Ứng dụng mẫu lẫn vào giải quyết một số các vụ án thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định ADN người từ mẫu lẫn trong các vụ án hình sự (Trang 86 - 92)

3. Nội dung nghiên cứu

3.2. Ứng dụng mẫu lẫn vào giải quyết một số các vụ án thực tế

Vụ án 1: Vào khoảng 6 giờ 45 phút ngày 31/4/2016 Công an xã Thuận

Thiên nhận được tin báo tại khu vực bụi chuối sau nhà ông Phạm Quang Đọc (sinh năm 1956) ở thôn Hòa Liễu, Thuận Thiên, Kiến Thụy, Hải Phòng) phát hiện thấy bà Trương Thị Nhinh (mẹ ông Đọc) sinh năm 1937 bị tử vong, trên người có nhiều thương tích. Các mẫu vật gửi lên bao gồm mẫu máu của nạn nhân Nhinh, của đối tượng nghi vấn và mẫu dấu vết nghi máu thu tại hiện trường vụ án. Mẫu máu được thu trên một que tăm bông. Sau khi tiến hành các bước giám định thì kết quả thu được từ dấu vết nghi máu người thu tại hiện trường được xác định là dấu vết máu người lẫn của hai người là của bà Nhinh và đối tượng nghi vấn.

Vụ án 2: Vào khoảng 16 giờ ngày 23/10/2016 chị Trần Thị Len (sinh năm 1990, trú tại thôn Xuân Hòa, xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đến nhà Đinh Thị Lành (sinh năm 1952, trú tại thôn Hanh Lập, xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) chúc tết thì phát hiện bà Lành nằm chết trên nền nhà của bà Lành. Quá trình điều tra xác định Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1982, trú tại thôn Hanh Lập, xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) là đối tượng nghi vấn. Sau khi tiến hành giám định kết quả thu được tại mẫu móng tay ghi thu của nạn nhân có lẫn tế bào của nạn nhân và đối tượng.

Vụ án 3: Hồi 21 giờ 15 phút ngày 28/01/2017 chị Nguyễn Thị Hằng (sinh năm 1997 trú tại tổ 3, phường Xuân Tăng, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) trình báo công an về việc: vào khoảng 20 giờ ngày 20/10/2016 chị Nguyễn Thị Hằng bị bạn học là Lê Văn Luận (sinh năm 1998, trú tại xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) và Nông Văn Vân (sinh năm 1998, trú cùng thôn) thực hiện hành vi hiếp dâm chị Hằng tại khu vực đường vắng ở Hợp Thành, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Sau khi tiến hành giám định ADN kết quả thu được trong mẫu ghi thu dịch âm đạo của Nguyễn Thị Hằng có cả tinh trùng của Lê Văn Luận và Nông Văn Vân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Từ những kết quả nghiên cứu các dấu vết mẫu lẫn đã đạt được, chúng tôi đưa ra một số kết luận:

1. Đối với các dấu vết mẫu nghi lẫn có chất lượng kém hoặc lượng dấu vết ít thì phương pháp tách chiết bằng prepfiler sẽ cho kết quả tối ưu hơn, đảm bảo độ tinh sạch và thu được lượng ADN nhiều hơn so với tách chiết bằng chelex 5% và 20% phù hợp với điều kiện giám định tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. Đối với những dấu vết mẫu nghi lẫn chất lượng tốt và dấu vết nhiều có thể quan sát bằng mắt thường như dấu vết máu, tinh trùng, lông, tóc, mô thì tách bằng chelex vẫn đảm bảo cho kết quả cao.

3. Những dấu vết mẫu lẫn được tiến hành nghiên cứu trong đề tài tôi đều chọn những mẫu có kiểu gen của nạn nhân và đối tượng để so sánh, kết quả sau khi phân tích 12 dấu vết mẫu lẫn theo công thức tính toán trên và lựa chọn các tổ hợp đi kèm sau khi phân tích kết quả là hoàn toàn phù hợp.

