2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.3.2. Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất nông
Qua bảng trên ta thấy toàn huyện có 8 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 14 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất nông nghiệp ở mức trung bình, hệ thống cây trồng của huyện chủ yếu là các loại cây hàng năm, cây lâu năm. Trong đó, LUT 2 lúa - màu có 4 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT màu - lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên rau có 1 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên màu và cây CNNN có 3 kiểu sử dụng đất.
3.3.2. Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Lương huyện Phú Lương
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tư được tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào thời điểm giá tại địa bàn huyện Phú Lương các vùng lân cận năm 2017.
Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả sử dụng đất đó là loại cây và giống cây trồng trên các loại đất. Kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính tại các tiểu vùng kinh tế sinh thái của huyện qua điều tra thực tế của các nông hộ chúng tôi thu được như sau:
3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính của vùng nghiên cứu
* Tiểu vùng 1
Cây trồng chính ở vùng này là cây lúa, các loại rau, màu, cây chè, cây ăn quả. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng thu được trình bày ở bảng 3.7.
Qua bảng 3.7 ta thấy nhóm cây như ngô, lúa mùa, sắn, khoai lang, các loại rau cho hiệu quả kinh tế không cao, điển hình như cây ngô đông là 13.950
53
nghìn đồng/ha, cây khoai lang 19.450 nghìn đồng/ha, cây lúa mùa là 13.950 nghìn đồng/ha.
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 1 huyện Phú Lương
Đơn vị tính: 1000 đồng TT Loại cây Năng suất (tạ) GTSX CPTG TNHH HQĐV (lần) LĐ (Công) GTNC (nghìn đồng/ công) 1 Lúa xuân 53.9 32.340 17.120 15.220 0,89 115 132 2 Lúa mùa 54 32.400 18.450 13.950 0,76 117 119 3 Ngô Xuân 44,6 31.220 11.690 19.530 1,67 214 90 4 Ngô mùa 43,5 30.450 10.230 20.220 1,97 216 94 5 Ngô đông 40 28.000 10.050 13.950 1,38 140 99 6 Khoai lang 61,5 49.200 29.750 19.450 0,65 200 97 7 Đỗ tương 15 45.000 16.370 28.630 1,74 210 136 8 Lạc 16,7 58.450 26.500 31.950 1,20 232 137 9 Sắn 150 60.000 43.420 16.580 0,38 177 93 10 Rau các loại 161,7 80.850 40.046 40.454 1,01 222 182 11 Chè 124 62.000 15.860 46.140 2,93 215 215
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
Cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất tại vùng là cây chè đạt 46.140 nghìn đồng/ha. Tuy nhiên chi phí trung gian (CPTG) của loại cây này lại khá thấp là 15.860 nghìn đồng/ha.
Hiệu quả kinh tế thu lại tính trên một đồng vốn bỏ ra cao nhất là cây chè (2,93 lần), đối với cây chè trong thời gian xây dựng cơ bản (3 năm đầu) thì chi phí cao hơn, các năm sau khi chè đã trưởng thành cho cho thu nhập thì chi phí trung gian thấp, vì chu kỳ sống cây chè khoảng 30 năm mới phải đầu tư lại, hiệu quả kinh tế tính trên một đồng vốn bỏ ra thấp nhất là cây sắn 0,38 lần vì chu kỳ thu hoạch cây sắn là một
54
năm/vụ, sắn chủ yếu trồng ở các đồi thấp, chất lượng đất không màu mỡ, hay bị rửa trôi chất dinh dưỡng do vậy năng suất cây sắn không cao.
* Tiểu vùng 2
Với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao toàn vùng thấp hơn so với độ cao trung bình của toàn huyện nên vùng 2 thích hợp cho việc trồng các loại lúa, rau các loại. Thế mạnh của vùng là cây lúa, màu, chuyên rau và cây Chè.
