5. Kết cấu luận án
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Từ đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu đã nêu ở trên là cơ sở để xác định phương pháp thu thập số liệu cần thiết. Đó là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ Niêm giám thống kê tỉnh Bình Định và một số số liệu từ một số sở ban ngành của tỉnh. Các bản Niêm giám thống kê này được Cục Thống kê công bố từng năm và có lưu trữ trong Thư viện Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN và các cơ quan và đoàn thể của tỉnh Bình Định như Sở NN&PTNT, Hội nông dân. Do vậy, tính pháp lý và độ tin cậy có thể chấp nhận được. Khoảng thời gian của số liệu sẽ từ năm 1991 tới năm 2016, có tham khảo số liệu từ khi tái lập tỉnh. Ngoài ra NCS còn tham khảo số liệu điều tra nông nghiệp nông thôn của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Số liệu về giá trị sản xuất (GO) của tỉnh và các ngành đặc biệt là ngành nông nghiệp được tổng hợp từ mục Tài khoản Quốc gia của Niên giám thống kê tỉnh. Đơn vị tính là tỷ đồng theo giá 2010.
Số liệu về GRDP và giá trị gia tăng của các ngành được tổng hợp từ mục Tài khoản Quốc gia của Niên giám thống kê tỉnh. Đơn vị tính là tỷ đồng theo giá 2010.
Số liệu về vốn đầu tư phát triển trong mục Đầu tư và Xây dựng của Niên giám thống kê. Đơn vị tính là tỷ đồng và tính theo giá hiện hành và giá cố định năm 2010. Phần lao động ở trong phần dân số và lao động. Số lao động ở đây là số lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Có thể chia theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Đơn vị tính là số người.
Số liệu về chăn nuôi gồm:
GO chăn nuôi đại gia súc trong mục Nông lâm thủy sản của Niên giám thống kê và đơn vị tính là tỷ đồng theo giá hiện hành và 2010.
Số liệu chăn nuôi đại gia súc đơn vị tính con trong mục Nông lâm thủy sản của Niên giám thống kê của Cục Thống kê.
Số liệu hộ và trang trại chăn nuôi đại gia súc của tỉnh từ niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định.
Số liệu về diện tích đất đai chung và dành cho chăn nuôi đại gia súc lấy từ Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định.
Số liệu sơ cấp
Khảo sát các hộ chăn nuôi đại gia súc
Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu
Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Lý do lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện là nhằm tiết kiệm được thời gian, chi phí và xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Với phân tích hồi quy đa biến, theo Tabachnick và Fidell (1996) thì kích cỡ mẫu tối thiểu cần có để phân tích được tính theo công thức:
n = 50 + 8 x m
Với m: là số lượng biến độc lập trong mô hình n: là kích thước mẫu
Về nguyên tắc chung là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được để thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu này có 6 biến nên số mẫu cần thu thập ít nhất là 98 mẫu. Do đó trong bài nghiên cứu này tác giả đã thực hiện khảo sát là 175 mẫu.
Như vậy tác giả đã chọn ngẫu nhiên 175 hộ nông dân thuộc 7 huyện, gồm Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn và Phù Cát. Các huyện này bao gồm hai huyện miền núi, ba huyện đồng bằng và ven biển, một huyện đang đô thị hóa. Đây cũng là 7 huyện có quy mô đại gia súc chiếm tỷ lệ khá cao. Mỗi huyện sẽ khảo sát 25 hộ tương đương với 14,2% số phiếu.
Bảng hỏi điều tra
Bảng hỏi này nhằm thu thập thông tin để đáp ứng mục tiêu thu thập thông tin về kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi đại gia súc ở Bình Định cũng như các yếu tố đầu vào của họ. Đồng thời từ thông tin này không chỉ có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi đại gia súc. Phần câu hỏi khảo sát được chia thành 3 phần, gồm thông tin chung, hoạt động sản xuất của hộ và tiếp cận thông tin chính sách. Câu hỏi được thiết kế theo dạng định lượng
các tiêu chí và theo dạng một nhận định để hỏi về mức độ đồng ý của người được phỏng vấn, gồm đồng ý và không đồng ý.
Tổ chức điều tra: Điều tra được tổ chức từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2017. NCS cùng với các nhân viên của Cục Thống kê tỉnh Bình Định tiến hành khảo sát và phỏng vấn (phụ lục 2).
Với khảo sát ý kiến các nhà quản lý, các chuyên gia
NCS sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành này. NCS sẽ xây dựng phiếu điều tra với câu hỏi kín nhằm thu thập ý kiến đánh giá của chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc .
Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu
Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Lý do lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện là nhằm tiết kiệm được thời gian, chi phí và xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Vì phỏng vấn chuyên gia nên NCS chỉ lựa chọn 20 chuyên gia. Đây là các cán bộ làm ở Ban giám đốc sở, văn phòng, Chi cục Chăn nuôi Thú y, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Giống vật nuôi, Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn của Sở NN &PTNT tỉnh, các trưởng phòng NN&PTNT huyện.
Bảng hỏi điều tra
Bảng hỏi này nhằm thu thập thông tin để đáp ứng mục tiêu thu thập thông tin về đánh giá của các chuyên gia về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc của tỉnh. Phần câu hỏi khảo sát được chia thành 2 phần gồm thông tin chung và đánh giá nhân tố ảnh hưởng. Câu hỏi được thiết kế theo dạng định lượng các tiêu chí và theo dạng một nhận định để hỏi về mức độ đồng ý của người được phỏng vấn, gồm 11 mức từ 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ....10= ảnh hưởng lớn nhất.
Tổ chức điều tra
Điều tra được tổ chức từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2017. NCS cùng với các nhân viên của Cục Thống kê tỉnh Bình Định tiến hành khảo sát và phỏng vấn (phụ lục 1).
Kết luận chương 2
Chương này đã khái quát được đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định. Những đặc điểm này có nhiều điểm thuận lợi và thách thức cho sự phát triển chăn nuôi đại gia súc ở đây. Những thuận lợi như vị trí địa lý ở Nam trung Bộ với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đất đai, đất trồng cỏ phù hợp với ngành chăn nuôi này. Nghề chăn nuôi đại gia súc đã có từ lâu và người chăn nuôi có nhiều kinh nghiệm. Nền kinh tế phát triển nhanh tạo ra thị trường cho sự phát triển. Những khó khăn bao gồm: thời tiết khắc nghiệt kém thiên tai, địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn đã gây không ít khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và nhất là trong bố trí phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Những năm qua thường xuyên giá cả đầu vào và đầu ra của ngành chăn nuôi luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho người sản xuất, đã ảnh hưởng đến giá thành và hiệu quả chăn nuôi.
Các phương pháp nghiên cứu cũng được sử dụng trong luận án cũng được trình bày ở đây. Do đặc điểm của đề tài đòi hỏi phải tiếp cận theo nhiều cách khác nhau như cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận kinh tế học phát triển, tiếp cận vĩ mô, cách tiếp cận vùng và cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên. Luận án không sử dụng một phương pháp riêng biệt mà kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong, đặc biệt là kết hợp định tính và định lượng.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC TỈNH BÌNH ĐỊNH