4.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm
4.4.1.1 Đặc điểm:
- Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Nhà máy là sửa chữa tàu biển và đóng mới sà lan, việc sửa chữa có khi kéo dài đến nhiều tháng. Nhà máy áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên, tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng.
- Hàng tháng vẫn tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng có liên quan nhưng không tính giá thành, chỉ khi nào nhận được chứng từ xác minh sản phẩm làm xong, kế toán giá thành mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp của đối tượng đó từ khi bắt đầu sản xuất, đến khi kết thúc chu trình sản xuất để tính giá thành theo phương pháp thích hợp mà tại Nhà máy phương pháp áp dụng là phương pháp đơn đặt hàng. Như vậy, kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất và vai trò của kế toán giá thành thực sự phát huy khi chu kỳ sản xuất đã kết thúc. Kỳ tính giá thành của Nhà máy là một lần/một tháng đối với những sản phẩm đã hoàn thành.
- Tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm khi các CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC phát sinh được hạch toán trên các TK 621, 622, 627.
4.4.1.2 Tài khoản sử dụng
TK 154: “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”.
Cuối kỳ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến giá thành sản phẩm được kết chuyển vào bên Nợ TK 154. Chi phí liên quan đến tài khoản này gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. + Chi phí thầu phụ.
4.4.1.3 Một số nghiệp vụ minh họa
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí thầu phụ vào TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 154: 377.248.717 đồng Có TK 621: 377.248.717 đồng
- Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK 154: 38.136.724 đồng
Có TK 622: 38.136.724 đồng - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 154: 237.647.657 đồng Có TK 627: 237.647.657 đồng - Chi phí thầu phụ
Căn cứ vào PKT tổng hợp PK00005, bảng thanh toán tạm ứng, bảng nghiệm thu chi tiết khối lượng thi công giai đoạn 1, hạch toán phải trả công ty Lê Nguyễn cho việc thi công phần sắt hàn salan Đông Hải 01 số 074 ngày 09/11/2016, bút toán ghi: (Phụ lục 17, 18, 19)
Nợ TK 1541 : 73.800.000 đồng Có TK 3311: 73.800.000 đồng
Căn cứ vào hóa đơn mua dịch vụ số DV 00015, hạch toán phải trả công ty Lê Nguyễn cho việc thi công phần sắt hàn salan Đông Hải 01 số 074 ngày 09/11/2016, bút toán ghi: (Phụ lục 20, 21)
Nợ TK 1541 : 104.790.000 đồng Có TK 3311: 104.790.000 đồng
Căn cứ vào hóa đơn mua dịch vụ số DV00008, hạch toán phải trả công ty Duyên Toàn cho việc thi công phần gò rĩ, sơn, vệ sinh khoang két salan Đông Hải 01 số 077 ngày 17/11/2016, bút toán ghi: (Phụ lục 22, 23)
Nợ TK 1541: 59.490.000 đồng Có TK 3311: 59.490.000 đồng
Ngày 31/12/2016, căn cứ vào PC00781 thanh toán tiền tiếp khách salan Đông Hải 01, bút toán ghi: (Phụ lục 24, 25, 26)
Nợ TK 1541: 1.307.000 đồng Có TK 1111: 1.307.000 đồng
Sơ đồ 4.4 Sơ đồ kết chuyển tập hợp chi phí sản xuất TK 621 TK 154 377.248.717 TK 622 38.136.724 TK 627 237.647.657 TK 331 239.387.000
Bảng 4.5 Sổ chi tiết tài khoản 154
CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU 76 Mẫu số: S38-DN
15/48A Đoàn Như Hài, Phường 12, Quận 4, TP.HCM (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Mã số thuế: 0300443073 Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Đối tượng: Tàu Đông Hải 01
QUÝ IV năm 2016 Đơn vị tính: đồng Việt Nam
Sổ này có… trang, đánh từ trang số 01 đến trang….
