Phần 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.4. Kết quả theo dõi chẩn đoán và điều trị bện hở chó được đưa đến khám
4.4.3. Kết quả can thiệp ngoại khoa cho chó
Trong thời gian thực tập, Bệnh xá tiếp nhận và điều trị cho 361 con, trong đó có 46 chó được can thiệp ngoại khoa. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Can thiệp ngoại khoa ở trên chó cũng khá phổ biến dù mức độ nguy hiểm không như các bệnh truyền nhiễm cấp tính, hay viêm dạ dày ruột cấp tính… nhưng nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời thì xác suất tử vong cũng không hề nhỏ. Các can thiệp ngoại khoa cho chó hay gặp là đẻ khó và cắt tai.
Kết quả bảng 4.8 cho thấy, trong tổng số 46 chó phải can thiệp ngoại khoa có 39 ca mổ đẻ chiếm tỷ lệ cao nhất (84,78%) sau đó là 7 ca cắt tai (15,21%).
Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán, thực hiện các thủ thuật ngoại khoa chó tại Bệnh xá Thú y
Tên bệnh
37
Cắt tai
7 15,21
Em đã trực tiếp quan sát và hỗ trợ cán bộ kỹ thuật Bệnh xá Thú y thực hiện các bước can thiệp với các trường hợp đẻ khó, cắt tai như sau:
* Phương pháp mổ lấy thai
- Gây mê: chỉ định bắt buộc
- Cố định: cố định theo tư thế nằm ngửa, buộc 4 chân kéo sang bốn
phía của mặt bàn mổ. Cạo lông sạch vùng bụng con vật, rửa sạch và sát trùng bằng cồn iod 5%.
- Các bước tiến hành: sau khi thuốc mê có tác dụng, tiến hành
rạch da
trên đường trắng độ dài sao cho vừa đủ đưa bào thai ra ngoài. Chọn vị trí có ít mạch quản trên thân tử cung, rạch một đường dài đủ để đưa được bào thai ra ngoài và lần lượt đưa thai ra ngoài. Sau khi kéo con non ra ngoài dùng vải gạc sạch, khô lau hết dãi, nhớt trên mặt, miệng, mũi,... sao cho con non thở được, không bị ngạt. Dùng 2 kẹp để kẹp dây rốn, cái thứ nhất cách thành bụng con non 3cm, cái thứ hai cách cái thứ nhất 1cm. Dùng kéo cắt dây rốn giữa hai kẹp. Sau đó đưa con non cho người phụ mổ có nhiệm vụ lau toàn bộ thân thể và giúp cho hệ hô hấp làm việc tốt và giữ ấm cho con vật. Người mổ chính lấy tay hoặc kẹp lấy nhau mẹ ra, sau đó tiến hành lấy các con non khác ra theo cách làm trên, lần lượt từ sừng tử cung bên này sang sừng tử cung bên kia. Sau khi tất cả các con non và nhau thai nước ối được lấy ra khỏi tử cung, tiến hành khâu tử cung. Đường khâu thứ nhất khâu niêm mạc và một phần tử cung bằng phương pháp khâu vắt liên tục. Tiếp theo cơ và tương mạc tử cung cũng bằng phương pháp tương tự. Đường khâu thứ ba dùng phương pháp khâu gấp
mép cơ và tương mạc tử cung. Phúc mạc, đường trắng, cơ và da được tiến hành khâu vắt liên tục rồi sửa lại đường khâu da, sát trùng lại và băng bó.
38
- Hộ lý, chăm sóc: con non cần được giữ ấm, cho bú sữa đầu càng sớm
càng tốt. Con mẹ được tiêm kháng sinh, chăm sóc theo dõi cho đến khi vết mổ lành miệng và cắt chỉ.
* Phương pháp phẫu thuật cắt tai
- Mục đích: phẫu thuật cắt tai trên thực tế phục vụ mục đích thẩm
mỹ
cho chó. Ngoài ra phẫu thuật cắt tai còn dùng để xử lý các trường hợp động vật bị cắn rách tai, hay viêm hoại tử vành tai.
- Gây mê: chỉ định bắt buộc
- Cố định: cố định chó nằm nghiêng về một bên, tai cần cắt ở
phía trên.
- Vệ sinh: cắt và cạo sạch lông vùng tai và gốc tai cần phẫu thuật. Rửa
sạch vùng phẫu thuật, sát trùng trong và ngoài vành tai bằng cồn iod 5%.
- Các bước tiến hành: để tránh chảy máu nhiều trong quá trình phẫu
thuật, người ta dùng sợi chun buộc ở gốc tai cần cắt. Hay dùng bộ kẹp tai chuyên dụng (có nhiều hình dạng khác nhau) để kẹp vào tai cần cắt, vừa có tác dụng cầm máu, vừa có chức năng tạo hình đồng thời giúp người phẫu thuật dễ dàng khi thực hiện. Trong trường hợp không có bộ kẹp tiêu chuẩn thì người phẫu thuật có thể sử dụng bìa cứng tạo nên các mẫu tai. Cắt tai theo bộ kẹp đã kẹp sẵn trêm tai. Đối với phẫu thuật cắt tai cách cầm máu tốt nhất là sử dụng pháp đốt. Kéo da phía ngoài vành tai trùm lấy sụn vào trong vành tai, rồi khâu da tai ngoài với da tai trong. Sử dụng phương pháp khâu thùy khuy áo.
- Hộ lý, chăm sóc: công tác hộ lý chăm sóc chó trong phẫu thuật
cắt tai
không có gì đặc biệt. Chỉ cần giữ gìn vệ sinh tốt, tránh tắm cho chó khi vết thương chưa lành hẳn. Sau 7 - 10 ngày có thể cắt chỉ.