người tiêu dùng nông thôn.
Bước sang năm 2012, người tiêu dùng tiết kiệm nhiều hơn so với năm 2011. Giá nhiều mặt hàng tăng khiến cho người tiêu dùng chỉ mua những mặt hàng thiết yếu với giá cả tiết kiệm nhất. Do đó, các chương trình khuyến mại, giảm giá là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc thay đổi lựa chọn của người tiêu dùng. Người dân nông thôn, những người có thu nhập trung bình, thấp là các đối tượng rất nhạy cảm về giá. Họ sẵn sàng thay đổi địa điểm mua sắm nếu thấy chênh lệch giá dù phải di chuyển trên quãng đường xa hơn.
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu thông tin kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) thì nông thôn Việt Nam chiếm đến 70% tổng lượng tiêu thụ hàng hóa. Nông thôn cũng có số lượng khách hàng sẵn sàng mua sắm gấp 3 lần thành thị. Họ là những người tiêu dùng “chưa thông minh” hiểu biết về thị trường sản phẩm cũng như kinh nghiệm mua sắm còn ít và hạn chế, là những
người dễ tính, thích cái mới và giá rẻ. Chính họ là đối tượng giúp siêu thị cân bằng lượng bán giữa những sản phẩm cao cấp, bán chạy với những sản phẩm định vị ở phân khúc kém hấp dẫn hơn, giá rẻ hơn. Đặc biệt khi có khuyến mại xả hàng họ là khách mua chủ yếu giúp siêu thị giải phóng hàng tồn, cứu vốn để tiếp tục quay vòng.
Nhưng trên thực tế, một hạn chế rất lớn khi bán hàng cho người tiêu dùng nông thôn là họ ở quá xa siêu thị. Big C Hải Phòng đã giải quyết vấn đề này bằng cách tổ chức 17 tuyến xe buýt hoạt động liên tục 7 ngày trong tuần để đưa đón “thượng đế” từ 2 quận và 6/8 huyện ngoại thành (Q.Kiến An, Q.Đồ Sơn, An Dương, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng) đến siêu thị. Cách làm này đã phá bỏ những gò bó về phạm vị bán chủ yếu trong nội thành, mở rộng vùng bán, nâng số khách hàng ngoại thành đến mua sắm tại siêu thị lên 30% (2012) so với con số 25% (2011). Người dân rất hưởng ứng các tuyến xe buýt này. Họ thích thú coi chuyến đi Big C gần như một chuyến du lịch miễn phí. “Họ” ở đây còn bao gồm cả các học sinh cấp 2, cấp 3. Phần lớn các em chưa đi xa nhiều nên khi được ra siêu thị, tận mắt chứng kiến sự hiện đại, số lượng hàng hóa phong phú, nghệ thuật trưng bày tinh tế tại đây các em đã có ấn tượng tốt đẹp và mạnh mẽ. Các em hào hứng mua hàng và biến siêu thị thành địa điểm chụp hình lý tưởng. Rất hài lòng về cuộc thăm thú, có tới 90% trong số các em nói rằng các em đã kể lại niềm vui từ chuyến đi cho bạn bè, người thân và sẽ còn tiếp tục tới Big C mua sắm.
Những bà nội trợ ngoại thành chiếm tỉ lệ lớn, khoảng hơn 50% số khách di chuyển bằng xe buýt. Là “nữ tướng” trong gian bếp họ cũng đồng thời quán xuyến việc chi tiêu, mua sắm của gia đình. Họ thường đi thành tốp nhỏ 3 – 5 người, đi cùng con cái, chị em, bạn bè hoặc hàng xóm. Thực phẩm khô như gia vị, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, bánh kẹo cùng với xà phòng, các chất tẩy rửa là những mặt hàng chủ yếu trong giỏ hàng của họ. Lý giải về điều này, theo một khách hàng ở Tiên Lãng, tình hình kinh tế khó khăn khiến hầu bao bị thu hẹp
đáng kể, trong khi đó xã hội ngày càng phát triển thì đời sống ngày càng được nâng cao và càng chú trọng tới tính an toàn, thưởng ngoạn trong sinh hoạt. Họ muốn tranh thủ khuyến mại, giảm giá, thích mua hàng với bao gói lớn để tiết kiệm chi phí, thậm chí nhiều người còn mua hàng chung một hóa đơn để được lĩnh phiếu thưởng. Khi những hàng hóa này trong gia đình được sử dụng hết họ sẵn lòng chia sẻ với nhau và chờ tới đợt khuyến mại sau mới mua tiếp. Rõ ràng, bối cảnh kinh tế khó khăn và những chiến lược xúc tiến hỗn hợp của Big C đã tạo ra những thói quen tiêu dùng rất khác!