Ngày mở sổ:….. Ngày….. tháng…… năm……
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
4.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang tại công ty là những sản phẩm trong quá trình sửa chữa như đóng mới, sửa chữa theo đơn hàng nên tập hợp các phát sinh từ đầu kỳ đến cuối kỳ của sản phẩm chưa hoàn thành chính là giá trị sản phẩm dở dang.
Ngày, tháng
ghi sổ Chứng từ Diễn giải
TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có -Số dư đầu kỳ -Số phát sinh trong kỳ 30/11/16 30/11/16 Kết chuyển chi phí 621115411 6211 275.082.144 30/11/16 30/11/16 Kết chuyển chi phí 622115411 6221 8.401.225 30/11/16 30/11/16 Kết chuyển chi phí 627115411 6271 183.770.444 31/12/16 31/12/16 Kết chuyênt chi phí thầu phu 3311 239.387.000 31/12/16 31/12/16 Kết chuyển chi phí 621115411 6211 102.166.573 31/12/16 31/12/16 Kết chuyển chi phí 622115411 6221 29.735.499 31/12/16 31/12/16 Kết chuyển chi phí 627115411 6271 53.877.213 -Cộng phát sinh 892.420.098 892.420.098 -Số dư cuối kỳ
Ví dụ: Đến cuối tháng 12/2016, tàu Đông Hải 01 đã hoàn thành nên không có giá trị sản phẩm làm dở.
4.4.3 Tính giá thành sản phẩm “ Salan Đông Hải 01” 4.4.3.1 Đối tượng tính giá thành 4.4.3.1 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành chủ yếu là từng đơn đặt hàng hoàn thành. Ví dụ: Đóng mới một sà lan, sữa chữa tàu biển…
4.4.3.2 Kỳ hạn tính giá thành
Do đặc điểm sản xuất là dựa vào đơn đặt hàng nên kỳ hạn tính giá thành là khi đơn đặt hàng hoàn thành.
4.4.3.3 Phương pháp tính giá thành
- Vào cuối mỗi tháng, kế toán tính giá thành sẽ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong tháng, tiến hành hạch toán vào các TK tương ứng, từ đó kết chuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
- Do sản xuất kéo dài nhiều tháng nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành tổng cộng toàn bộ chi phí sản xuất kể từ khi bắt đầu cho đến khi xuất xưởng của đơn hàng
Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí phát sinh trong kỳ
Chi phí DDĐK: 0
Chi phí phát sinh trong kỳ:
Chi phí NVLTT: 377.248.717 Chi phí NCTT: 38.136.724 Chi phí SXC: 237.647.657 Chi phí thầu phụ: 239.387.000 Tổng giá thành sản phẩm = 377.248.717 + 38.136.724 + 237.647.657 + 239.387.000 = 892.420.098 đồng
Đối với tàu “Đông Hải 01” sản phẩm hoàn thành không nhập kho mà bàn giao trực tiếp cho khách hàng, thì kết chuyển toàn bộ chi phí của tài khoản 154 sang tài khoản giá vốn hàng bán “TK 632”. Khi sản phẩm hoàn thành số dư trên TK154 là giá thành của công việc sửa chữa.
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất xong sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm , vì vậy kế toán ghi: (Phụ lục 27)
Nợ TK 632: 892.420.098 đồng Có TK 154: 892.420.098 đồng
Sơ đồ 4.5 Sơ đồ hạch toán sản phẩm hoàn thành và bàn giao
TK 621 TK 154 377.248.717 TK 622 TK 632 38.136.724 TK 627 892.420.098 237.647.657 TK 331 239.387.000
Giá thành của một sản phẩm được theo dõi trên thẻ tính giá thành.
