1.4.1.1 Yếu tố kinh tế
nghiệp phải duy trì lực lƣợng có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động, cắt giảm nhân sự. Khi đó, công tác đào tạo bị hạn chế, quy mô chƣơng trình đào tạo trong doanh nghiệp bị thu hẹp. Doanh nghiệp chỉ tập trung đào tạo bổ sung cho những nhân sự còn lại của công ty để củng cố tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng đƣợc với sự thay đổi công việc.
Ngƣợc lại, khi kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng, đào tạo, huấn luyện nhân lực về mọi mặt nhằm thu hút ngƣời lao động tham gia vào các quá trình thực hiện và hoàn thành mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong công ty đƣợc tăng cƣờng, quy mô các chƣơng trình đào tạo đƣợc mở rộng hơn.
Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng của ngành mà công ty kinh doanh cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo của doanh nghiệp. Khi tốc độ tăng trƣởng của ngành cao, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng và phát triển. Doanh nghiệp sẽ đầu tƣ vào nhân lực, nâng cao chất lƣợng lao động để đáp ứng đƣợc sự phát triển của ngành. Còn nếu tốc tăng trƣởng của ngành thấp, doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn, khi đó doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp quy mô, thắt chặt chi tiêu nhƣ vậy ngân quỹ cho đào tạo nguồn nhân lực cũng trở nên hạn hẹp.
1.4.1.2 Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội
Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội là một kênh cung cấp phần lớn lực lƣợng lao động cho doanh nghiệp. Hệ thống giáo dục với đặc thù đào tạo đa ngành, đa cấp nhƣ hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực nhất là nhu cầu nhân lực trong các ngành công nghiệp mới. Sự tác động của yếu tố này có thể đi theo hai hƣớng:
- Hƣớng thứ nhất, đó là hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội ảnh hƣởng tới chất lƣợng đầu vào của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp từ đó tác động tới đào tạo. Nếu hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội tốt, nó sẽ cung cấp cho
các doanh nghiệp đội ngũ lao động chất lƣợng cao, có trình độ chuyên môn giỏi và kỹ năng thực hiện công việc tốt thì doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo hoặc đào tạo rất ít. Ngƣợc lại, khi hệ thống giáo dục đào tạo không tốt thì lực lƣợng lao động mà doanh nghiệp tuyển vào cũng không có chất lƣợng cao, kỹ năng thực hiện công việc chƣa thành thạo, Do đó, doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều thời gian và chi phí cũng nhƣ nhân lực để đào tạo và đào tạo lại nhằm hoàn thiện kỹ năng thực hiện công việc cho ngƣời lao động.
-Hƣớng tác động thứ hai của hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội tác động đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đó là ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đồng thời kéo theo hàng loạt sự tăng lên của các chi phí cần chi cho công tác đào tạo. Bởi, nếu hệ thống giáo dục đào tạo tốt, chất lƣợng đào tạo trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Ngƣợc lại, nếu hệ thống giáo dục không tốt, chất lƣợng đào tạo của doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp.
1.4.1.3 Văn hóa xã hội
Đặc thù văn hóa – xã hội của mỗi nƣớc, mỗi vùng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến đào tạo nhân sự với nấc thang giá trị khác nhau, về giới tính, đẳng cấp… Các cơ quan chính quyền cùng các đoàn thể có ảnh hƣởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội (quan hệ về lao động, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp về lao động). Tâm lý khách hàng ở mỗi vùng khác nhau là khác nhau,vì vậy việc đào tạo nhân viên sao cho vừa lòng khách hàng là một ƣu tiên. Cần phải bố trí nhân viên đúng để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.