4. Hoàn thiện cơ sở phân tích, tính toán cho những trường hợp có dấu vết mẫu nghi lẫn, từ đó xác định được số người đóng góp cũng như kiểu gen của từng người đóng góp và tỉ lệ người đóng góp chính, người đóng góp phụ góp phần quan trọng để xác định được người để lại dấu vết. Đặc biệt trong các trường hợp chưa xác định được đối tượng gây án, xác định được kiểu gen của từng người trên cơ sở phân tích dấu vết mẫu lẫn để lại trên cơ thể nạn nhân hoặc hiện trường vụ án, khi đã có kiểu gen của một người có thể xác định được kiểu gen của người còn lại, góp phần quan trọng trong việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

Kiến nghị:

Từ những kết quả nghiên cứu dấu vết mẫu lẫn trên, chúng tôi nhận thấy việc phân tích mẫu lẫn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các trưng cầu giám định trong tình hình tội phạm hiện nay, trong đó việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung khai thác các vụ án thực tế chỉ xảy ra và chỉ xuất hiện các dấu vết mẫu lẫn của hai và ba người. Do vậy, chúng tôi có kiến nghị như sau:

1. Mở rộng nghiên cứu đối với các trường hợp mẫu lẫn từ 3, 4 người trở lên.

2. Tăng cường hơn nữa công tác tàng thư gen tội phạm quốc gia, đây là nguồn lưu trữ gen quan trọng để phục vụ cho việc so sánh kiểu gen sau khi phân tích mẫu lẫn đối với các vụ việc chưa xác định được đối tượng gây án.

3. Lưu trữ kiểu gen của Điều tra viên, Giám định viên thường xuyên tiếp xúc trực tiếp nhận và trực tiếp làm giám định liên quan đến các vụ án để có kiểu gen so sánh khi xảy ra trường hợp có mẫu lẫn, nhiễm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Hồ Huỳnh Dương (2001), Sinh học phân tử. Nhà xuất bản Y học.

2. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân (2003), Cơ sở di truyền học. Nhà xuất bản giáo dục.

3. PGS, TS. Ngô Tiến Quý (chủ biên), Phát hiện, thu, bảo quản, nghiên cứu và giám định dấu vết sinh vật. Nhà xuất bản Công an nhân dân.

Tài liệu Tiếng Anh

4. John M. Butler (2005), Forensis ADN Typing: Biology, Technology ADN Genetics of STR Markers, Second Edition. Elsevier Academic Press (USA): 2-4.

5. Wickenheiser RA, Jobin RM. Case of comparison of ADN recovered from contact lens using PCR ADN typing. Can Soc Forensic Sci J 1999; 32 (2,3): 67-73.

6. Raven PH, Johnson GB. Biology. Time Mirror/Mosby College Publishing, St.Louis, 1986:906.

7. Locard E. The analysis of dust traces - Part I. Am J Pol Sci 1930;1:276-98. 8. Kisilevsky AE, Wickenheiser RA.DAN PCR profiling of skin cells

transferred through hADNling. Proceedings of the Annual Meeting of the Canadian Society of Forensic Science, Edmonton, Alberta, November 17-20, 1999.

9. Mulero JJ, Chang CW, Lagace RE, Wang DY, Bas JL, McMahon TP, Hennessy LK: Development ADN validation of the AmpLlSTR MiniFiler

PCR amplification kit: a mini STR multiplex for the analysic of degraded ADN/or PCR inhibited ADN. J Forensic Sci 2008, 53: 838-852.

10. Wickenheiser RA: Trace ADN: a review, discussion of theory, ADN application of the transfer of trace quantities of ADN through skin contact. J Forensic Sci 2002, 47: 442-450.

11. Raymond JJ, Waslsh SJ, van Oorschot RAH, Gunn PR, Evans L, Roux C: Assessing trace ADN evidence from a residential burglary: abundance, transfer ADN persistence. Forensic Sci Int Genet Suppl Ser 2008, 1:442-443.