Bảng 4.6 Thẻ tính giá thành sản phẩm
Tên sản phẩm: Tàu Đông Hải 01
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
Tên dự án DD ĐK Chi phí phát sinh Tổng CP DD CK Giá thành công trình CP NVL CP NC CP SXC CP thầu phụ 1 2 3 4 5 (6=1+2+3+4+5) 7 (8=1+2+3+4+5 +6-7) Sửa chữa sà lan Đông Hải 01 0 377.248.717 38.136.724 237.647.657 239.387.000 892.420.098 0 892.420.098 Cộng: 0 377.248.717 38.136.724 237.647.657 239.387.000 892.420.098 0 892.420.098
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Nhận xét chung
Trong quá trình nghiên cứu thực tế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Đóng tàu 76 cùng với những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập tại trường và với những nhận thức của bản thân, em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhận xét về ưu điểm, nhược điểm trong việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng như công tác kế toán của công ty như sau:
5.1.1 Ưu điểm
5.1.1.1 Tổ chức công tác kế toán tại nhà máy đóng tàu 76
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty là tổ chức kế toán phân tán. Mô hình này hoàn toàn phù hợp vì công ty có các chi nhánh phân tán trên nhiều khu vực địa lý và mô hình này đáp ứng được yêu cầu về thông tin phục vụ quản lý nội bộ các chi nhánh.
- Nhìn chung, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với chức năng kinh doanh sản xuất tại công ty. Cơ cấu tổ chức của phòng kế toán hợp lý, mỗi nhân viên đều được phân công việc cụ thể, rõ ràng và phù hợp với năng lực của từng người. Do đó công tác hạch toán tại công ty được thực hiện tương đối chính xác, nhanh chóng, tránh được tình trạng chồng chéo dễ xảy ra nhầm lẫn và sai sót.
- Bộ máy kế toán gọn nhẹ, thuận lợi cho nhiệm vụ hiện đại hóa công tác kế toán, chất lượng công tác kế toán cao vì các thông tin xử lý tập trung, tạo điều kiện nâng cao trình độ kế toán.
5.1.1.2 Nhận xét CPSXC và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Về thông tin giá thành cho các nhà quản lý: Căn cứ vào sổ chi tiết kế toán, kế toán trưởng sẽ giải trình cho BGĐ tình hình giá thành thực hiện của đơn đặt hàng. Giá thành thực tế chênh lệch tăng giảm so vói giá thành dự toán trước khi tham gia đấu thầu là bao nhiêu, nguyên nhân tăng giảm so với giá thành dự toán chủ yếu là do nhân tố nào? Kế toán trưởng tại công ty là người có năng lực trình độ chuyên môn cao và nhiều năm công tác tại công ty nên giá thành được cung cấp cho BGĐ đầy đủ và khá chính xác.
5.1.1.3 Tập hợp chi phí
Việc quản lý theo dõi tại công ty được thực hiện tương đối tốt. Sổ kế toán chi tiết, chứng từ, sổ tổng hợp được mở tương đối đầy đủ, cuối kỳ kiểm kê, đánh giá phân loại vật tư theo đúng qui định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vật tư được cung cấp theo tiến độ nhu cầu sản xuất nên vật tư tồn đọng trong kho rất ít, chủ yếu là đang sử dụng vào các sản phẩm chưa hoàn thành. Do đó phương pháp xuất kho nhập trước xuất trước và phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hợp lý.
5.1.1.4 Tính giá thành
Phương pháp tính giá thành tại công ty là phương pháp tính theo đơn đặt hàng. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp công tác tính giá thành tại công ty đơn giản hơn, công việc tính toán của kế toán nhẹ nhàng hơn, tránh được những sai sót không đáng có do nhầm lẫn trong tính toán.
5.1.1.5 Sổ sách kế toán
Sổ sách kế toán được mở đầy đủ và được lưu giữ cẩn thận.
5.1.1.6 Chứng từ
Hệ thống chứng từ tại công ty được tổ chức đầy đủ căn cứ trên quy định của chế độ chứng từ do Bộ tài chính ban hành và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Nội dung trên các chứng từ hợp lý giúp công tác hạch toán được thực hiện nhanh chóng.
Việc thực hiện khoán lương theo sản phẩm đã khuyến khích người công nhân sản xuất trong phân xưởng và tăng cường hoàn thành nhiệm vụ, quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất lao động của mình, thúc đẩy tăng năng suất trong phân xưởng nói riêng và toàn công ty nói chung, hạn chế tối đa sản phẩm làm dở.
