Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sửdụng phân tích yếu tố khám phá (EFA). Để xác định cỡ mẫu cho phân tích yếu tốEFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích yếu tố (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).Ngoài ra, để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích thước mẫu cần phảithỏa mãn theo công thức: n > = 8m + 50 (Tabachnick & Fidell (1996), dẫn theoPhạm Anh Tuấn, 2008).
Trong đó: n : cỡ mẫu.
m : số biến độc lập của mô hình.
Dựa vào các cơ sở ở trên, tác giả chọn cỡ mẫu là 250 mẫu để thu thập dữ liệu. Sau khi khảo sát, tổng số phiếu phát ra là 250 phiếu khảo sát, số phiếu thu lại gồm 250 phiếu, trong quá trình nhập liệu và làm sạch số liệu có 1 phiếu trả lời không hợp lệ. Do đó mẫu khảo sát chính thức còn 249, cơ cấu của mẫu được trình bày trong bảng thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.
Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm. Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp ngẫu nhiên theo sự thuận tiện, lấy theo đơn vị phòng ban đã được mời cộng tác trong giai đoạn thu thập dữ liệu. Bản câu hỏi sẽ được phát ra và phỏng vấn trực tiếp, thời gian phỏng vấn sau 30 phút sẽ thu lại. Thời gian thu thập dữ liệu chính thức trong tháng 10-2016.
Kết Luận Chương 3
Trong chương 3, tác giả đã lược sử khái quát các quy định về giá trị hợp lý được quy định trong các Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày các phương pháp đo lường định giá đang được sử dụng trong kế toán Việt Nam. Cũng theo nghiên cứu của tác giả, các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tp.HCM nhận thức rằng lợi ích chính của việc áp dụng GTHL vào công tác kế toán sẽ làm gia tăng độ tin cậy và tính có thể so sánh được của thông tin trên báo cáo tài chính cũng như là khả năng huy động vốn của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng nhận thức được rằng chi phí chuyển đổi, thiếu các hướng dẫn chi tiết, tính phức tạp, tính chủ quan của doanh nghiệp khi đặt ra các giả định dùng trong GTHL và thời gian để có thể áp dụng từ lý thuyết vào thực tiễn chính là những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tp.HCM sẽ gặp phải khi áp dụng GTHL vào công tác kế toán.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu
Trên cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở các chương trước, chương này sẽ tập trung giải quyết mục tiêu chính của đề tài là đánh giá các yếu tố tác động việc sử dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Tp.HCM. Chương này bao gồm các nội dung chính như sau: (1) đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, (2) kết quả phân tích yếu tố EFA, (3) mô hình hồi quy đa biến, (4) đánh giá các yếu tố tác động đến việc sử dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Tp.HCM.