m, qua các xã Na Khê, Lao Và Chải, thị trấn Yên Minh và xã Hữu Vinh nối liền Yên Minh với các huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc;
- Đường tỉnh: Hệ thống đường tỉnh của huyện gồm 4 tuyến chính:
+ Tuyến đường tỉnh Yên Minh - Mèo Vạc (đoạn đi qua địa phận huyện dài 17,68 km đã được nhựa hoá đạt cấp IV).
+ Tuyến đường 176 (Minh Ngọc - Mậu Duệ), đoạn đi qua địa phận huyện dài 44,7 km mặt đá dăm đạt cấp IV. Là một trục nối QL34 (Bắc Mê) lên các huyện phía Bắc, qua 4 xã, cắt tuyến Cát Tỷ - Đường Thượng nối vào đường tỉnh Yên Minh - Mèo Vạc tại xã Mậu Duệ.
+ Tuyến đường 181, đoạn đi qua địa phận huyện dài 12,58 km đạt cấp IV miền núi (đường Tráng Kim - Đường Thượng).
+ Đường từ Km 76 QL4C đi Mốc 358 dài 15 km.
- Đường huyện, liên huyện: Hệ thống đường huyện có 14 tuyến với tổng chiều dài 167,6 km mà chủ yếu là đường láng nhựa.
- Đường xã: Trên địa bàn huyện hiện nay hệ thống đường xã với tổng chiều dài 915,93 km (bao gồm đường trục xã là 708,87 km; đường trục thôn là 190,56 km; đường ngõ xóm là 9,25 km; đường nội đồng là 7,25 km).
Đến nay 100% xã có đường nhựa đến trung tâm; 282 thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm. Trong 5 năm qua toàn huyện mở mới, nâng cấp và mở rộng được 829 km đường các loại, trong đó nhân dân đóng góp công sức mở mới được 370 km đường giao thông nông thôn, làm được 46,7 km đường bê tông.
Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng mạng lưới giao thông trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế: mật độ giao thông đường bộ mặc dù tăng nhanh song chưa đồng đều giữa các khu vực trong huyện. Khu vực xa khu trung tâm xã, thị trấn mật độ giao thông còn thưa, chất lượng đường còn thấp; vốn đầu tư xây dựng và bảo trì còn hạn hẹp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; hệ thống giao thông nông thôn vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn cho vận tải và nhu cầu đi lại của nhân dân... hạn chế đến việc khai thác tiềm năng đất đai cho phát triển công nghiệp, nông lâm nghiệp và du lịch dịch vụ trên địa bàn huyện.
*. Hệ thống lưới điện
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện lưới, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân, các nhà máy thuỷ điện được đầu tư xây dựng, các trạm biến áp, hệ thống đường dây đến từng thôn, bản vùng cao. Hiện tại, huyện Yên Minh được cấp thông qua đường dây trung thế 35KV lộ 372 E22.1 chạy dọc quốc lộ 4C từ trạm Hà Giang đi huyện Mèo Vạc. Điện lưới quốc gia đã phủ đến 18/18 xã, thị trấn. Tỷ lệ số hộ sử dụng điện lưới đạt 98%. Tuy nhiên chất lượng đường điện hạ thế còn khá thấp, lưới điện đi nổi, tiết diện dây dẫn nhỏ, đường dây quá dài, tổn thất điện áp và điện năng cao, an toàn cấp điện không đảm bảo, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và sản xuất. Trong những năm tới cần đầu tư xây dựng hệ thống điện hoàn thiện hơn để phục vụ đời sống nhân dân.
*. Nước sinh hoạt
Hiện nay trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng hệ thống cấp nước sinh hoạt tự chảy là chủ yếu, dưới hình thức người dân tự dẫn vòi về bể hoặc bắc máng từ khe về hộ gia đình, chất lượng nước thường không đảm bảo và thường thiếu nước vào mùa khô. Hệ thống cấp nước sạch mới chỉ có một số điểm dân cư có nhưng hệ thống bể thu đầu nguồn, bể chứa và đường ống đã xuống cấp, một số điểm cấp nước