12. Gill P, Whitaker J, Flaxman C, Brown N, Buckleton J: An investigation of the rigor of interpretation rules for STRs derived from less than 100 pg of ADN. Forensic Sci Int 2000, 112: 17-40.

13. van Oorschot RAH, Phelan DG, Furlong S, Scarfo GM, Holding NL, Cummins MJ: Are you collecting all the available ADN from touched objectc, Int Congress Ses 2003, 1239: 803-807.

14. van Oorschot RA, Szepietowska I, Scott DL, Weston RK, Jones MK:

Retrieval of genetic profiles from touched objects. Proceedings of the First International Conference in Forensic Human Identification, 1999, London.

15. Prinz M, Schiffner L, Sebestyen JA, Bajda E, Tamariz J, Shaler RC, Baum H, Caragine T: maximization of STR ADN typing success for touched objects. Int Conggress Ser 2006, 1288: 651-653.

16. Greenspoon SA, Scarpetta MA, Drayton ML, Turek SA: QIAamp Spin columns as a mathod of DAN isolation for forensic casework. J Forensic Sci 1998, 43: 1024-1030.

17. Schiffiner L, Bajda E, Prinz M, Sebestyen J, Shaler R, Caragine T:

Optimization of a simple, automatable extraction mathod to recover sufficient repeat profiles. Croat Med J 2005, 46: 578-568.

18. Park SJ, Kim JY, Yang YG, Lee SH: Direct STR amplification from whole blood anh blood - or saliva-spotted FTA without DAN purification. J forensic Sci 2008, 53: 355-341.

19. Gilbert N: Science in court: DAN’s identity crisis. Nature 2010, 464: 347- 348.

20. Kloosterman AD, Kerbergen P: Efficacy ADN limits of genotyoing low copy nember (LNC) ADN samples by mutiplex PCR of STR loci. J Soc Biol 2003, 197:315-359.

21. Caragine T, Mikulasovich R, tamariz J, bajda E, Sebestyen J, Baum H, Prinz M: Validation of testing ADN tinterpretation protocols for low template ADN samples using AmpFlSTR Identifiler. Coat Med J 2009, 50:250-267.

22. Budowle B, Onorato AJ, Callaghan TF, Della Manna A, Gross AM, Guerrieri RA, Luttman JC, McClure DL: Mixture interpretation: defining the relevant features for guidelines for the assessment of mixed DAN profiles in forensic casework. J Forensic Sci 2009, 54:810-821. 23. Ganes ML, Wojtkiewicz PW, Valentine JA, Brown CL: Reduced volume

PCR amplification reactions using the AmpFlSTR Profiler Plus kit. J Forensic Sci 2002, 47: 1224-1237.

24. Smith PJ, Ballantyne J: Simplified low-copy-number DAN analysis by post-PCR purifiaction. J Forensic Sci 2007, 52:820-829.

25. Bruce Budowle,1 Ph.D; Anthony J. Onorato,1 M.S.F.S, M.C.I.M; Thomas F.Callaghan, 1Ph.D; Angelo Della Manna, 2 M.S.; Ann M. Gross,3 M.S.; Richard A.Guerrieri,1M.S.;Jennifer C. Luttman,1 M.F.S.; ADN David Lee McClure,4 B.S:Mixure Interpretation: Defining the Relevant Features for Guidelines for the Assessment of Mixed ADN Profiles in Forensic Casework

26. Jo-Anne Bright, Duncan Taylor, James Curran, John Buckleton:

Searching mixed ADN profiles directly against profile databases.

27. Jo-Anne Bright, Erin Huizing, Lisa Melia, John Buckleton:

Determination of the variables affecting mixed MiniFilerTM ADN profiles.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định ADN người từ mẫu lẫn trong các vụ án hình sự (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)