9. Bố cục của luận văn
3.3.2 Với các cơ sở đào tạo ngành Thông tin – thư viện
-Tăng cường giảng dạy chuyên đề marketing trong hoạt động TT-TV
Để việc ứng dụng marketing tại các thư viện ngày càng phổ biến đòi hỏi CBTV phải hiểu về nó. Một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng này là các cơ sở đào tạo ngành TT-TV, nơi cung cấp nguồn nhân lực cho các thư viện, cần chú trọng nhiều hơn việc giảng dạy chuyên đề marketing. Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều cơ sở đào tạo ngành TT-TV, tuy nhiên, chỉ có một số ít cơ sở đào tạo giảng dạy về lĩnh vực marketing trong hoạt động TT-TV, ví dụ: Khoa TT-TV Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn , Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa TT-TV Trường Đại học Văn hòa hà Nội. Tại các cơ sở này, chuyên đề marketing được thiết kế nằm trong khung chương trình đào tạo bậc cử nhân, đối với bậc sau đại học không phải là môn học bắt buộc. Để làm tăng hiệu quả của việc trang bị kiến thức về marketing cho người học, không chỉ các chương trình đào tạo TT-TV bậc cử nhân trở lên mà các chương trình đào tạp TT-TV bậc cao đẳng cũng cần được bổ sung chuyên đề này.
Chuyên đề “marketing trong hoạt động TT-TV” nên được thiết lế thành một môn học độc lập và nên là môn học bắt buộc trong khung chương trình đào tạo.
-Thiết kế môn học giảng dạy kỹ năng nghề nghiệp thông tin – thư viện:
Hiện nay, trong khung chương trình đào tạo ngành TT-TV của các cơ sở đảo tạo đều chưa có môn học giúp ngưới học có kỹ năng nghề nghiệp như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn. Vì vậy, để người học có thể thích ứng một cách tốt hơn với công việc, các cơ sở đào tạo cần xây dựng chuyên đề về các kỹ năng nghề nghiệp này. Chuyên đề này có thể được thiết kế thành một môn học riêng biệt hoặc là một phần của mồn học, giúp người học, CBTV tương lai nắm bắt được tâm lý của NDT. Nội dung chuyên đề không chỉ là các kỹ năng gia tiếp và tư vấn thông thường mà phải hướng tới đặc trưng nghề nghiệp.