Cây trồng điển hình của vùng 2 này ngoài cây lúa là các cây màu, các loại rau. TNHH của cây rau đạt 51.490 nghìn đồng/ha, cây lạc đạt 23.000 nghìn đồng/ha, TNHH của khoai lang 18.520 nghìn đồng/ha. Cây chè 41.400 nghìn đồng/ha.
Hiệu quả kinh tế cao nhất của vùng là cây rau đạt TNHH là 29.009 nghìn đồng/ha, hiệu quả thấp nhất là cây ngô đông với TNHH chỉ đạt 12.240 nghìn/ha.
Các loại cây lương thực cho giá trị thu nhập một công lao động thấp như cây ngô, sắn chỉ đạt 98 nghìn đồng/1công... trong khi đó hiệu quả trên một công lao động của lúa là 115 nghìn đồng/1công.
Hiệu quả thu lại tính trên một đồng vốn bỏ ra của rau là cao nhất với 1,85 lần, thấp nhất là cây sắn với 0,46 lần.
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính tiểu vùng 2 huyện Phú Lương
Đơn vị tính trên 1 ha
TT Loại cây Năng suất (tạ) GTSX (1000) CPTG (1000) TNHH (1000) HQĐV (lần) (Công) LĐ GTNC (nghìn đồng/ công) 1 Lúa xuân 54,7 32.820 16.130 16.690 1,03 145 115 2 Lúa mùa 51,7 31.020 15.370 15.605 1,01 146 105 3 Ngô Xuân 43,9 30.730 15.500 15.203 0,98 156 97 4 Ngô mùa 43,6 30.520 16.050 14.470 0,90 145 99 5 Ngô đông 40 28.000 15.760 12.240 0,77 135 90 6 Khoai lang 75,1 38.000 19.480 18.520 1,05 189 98 7 Đỗ tương 16 48.000 25.504 22.460 0,88 218 103 8 Lạc 16 48.000 25.000 23.000 0,92 231 100 9 Sắn 150 60.000 41.120 18.880 0,46 200 94
55
10 Rau các loại 158,5 79.000 27.760 51.490 1,85 250 205 11 Cây chè 539 67.200 40.400 26.800 1,60 215 192
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ) 3.3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
* Tiểu vùng 1
Tiểu vùng 1 có 6 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 11 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một huyện miền núi có diện tích đất nông nghiệp không lớn nên hệ thống cây trồng của huyện chủ yếu là các loại cây hàng năm, cây lâu năm. Trong đó, LUT lúa - màu có 4 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất, LUT một lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT màu - lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT cây CNNN có 1 kiểu sử dụng đất, LUT cây công nghiệp có 1 kiểu sử dụng đất.
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 1 huyện Phú Lương
Đơn vị tính trên 1 ha TT Kiểu sử dụng đất GTSX (1000) CPTG (1000) LĐ (1000) TNHH (1000)
1 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 90.123 50.430 496 39.693 2 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai
lang đông 93.418 50.676 470 42.742
3 Lúa xuân- Lúa mùa - Đậu tương 87.478 46.192 321 41.286 4 Lúa xuân- Lúa mùa - rau đông 94.242 52.817 441 39.425 5 Lúa xuân - Lúa mùa 63.536 33.486 380 30.248 6 Lạc xuân - Lúa mùa 62.086 33.288 305 28.798 7 Đậu tương xuân - Lúa mùa 54.095 29.226 358 24.869
8 Lúa mùa 30.946 17.564 222 13.382
9 Lúa chiêm xuân 37.826 20.292 378 16.994
10 Sắn 33.978 19.868 252 14.110
11 Chè 44.800 18.184 211 26.616
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
- Loại hình sử dụng đất Lúa xuân-Lúa mùa-cây vụ đông cho tổng giá trị ở mức trung bình (từ 87.478 - 93.418 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (từ 46.192- 50.676 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được ở mức trung bình (từ 41.286
56
- 42.742 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (từ 80,0 - 128,0 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng đồng vốn ở mức thấp (từ 0,74-0,84 lần) nguyên nhân là do chi phí đầu vào cao (giá của các loại sản phẩm đầu vào cao như phân đạm, NPK, thuốc bảo vệ thực vật…).
- Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (Lúa xuân-Lúa mùa) cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp 63.536 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức trung bình là 33.486 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được ở mức thấp 30.428 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công ở mức thấp 80,0 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng đồng vốn ở mức thấp là 0,86 lần, nguyên nhân do chi phí vật chất đầu tư cho 1 ha lúa cao.
- Loại hình sử dụng đất 1 vụ màu -1 vụ Lúa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (62.086 - 63.536 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức thấp và trung bình (33.288 - 33.486 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp (28.798 - 30.248 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (70,0 - 80,21 nghìn đồng/công), hiệu quả đồng vốn ở mức thấp (0,85 - 0,87 lần).
- Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (30.946 - 37.826 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức thấp (17.564 - 20.292 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp (13.382 - 16.994 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (58 -60 nghìn đồng/công), hiệu suất đồng vốn ở mức thấp (0,76 - 0,84 lần).
- Loại hình sử dụng đất trồng Sắn: cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp 33.978 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức thấp là 19.868 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp 14.110 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công đạt ở mức thấp 56 nghìn đồng/công, hiệu suất đồng vốn ở mức thấp 0,71 lần.
- Loại hình sử dụng đất trồng Chè cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp 44.800 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức thấp là 18.184 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp 26.616 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công đạt ở mức thấp 126,1 nghìn đồng/công, hiệu suất đồng vốn ở mức cao 1,46 lần.
Như vậy đối với các kiểu sử dụng đất (các công thức luân canh) trên địa bàn Phú Lương có yêu cầu về mức độ đầu tư chi phí sản xuất, tổng thu nhập, giá trị
57
ngày công hay hiệu suất đồng vốn là khác nhau. Kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhất là kiểu sử dụng đất LX - LM - Đậu Tương đạt 41.286 triệu đồng/ha.
Các kiểu sử dụng đất LX-LM, Lạc xuân - LM, Đ.tương xuân-LM, Lúa mùa, Lúa chiêm xuân, sắn, chè, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp, dưới 30 triệu đồng/1ha, thấp nhất là kiểu sử dụng đất lúa mùa chỉ đạt 13.382 nghìn đồng/ha.
* Tiểu vùng 2
Tiểu vùng 2, có 7 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 14 kiểu sử dụng đất khác nhau. Là một huyện miền núi có diện tích đất nông nghiệp không lớn nên hệ thống cây trồng của huyện chủ yếu là các loại cây hàng năm, cây lâu năm. Trong đó, LUT lúa - màu có 4 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất, LUT một lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT màu - lúa có 2 kiểu sử dụng đất, LUT chuyên rau có 1 kiểu sử dụng đất, LUT Chuyên màu và cây CNNN có 3 kiểu sử dụng đất.
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 2 huyện Phú Lương
Đơn vị tính trên 1ha
TT Kiểu sử dụng đất GTSX (1000) CPTG (1000) LĐ (lần) TNHH (1000)
1 Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 100.900 50.838 490 50.062 2 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang đông 112.700 59.676 482 53.024 3 Lúa xuân- Lúa mùa - Đậu tương 97.315 48.844 479 48.471 4 Lúa xuân- Lúa mùa - Rau đông 114.375 54.910 566 59.465
5 Lúa xuân - Lúa mùa 73.290 38.486 497 34.804
6 Lúa chiêm xuân 38.080 19.868 228 18.212
7 Lúa mùa 35.210 18.618 213 16.592
8 Lạc xuân-lúa mùa 72.390 37.326 412 35.064
9 Đậu tương xuân-Lúa mùa 59.235 30.259 469 28.976
10 Cải, su hào 154.085 75.424 542 78.661
11 Ngô xuân- Đậu tương hè - Ngô đông 81.485 43.750 419 37.735 12 Lạc xuân- Đậu tương hè - Ngô đông 89.935 47.762 443 42.173
58
14 Chè 36.600 11.143 300 25.457
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ)
- Loại hình sử dụng đất Lúa xuân-Lúa mùa-cây vụ đông cho tổng giá trị mức trung bình và cao (từ 97.315 - 114.375 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức cao (từ 50.838- 54.910 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được ở mức trung bình và cao (từ 48.471 - 59.465 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp từ nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng đồng vốn ở mức thấp (0,89 - 1,08 lần) nguyên nhân là do chi phí đầu vào cao (giá của các loại sản phẩm đầu vào cao như phân đạm, NPK…).
- Loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa (Lúa xuân-Lúa mùa) cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp 73.290 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức cao là 38.486 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được ở mức trung bình 34.804 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công ở mức thấp 70 nghìn đồng/công, hiệu suất sử dụng đồng vốn ở mức thấp 0,89 lần, nguyên nhân do chi phí vật chất đầu tư cho 1 ha lúa cao.
- Loại hình sử dụng đất 1 vụ màu-1 vụ Lúa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (59.235- 72.390 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức trung bình (30.259 - 37.326 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp và trung bình (28.976 - 35.602 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (62 -85 nghìn đồng/công), hiệu suất đồng vốn ở mức thấp (0,94-0,96 lần).
- Loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp (35.210-38.070 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức thấp (18.618 - 19.868 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp 16.592 - 18.212 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (73 nghìn đồng/công), hiệu suất đồng vốn ở mức thấp (0,89 - 0,92 lần).
- Loại hình sử dụng đất chuyên rau cho tổng giá trị sản phẩm ở mức cao 154.085 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức cao là 69.678 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức cao 72.661 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công đạt ở mức thấp (145 nghìn đồng/công) hiệu suất đồng vốn ở mức trung bình (1,04 lần)
59
- Loại hình sử dụng đất chuyên màu cho tổng giá trị sản phẩm ở mức trung bình (81.485 - 89.935 nghìn đồng/ha), chi phí trung gian ở mức trung bình và cao (43.750 - 47.762 nghìn đồng/ha), lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức trung bình (37.735 - 42.173 nghìn đồng/ha), giá trị ngày công đạt ở mức thấp (90,00 - 95,00 nghìn đồng/công), hiệu suất đồng vốn mức trung bình (0,86 - 0,88 lần).
- Loại hình sử dụng đất trồng Sắn: cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp 33.278 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức thấp là 19.361 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp 13.647nghìn đồng/ha, giá trị ngày công đạt ở mức thấp 80 nghìn đồng/công, hiệu suất đồng vốn ở mức thấp 0,69 lần.
- Loại hình sử dụng đất trồng Chè cho tổng giá trị sản phẩm ở mức thấp 36.600 nghìn đồng/ha, chi phí trung gian ở mức thấp là 11.143 nghìn đồng/ha, lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tổng chi phí đạt ở mức thấp 25.457 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công đạt ở mức thấp 85,7 nghìn đồng/công, hiệu suất đồng vốn ở mức cao 2,28 lần.
Như vậy đối với các kiểu sử dụng đất (các công thức luân canh) trên địa bàn Phú Lương có yêu cầu về mức độ đầu tư chi phí sản xuất, tổng thu nhập, giá trị ngày công hay hiệu suất đồng vốn là khác nhau. Các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao là kiểu sử dụng đất chuyên rau, LX-LM-rau đông, với giá trị sản xuất đạt trên 60 triệu đồng/ha. Cao nhất là kiểu sử dụng đất chuyên rau đạt 78.661 nghìn đồng/ha.
Các kiểu sử dụng đất: LX-LM-Ngô, LX-LM-Khoai lang, LX-LM-Đậu tương, LX-LM, Lạc xuân-LM, Ngô xuân-Đậu tương-Ngô đông, Lạc xuân-Đậu tương-Ngô đông cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình từ 40 đến 60 triệu đồng/1ha. Đây là tiểu vùng đất đai được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Cầu, khu vực trải dài theo sông Cầu đất đai tương đối màu mỡ và việc trồng các loại rau, ngô, đậu