Bảng 2 .1 Chỉtiêu sửdụng đất điểm dân cư nông thôn
Bảng 2.5 Dự báo dân số trong hành lang xanh Hà Nội
Tỷ lệ tăng dân số trung bình (%) Mật độ (người/km2) 2008 2998 3766 2.2 1256 2054 2579 2020 2054 3279 -1.15 1596
Các phát triển chưa phù hợp với mục tiêu hành lang xanh: Theo định hướng quy hoạch, diện tích đất ở đến năm 2030 tại khu vực nông thôn là 171 km2, hầu như không có thay đổi so với hiện trạng năm 2009. Trong khi đất ở bị kiểm soát phát triển nghiêm ngặt thì đất xây dựng dành cho các mục đích khác lại được phát triển mạnh. Năm 2008, đất xây dựng phục vụ đô thị tại nông thôn chỉ có khoảng 27,8 km2 thì đến 2030, dự kiến là 116 km2. Đất xây dựng các công trình công cộng tại các điểm dân cư nông thôn năm 2030 dự kiến tăng hơn 35 km2.
Đặc biệt, các khu công nghiệp vẫn được tiếp tục tồn tại và phát triển trong HLX. Đến năm 2020, diện tích đất khu công nghiệp chỉ là 8km2. Đến 2030, trong hành lang xanh có 36.8 km2 diện tích đất KCN, CCN và cụm CN làng nghề.
Hơn nữa, từ năm 2008 đến 2020, dân số trong khu vực nông thôn dự tính tăng thêm gần 700.000 người. Khi diện tích đất ở không thay đổi thì mật độ dân cư và xây dựng sẽ tăng mạnh tại khu vực nông thôn trong HLX.
Quy mô của các điểm DCNT chưa hợp lý: Trong khi VĐX Seoul quy định những điểm dân cư có hơn 1000 dân sinh sống bị loại trừ khỏi VĐX thì đồ án QHC Hà Nội cho phép trong một huyện hình thành từ 2-3 trung tâm tiểu vùng có quy mô dân số tối thiểu 2000 người. Như vậy, trong HLX Hà Nội sẽ có ít nhất 32 điểm dân cư có quy mô dân số tối thiểu 2000 người. Việc hình thành quá nhiều các điểm dân cư lớn sẽ tạo nên sức ép cho công tác thực hiện và duy trì HLX.
2.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian ở điểm dân cư nông thôn trong hành lang xanh Hà Nội trong hành lang xanh Hà Nội
2.3.1. Yếu tố tự nhiên a. Địa hình
Khu vực HLX Hà Nội có 3 dạng địa hình cơ bản là: Vùng đồng bằng, vùng trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao. Vùng đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m.
Bảng 2.6: Bảng thống kê các dạng địa hình cơ bản của Hà Nội [58]TT Vùng địa