Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương tối thiểu

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 134 - 136)

1 Hội đồng tiền lương quốc gia Việt Nam gồm thành phần của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đại diện

4.3.2. Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương tối thiểu

Lương tối thiểu nhất thiết nó phải trở thành hành lang an toàn chung cho tất cả người làm công ăn lương trong xã hội, không phân biệt thành phần

kinh tế, đảm bảo mối quan hệ thực sự giữa lương tối thiểu, trung bình và tối đa nhằm hạn chế sự gia tăng về nghèo đói và sự bất bình đẳng trong phân phối, tức là phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người hưởng lương tối thiểu. Tiền lương được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung cầu sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh việc làm. Việc thống nhất chung một mức lương tối thiểu được xác định dựa vào các căn cứ như: (i) Quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động cả nước, chỉ số giá sinh hoạt trong từng thời kỳ; (ii) Hệ thống nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ; (iii) Mức sống chung đạt được và sự phân cực mức sống giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội; (iv) Khả năng chi trả của các doanh nghiệp; (v) Phương hướng, khả năng phát triển kinh tế của đất nước, mục tiêu và nội dung cơ bản của các chính sách lao động trong thời kỳ...

Mức lương tối thiểu vùng cần tính đến sự khác biệt của các yếu tố chi phối tiền lương tối thiểu áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp. Vậy các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng pháp luật về tiền lương cần có sự điều chỉnh về mức tiền lương áp dụng cho các vùng cho hợp lý. Khi tăng lương tối thiểu phải dựa vào các quy luật cung cầu, giá trị và cạnh tranh của thị trường, việc tăng lương tối thiểu phải theo định kỳ và niên hạn. Bên cạnh đó việc tăng lương còn phải phụ thuộc vào điều kiện, khu vực và môi trường làm việc.

Mức lương tối thiểu theo ngành là cơ sở để trả công cho người lao động trong các ngành cụ thể. Để khuyến khích những ngành trọng điểm trong phát triển kinh tế, ngoài việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cần tạo sự chênh lệch về lương tối thiểu giữa các ngành. Yếu tố mà người lao động dễ nhận thấy là vấn đề về thu nhập, thông tin liên quan đến thu nhập luôn được họ thu thập nhanh và được cân nhắc cụ thể khi ra quyết định làm việc. Tiền lương tối thiểu ngành cao làm cho người lao động có kỳ vọng nếu làm việc trong ngành đó thì sẽ có mức thu nhập cao và như vậy dễ dàng cho việc tuyển chọn lao

động giỏi để phát triển ngành đó. Để xác định chính xác mức tiền lương tối thiểu ngành cần dựa vào các yếu tố: Mức tiền lương tối thiểu, điền kiện lao động và mức độ phức tạp công việc của ngành, khả năng thỏa thuận của người lao động trong từng ngành và tầm quan trọng của ngành đó trong nền kinh tế quốc dân.

Từ đó, Chính phủ xây dựng và công bố mức lương tối thiểu phải đúng với nhu cầu thực tế cuộc sống ở thời điểm công bố. “Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng...”. Nếu mức lương tối thiểu đúng với nhu cầu thực tế ở thời điểm công bố sẽ có ý nghĩa rất quan trọng, làm khơi dậy tinh thần lao động của tất cả những người đang làm việc ở mọi lĩnh vực, không riêng gì trong các doanh nghiệp.

Về chế độ phụ cấp: Cần có những chế độ, chính sách phụ cấp hợp lý, đảm bảo trở thành những công cụ hữu hiệu để điều tiết quan hệ lao động, phản ánh đúng giá trị sức lao động. Tăng mức trợ cấp, bổ sung thêm các ngành nghề được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm và ban hành mới danh mục các ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại. Những yếu tố nào đã được tính vào trong lương, thì không quy định là phụ cấp để làm rõ vai trò của phụ cấp khác với vai trò của tiền lương.

Một phần của tài liệu luu-ban-nhap-tu-dong-8-17 (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w