5.1.2 Nhược điểm
5.1.2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV Đóng Tàu 76:
- Việc tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay có ưu điểm là phát huy khả năng chuyên môn của từng nhân viên kế toán, xong lại hạn chế khả năng tổng hợp của từng người. Do tính độc lập cao nên nếu có nhân viên nào nghỉ thì những người còn lại sẽ rất khó có thể đảm nhận công việc đó, điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
- Đôi khi công việc kế toán dồn dập vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến thời gian lập báo cáo tài chính.
5.1.2.2 Tập hợp chi phí:
- Về kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phòng kế toán chỉ theo dõi trên phiếu xuất kho, thẻ kho, từ đó số liệu này sẽ tự động chuyển vào sổ chi tiết TK “621”. Như vậy rất khó theo dõi mục đích sử dụng của từng nguyên vật liệu là cho sản xuất hay phục vụ phân xưởng.
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp không được mở chi tiết theo từng sản phẩm, như vậy sẽ không thuận tiện cho việc theo dõi tập hợp chi phí và tính giá thành từng sản phẩm đóng tàu.
5.1.2.3 Tính giá thành:
Sử dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị báo giá trước, việc tính giá thành rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác.
5.1.2.4 Chứng từ:
- Trên hai phiếu xuất kho được chuyển lên phòng kế toán và lưu lại đều không có chữ ký của kế toán. Thiếu chữ ký xác nhận của kế toán, nghiệp vụ trở nên thiếu minh bạch, không đảm bảo tính kiểm soát cao.
- Phiếu xuất kho phát sinh được để lại cuối tháng mới tiến hành nhập dữ liệu và hạch toán lên phần mềm. Hạn chế của cách làm này là không cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin khi nhà quản lý yêu cầu. Khả năng kiểm soát tồn kho cũng khó phát huy hiệu quả.
- Nhà máy và phòng kế toán đặt ở hai nơi khác nhau nên quá trình lập và luân chuyển chứng từ còn chậm. Cuối tháng kế toán nhà máy mới gửi chứng từ về phòng kế toán, điều này gây nên tình trạng ứ đọng công việc vào cuối mỗi tháng. Việc theo dõi và tập hợp chi phí không được thường xuyên, khiến cho công tác quản lý chưa thật hiệu quả, việc phát hiện và xử ký sai sót chưa được kịp thời.
- Chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán toàn bộ trên TK 627 mà không tách riêng số khấu hao phục vụ cho bộ phận bán hàng hay bộ phận quản lý doanh nghiệp là không đúng với chế độ hiện hành.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Chứng từ
- Phiếu xuất kho in từ phần mềm cần có chữ ký của thủ kho và kế toán. Phiếu xuất kho kèm theo giấy yêu cầu vật tư có đầy đủ chữ ký là căn cứ để tạo chứng từ ghi sổ để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho sữa chữa tàu.
- Phiếu xuất kho từ phòng vật tư nên được tập hợp vào cuối ngày để chuyển cho kế toán kiểm tra. Làm như vậy sẽ giúp kế toán cung cấp được thông tin kịp thời, đầy đủ cho các yêu cầu quản lý.
5.2.2 Sổ sách kế toán
- Mở sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm để theo dõi hiệu quả tình hình tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm.
- Tài khoản 154 ở công ty sản xuất công nghiệp được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận phân xưởng), theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm. Nhưng trong thực tế đơn vị đã không mở chi tiết tài khoản này theo sản phẩm hay bộ phận sản xuất. Vậy nên, để phục vụ tốt cho việc kiểm tra, quản lý, đơn vị cần mở chi tiết cho tài khoản này theo từng sản phẩm.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: đối với khoản mục này công ty cần tập hợp và phân bổ riêng cho từng bộ phận như: bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý doanh nghiệp để dễ dàng theo dõi và